(VTC News) - Ngoại trưởng Mỹ sắp thăm Việt Nam, Iraq cảnh báo al-Qaeda sang Syria tham chiến, Iran đòi Nga bồi thường 4 tỷ USD vì hủy hợp đồng tên lửa, … là những tin đáng chú ý trong ngày.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton ngày 5/7 đã rời Washington, lên đường tới thăm nhiều nước, trong đó có Việt Nam, và tham dự các diễn đàn khu vực ASEAN.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland ra thông cáo báo chí cho biết bà Clinton đã rời Washington, DC vào ngày 5/7 và dự kiến sẽ tới Pháp, Nhật, Mông Cổ, Việt Nam, Lào, Campuchia, Ai Cập và Israel.
Bà Clinton dự kiến tới Pháp vào ngày 6/7 để tham dự cuộc họp thứ 3 của Những người bạn của Syria. Tại cuộc họp này, Ngoại trưởng Mỹ sẽ tham khảo các đồng nghiệp về biện pháp gia tăng áp lực lên chính quyền của ông Assad và ủng hộ kế hoạch hòa bình do cựu Tổng thư ký LHQ Annan đề xuất.
Sau đó, bà sẽ tới Tokyo dự Hội nghị về Afghanistan, vào ngày 8/7, nơi bà sẽ tái cam kết hỗ trợ cho người dân Afghanistan trong “thập kỷ chuyển giao” bắt đầu vào năm 2015.
Sau khi tới Mông Cổ, bà Clinton dự kiến sẽ tới Hà Nội vào ngày 10/7 và dự kiến sẽ có các cuộc gặp với các lãnh đạo cấp cao Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoai giao Mỹ cho biết bà sẽ chứng kiến lễ ký kết nhiều thỏa thuận từ trao đổi giáo dục cho đến các hợp đồng thương mại và gặp gỡ các đại diện của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ.
Iran đòi Nga bồi thường 4 tỷ USD vì huỷ hợp đồng tên lửa
Bộ Quốc phòng và Tổ chức công nghiệp hàng không vũ trụ Iran đã phát đơn kiện yêu cầu Rosoboronexport, tập đoàn vũ khí nhà nước của Nga, bồi thường 4 tỷ USD vì huỷ bỏ một thoả thuận mua bán tên lửa.
Đơn kiện đã được phía Iran nộp lên một toà án quốc tế ở Geneva, Thuỵ Sĩ, Rosoboronexport cho biết trong một báo cáo thường niên.
“Vụ việc đã được khởi động hôm 13/4/2011. Mục đích của đơn kiện là bồi thường các thiệt hại xấp xỉ 4 tỷ USD nhằm thực thi các bổn phận của việc chuyên giao hàng hoá đặc biệt”, báo cáo viết.
Các thủ tục tố tụng chưa được bắt đầu, báo cáo cho biết thêm.
Hồi tháng 6/2010, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran, trong đó có việc cấm vận chuyển vũ khí.
Nga sau đó đã huỷ một hợp đồng nhằm chuyển giao các tên lửa S-300 cho Iran, và trả lại 166,8 triệu USD tiền đặt cọc.
Anh sẽ giảm 20.000 quân chính quy đến năm 2020
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond cho biết quân đội nước này đang có kế hoạch cắt giảm 17 đơn vị chủ lực với 20.000 quân chính quy từ nay đến năm 2020.
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội, Bộ trưởng Hammond nói: "Sau một thập kỷ hoạt động bền bỉ, chúng ta cần phải thay đổi quân đội và xây dựng một lực lượng cân bằng, tinh nhuệ và có khả năng thích ứng cao sẵn sàng đối mặt với tương lai."
Ông Hammond khẳng định quân đội Anh của năm 2020 sẽ là một đội quân linh hoạt và cơ động, được đào tạo bài bản, được trang bị và chu cấp đầy đủ. Quân đội Anh sẽ trở thành "một cỗ máy chiến đấu hiện đại, tiên tiến."
Trong số 17 đơn vị nói trên có bốn tiểu đoàn bộ binh, gồm Tiểu đoàn số 2 thuộc Trung đoàn Bộ binh Hoàng gia, Tiểu đoàn số 2 thuộc Trung đoàn Yorkshire, Tiểu đoàn số 3 thuộc Trung đoàn Mercian và Tiểu đoàn.
