(VTC News) - Nga đưa tàu ngầm mạnh nhất vào trực chiến, lộ diện nghi phạm vụ đánh bom thứ 2 ở Nga là những tin đáng chú ý ngày cuối cùng của năm 2013.
Nga đưa tàu ngầm mạnh nhất vào trực chiến
Hai tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới nhất của Nga là Yury Dolgoruky và Alexander Nevsky đã gia nhập Hạm đội phương Bắc vào hôm 30/12, để thực hiện nhiệm vụ trực chiến trên vùng Bắc Cực.
RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các tàu ngầm lớp Borey Yury Dolgoruky được chuyển giao cho lực lượng Hải quân Nga hồi tháng 1/2013, trong khi tàu ngầm thứ hai cùng loại là Alexander Nevsky mới đưa vào phục vụ hôm 23/12 vừa qua.
Cả hai tàu ngầm tối tân của Nga hiện nay được biên chế vào căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội phương Bắc tại Gadzhiyevo, vùng Murmansk.
Borey là lớp tàu ngầm tên lửa đạn đạo đầu tiên thời hậu Xô Viết, được cho là xương sống của hạm đội tàu ngầm chiến lược Nga hiện tại và tương lai, thay thế lớp tàu ngầm già cỗi Typhoon, Delta-3, và Delta-4.
Tàu ngầm lớp Borey thứ 3 – Vladimir Monomakh đang trong giai đoạn chờ thử nghiệm. Bộ Quốc phòng Nga đặt mục tiêu đưa 8 chiếc tàu ngầm lớp Borey vào biên chế trước năm 2020. Tàu ngầm hạt nhân lớp Borey có chiều dài 170 m, chiều ngang 13,5 m, khả năng lặn sâu 450 m, tốc độ di chuyển ngập nước 29 hải lý/giờ.Loạt tàu ngầm này được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava.
Hàn Quốc giải cứu tàu cá Triều Tiên gặp nạn
Một tàu cá Triều Tiên hôm qua trôi dạt trên biển do hỏng động cơ và được hải quân Hàn Quốc giải cứu. Yonhap dẫn một nguồn tin quân sự cho biết: “Một tàu hải quân Hàn Quốc đã tìm thấy tàu cá Triều Tiên ở cách đảo Ulleung 96 km về phía đông bắc vào khoảng 16h”.
Nguồn tin trên cho biết thêm, dường như tàu cá của nước láng giềng đang bị hỏng động cơ. Con tàu, được cho là đang chở nhiều ngư dân, đã băng qua Đường Giới hạn Phía bắc (NLL), biên giới hàng hải liên Triều, 16 km về phía nam.
Hôm qua, 15 thủy thủ của Triều Tiên cũng được lực lượng hàng hải Trung Quốc giải cứu sau khi tàu chở hàng của họ bị chìm ở vùng biển gần cảng của thành phố đông bắc Đại Liên. Nguyên nhân khiến con tàu chở hàng cắm cờ Campuchia gặp nạn là do đâm phải đá ngầm.
Trung Quốc: Bạo lực ở Tân Cương do "tôn giáo cực đoan"
Ngày 31/12, chính quyền Trung Quốc khẳng định 9 người “tấn công khủng bố” ở Tân Cương phạm tội “quảng bá chủ nghĩa tôn giáo cực đoan”. Tuy nhiên các tổ chức người Uighur ở nước ngoài kêu gọi điều tra độc lập ở Tân Cương.
Hôm qua 30/12, cảnh sát Tân Cương đã bắn chết 8 người và bắt giữ 1 người trong một vụ tấn công đồn cảnh sát ở huyện Yarkand gần thành phố Kashgar ở miền nam Tân Cương. Cảnh sát đã thu giữ 25 quả bom tự tạo và 9 con dao sau vụ tấn công.
Điều tra cho thấy nhóm này, dẫn đầu là Usman Barat và Abdugheni Abdukhadir, đã thu thập nhiều video với nội dung khủng bố và tuyên truyền chủ nghĩa tôn giáo cực đoan. Cảnh sát cho biết nhóm này còn gây quỹ, chế tạo và thử nghiệm thuốc nổ để chuẩn bị cho các vụ tấn công khủng bố. Chiếu theo tên tuổi, họ có thể là người Uighur.
Tại Tân Cương, người Uighur chiếm 46% dân số trong khi 39% là người Hán. Tuy nhiên người Hán kiểm soát toàn bộ nền kinh tế vùng này. Căng thẳng giữa đôi