Nhật phê chuẩn lệnh cấm chuyến bay thuê từ Syria
Theo hãng Kyodo, Nhật Bản ngày 6/7 đã quyết định cấm các chuyến bay thuê từ quốc gia đang chìm ngập trong bạo lực Syria, như một phần trong các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn nhằm vào chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad do Damascus vẫn tái diễn hành động trấn áp phe đối lập.
Phát biểu trong một cuộc họp báo sau khi Nội các phê chuẩn lệnh cấm trên, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura nói: "Tôi hy vọng những biện pháp mà chúng tôi đưa ra sẽ đóng góp vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt tình trạng đổ máu ở Syria".
Một nguồn tin Chính phủ Nhật Bản nhận định trong bối cảnh hiện tại cũng như tương lai không có chuyến bay nào như vậy, lệnh cấm trên là một biện pháp mang ý nghĩa tượng trưng nhằm thể hiện sự phản đối kiên quyết của Tokyo đối với chính quyền Assad.
Thuyền trưởng tàu "Titanic đệ nhị" được trả tự do
Một thẩm phán Ý ngày 5/7 đã bỏ lệnh quản thúc tại gia với Francesco Schettino - thuyền trưởng tàu Costa Concordia từng bị lật úp vào tháng 1 khiến 32 người chết.
Hãng tin Ý ANSA nói Schettino giờ chỉ còn bị giới hạn phạm vi đi lại trong thị trấn quê ông, Meta di Sorrento.
Schettino hiện đang bị điều tra với các tội danh giết nhiều người, rời bỏ nhiệm sở trước khi sơ tán hết 4.200 hành khách và thủy thủ đoàn và không liên lạc đầy đủ với nhà chức trách hàng hải.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình phát vào tối 4/7, Schettino tuyên bố ông đã có một kế hoạch mạo hiểm để cứu con tàu khỏi “một vụ thảm sát”.
“Nếu tôi tiếp tục tuyến đường như cũ, con tàu có lẽ đã đâm thẳng vào mỏm đá và đó đã trở thành một cuộc thảm sát”, Schettino viết trong một lá thư cho các luật sư. “Bàn tay thánh thần nào đó hẳn đã chạm vào tay tôi. Nhưng có những kẻ lại cho rằng tai nạn xảy ra vì tôi bị ảo giác. Ảo giác gì chứ! Chính nhờ bản năng của tôi, kỹ thuật của tôi và hiểu biết về biển cả đã khiến tôi thình lình đổi hướng”.
Với những cáo buộc về việc bỏ tàu, Schettino nói ông không cố tình mà “bị ngã” vào một thuyền cứu sinh. Chiếc thuyền này sau đó đã đưa ông lên bờ an toàn bất chấp hàng trăm hành khách còn ở trên con tàu lúc bị nạn.
Iraq cảnh báo al-Qaeda sang Syria tham chiến
Chính phủ Iraq cảnh báo hôm 5/7 rằng lực lượng khủng bố al-Qaeda đang đổ xô đến Syria để tham gia chiến sự tại đây, AP đưa tin.
Các phần tử Hồi giáo cực đoan đang hối hả gia nhập lực lượng nổi dậy chống tổng thống Syria Bashar al-Assad trong bối cảnh xung đột tại quốc gia Trung Đông này đã kéo dài 16 tháng qua.
Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari bày tỏ lo ngại rằng hiện tượng các phần tử Hồi giáo cực đoan đổ bộ vào Syria có nguy cơ gây ra bất ổn cho toàn khu vực.
"Chúng tôi có những nguồn tin chắc chắn cho biết thành viên của tổ chức khủng bố al-Qaeda đã tràn sang quốc gia láng giềng Syria”, ông Zebari phát biểu trong một cuộc họp báo tại thủ đô Baghdad.
Nga bác tin sẽ cho tổng thống Syria Assad tị nạn
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 5/7 khẳng định Mátxcơva không có ý định cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad tị nạn chính trị, đồng thời gọi những tin đồn như vậy là trò đùa.
Trong các cuộc tiếp xúc gần đây với những người đồng cấp nước ngoài về vấn đề Syria, Ngoại trưởng Lavrov ngạc nhiên khi biết rằng một số nước muốn thuyết phục Nga tiếp nhận ông Assad và rằng "điều đó sẽ giúp giải quyết mọi vấn đề của người dân Syria".
Tuy nhiên, phát biểu với báo giới sau cuộc gặp người đồng cấp Đức Guido Westerwelle, Ngoại trưởng Lavrov khẳng định những tin đồn như vậy là không đúng nhằm đánh lạc hướng dư luận và gây hiểu nhầm về quan điểm của Mátxcơva.
'Philippines không nhờ máy bay Mỹ giám sát biển'
Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm qua bác tin ông muốn nhờ máy bay do thám Mỹ hỗ trợ hoạt động giám sát khu vực tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.
Phát biểu trước các phóng viên hôm qua, ông Aquino nói rằng Philippines có tàu và phi cơ để giám sát bãi cạn Scarborough, nơi đang có tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh.
Theo nhà lãnh đạo Philippines, trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây ông chỉ đề cập tới khả năng Manila sẽ kêu gọi sự giúp đỡ của máy bay Mỹ khi thấy cần thiết, AFP đưa tin.
Giới phân tích nhận định những thông tin về việc Philippines nhờ máy bay do thám Mỹ giám sát bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham có thể khiến Trung Quốc lo ngại, bởi Bắc Kinh từng cảnh báo Manila không nên thực hiện những hành động gây hấn trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông giữa hai nước.
“Nếu các vị nghe lại nội dung của cuộc phỏng vấn, các vị sẽ thấy tôi nói rằng chúng tôi có thể yêu cầu Mỹ giúp. Mỹ và Philippines có hiệp ước phòng thủ chung.
Vì thế tôi nghĩ tôi có thể yêu cầu họ hỗ trợ để tăng mức độ cảnh giác đối với tình hình trên Biển Đông”, ông Aquino nói thêm.
Đỗ Hường (tổng hợp)
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton ngày 5/7 đã rời Washington, lên đường tới thăm nhiều nước, trong đó có Việt Nam, và tham dự các diễn đàn khu vực ASEAN.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland ra thông cáo báo chí cho biết bà Clinton đã rời Washington, DC vào ngày 5/7 và dự kiến sẽ tới Pháp, Nhật, Mông Cổ, Việt Nam, Lào, Campuchia, Ai Cập và Israel.
Bà Clinton dự kiến tới Pháp vào ngày 6/7 để tham dự cuộc họp thứ 3 của Những người bạn của Syria. Tại cuộc họp này, Ngoại trưởng Mỹ sẽ tham khảo các đồng nghiệp về biện pháp gia tăng áp lực lên chính quyền của ông Assad và ủng hộ kế hoạch hòa bình do cựu Tổng thư ký LHQ Annan đề xuất.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton |
Sau đó, bà sẽ tới Tokyo dự Hội nghị về Afghanistan, vào ngày 8/7, nơi bà sẽ tái cam kết hỗ trợ cho người dân Afghanistan trong “thập kỷ chuyển giao” bắt đầu vào năm 2015.
Sau khi tới Mông Cổ, bà Clinton dự kiến sẽ tới Hà Nội vào ngày 10/7 và dự kiến sẽ có các cuộc gặp với các lãnh đạo cấp cao Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoai giao Mỹ cho biết bà sẽ chứng kiến lễ ký kết nhiều thỏa thuận từ trao đổi giáo dục cho đến các hợp đồng thương mại và gặp gỡ các đại diện của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ.
Iran đòi Nga bồi thường 4 tỷ USD vì huỷ hợp đồng tên lửa
Bộ Quốc phòng và Tổ chức công nghiệp hàng không vũ trụ Iran đã phát đơn kiện yêu cầu Rosoboronexport, tập đoàn vũ khí nhà nước của Nga, bồi thường 4 tỷ USD vì huỷ bỏ một thoả thuận mua bán tên lửa.
Đơn kiện đã được phía Iran nộp lên một toà án quốc tế ở Geneva, Thuỵ Sĩ, Rosoboronexport cho biết trong một báo cáo thường niên.
Tổ hợp tên lửa S-300 của Nga |
“Vụ việc đã được khởi động hôm 13/4/2011. Mục đích của đơn kiện là bồi thường các thiệt hại xấp xỉ 4 tỷ USD nhằm thực thi các bổn phận của việc chuyên giao hàng hoá đặc biệt”, báo cáo viết.
Các thủ tục tố tụng chưa được bắt đầu, báo cáo cho biết thêm.
Hồi tháng 6/2010, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran, trong đó có việc cấm vận chuyển vũ khí.
Nga sau đó đã huỷ một hợp đồng nhằm chuyển giao các tên lửa S-300 cho Iran, và trả lại 166,8 triệu USD tiền đặt cọc.
Anh sẽ giảm 20.000 quân chính quy đến năm 2020
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond cho biết quân đội nước này đang có kế hoạch cắt giảm 17 đơn vị chủ lực với 20.000 quân chính quy từ nay đến năm 2020.
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội, Bộ trưởng Hammond nói: "Sau một thập kỷ hoạt động bền bỉ, chúng ta cần phải thay đổi quân đội và xây dựng một lực lượng cân bằng, tinh nhuệ và có khả năng thích ứng cao sẵn sàng đối mặt với tương lai."
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond |
Ông Hammond khẳng định quân đội Anh của năm 2020 sẽ là một đội quân linh hoạt và cơ động, được đào tạo bài bản, được trang bị và chu cấp đầy đủ. Quân đội Anh sẽ trở thành "một cỗ máy chiến đấu hiện đại, tiên tiến."
Trong số 17 đơn vị nói trên có bốn tiểu đoàn bộ binh, gồm Tiểu đoàn số 2 thuộc Trung đoàn Bộ binh Hoàng gia, Tiểu đoàn số 2 thuộc Trung đoàn Yorkshire, Tiểu đoàn số 3 thuộc Trung đoàn Mercian và Tiểu đoàn.
Nhật phê chuẩn lệnh cấm chuyến bay thuê từ Syria
Theo hãng Kyodo, Nhật Bản ngày 6/7 đã quyết định cấm các chuyến bay thuê từ quốc gia đang chìm ngập trong bạo lực Syria, như một phần trong các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn nhằm vào chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad do Damascus vẫn tái diễn hành động trấn áp phe đối lập.
Ông Osamu Fujimura, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản |
Phát biểu trong một cuộc họp báo sau khi Nội các phê chuẩn lệnh cấm trên, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura nói: "Tôi hy vọng những biện pháp mà chúng tôi đưa ra sẽ đóng góp vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt tình trạng đổ máu ở Syria".
Một nguồn tin Chính phủ Nhật Bản nhận định trong bối cảnh hiện tại cũng như tương lai không có chuyến bay nào như vậy, lệnh cấm trên là một biện pháp mang ý nghĩa tượng trưng nhằm thể hiện sự phản đối kiên quyết của Tokyo đối với chính quyền Assad.
Thuyền trưởng tàu "Titanic đệ nhị" được trả tự do
Một thẩm phán Ý ngày 5/7 đã bỏ lệnh quản thúc tại gia với Francesco Schettino - thuyền trưởng tàu Costa Concordia từng bị lật úp vào tháng 1 khiến 32 người chết.
Hãng tin Ý ANSA nói Schettino giờ chỉ còn bị giới hạn phạm vi đi lại trong thị trấn quê ông, Meta di Sorrento.
Schettino hiện đang bị điều tra với các tội danh giết nhiều người, rời bỏ nhiệm sở trước khi sơ tán hết 4.200 hành khách và thủy thủ đoàn và không liên lạc đầy đủ với nhà chức trách hàng hải.
Thuyền trưởng Francesco Schettino |
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình phát vào tối 4/7, Schettino tuyên bố ông đã có một kế hoạch mạo hiểm để cứu con tàu khỏi “một vụ thảm sát”.
“Nếu tôi tiếp tục tuyến đường như cũ, con tàu có lẽ đã đâm thẳng vào mỏm đá và đó đã trở thành một cuộc thảm sát”, Schettino viết trong một lá thư cho các luật sư. “Bàn tay thánh thần nào đó hẳn đã chạm vào tay tôi. Nhưng có những kẻ lại cho rằng tai nạn xảy ra vì tôi bị ảo giác. Ảo giác gì chứ! Chính nhờ bản năng của tôi, kỹ thuật của tôi và hiểu biết về biển cả đã khiến tôi thình lình đổi hướng”.
Với những cáo buộc về việc bỏ tàu, Schettino nói ông không cố tình mà “bị ngã” vào một thuyền cứu sinh. Chiếc thuyền này sau đó đã đưa ông lên bờ an toàn bất chấp hàng trăm hành khách còn ở trên con tàu lúc bị nạn.
Iraq cảnh báo al-Qaeda sang Syria tham chiến
Chính phủ Iraq cảnh báo hôm 5/7 rằng lực lượng khủng bố al-Qaeda đang đổ xô đến Syria để tham gia chiến sự tại đây, AP đưa tin.
Các phần tử Hồi giáo cực đoan đang hối hả gia nhập lực lượng nổi dậy chống tổng thống Syria Bashar al-Assad trong bối cảnh xung đột tại quốc gia Trung Đông này đã kéo dài 16 tháng qua.
Ngoại trưởng Iraq cảnh báo tổ chức khủng bố al - Qaeda đang đổ bộ sang tham chiến tại Syria |
Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari bày tỏ lo ngại rằng hiện tượng các phần tử Hồi giáo cực đoan đổ bộ vào Syria có nguy cơ gây ra bất ổn cho toàn khu vực.
"Chúng tôi có những nguồn tin chắc chắn cho biết thành viên của tổ chức khủng bố al-Qaeda đã tràn sang quốc gia láng giềng Syria”, ông Zebari phát biểu trong một cuộc họp báo tại thủ đô Baghdad.
Nga bác tin sẽ cho tổng thống Syria Assad tị nạn
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 5/7 khẳng định Mátxcơva không có ý định cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad tị nạn chính trị, đồng thời gọi những tin đồn như vậy là trò đùa.
Trong các cuộc tiếp xúc gần đây với những người đồng cấp nước ngoài về vấn đề Syria, Ngoại trưởng Lavrov ngạc nhiên khi biết rằng một số nước muốn thuyết phục Nga tiếp nhận ông Assad và rằng "điều đó sẽ giúp giải quyết mọi vấn đề của người dân Syria".
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov |
Tuy nhiên, phát biểu với báo giới sau cuộc gặp người đồng cấp Đức Guido Westerwelle, Ngoại trưởng Lavrov khẳng định những tin đồn như vậy là không đúng nhằm đánh lạc hướng dư luận và gây hiểu nhầm về quan điểm của Mátxcơva.
'Philippines không nhờ máy bay Mỹ giám sát biển'
Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm qua bác tin ông muốn nhờ máy bay do thám Mỹ hỗ trợ hoạt động giám sát khu vực tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.
Phát biểu trước các phóng viên hôm qua, ông Aquino nói rằng Philippines có tàu và phi cơ để giám sát bãi cạn Scarborough, nơi đang có tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh.
Theo nhà lãnh đạo Philippines, trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây ông chỉ đề cập tới khả năng Manila sẽ kêu gọi sự giúp đỡ của máy bay Mỹ khi thấy cần thiết, AFP đưa tin.
Tổng thống Benigno Aquino của Philippines |
Giới phân tích nhận định những thông tin về việc Philippines nhờ máy bay do thám Mỹ giám sát bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham có thể khiến Trung Quốc lo ngại, bởi Bắc Kinh từng cảnh báo Manila không nên thực hiện những hành động gây hấn trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông giữa hai nước.
“Nếu các vị nghe lại nội dung của cuộc phỏng vấn, các vị sẽ thấy tôi nói rằng chúng tôi có thể yêu cầu Mỹ giúp. Mỹ và Philippines có hiệp ước phòng thủ chung.
Vì thế tôi nghĩ tôi có thể yêu cầu họ hỗ trợ để tăng mức độ cảnh giác đối với tình hình trên Biển Đông”, ông Aquino nói thêm.
Đỗ Hường (tổng hợp)
Bình luận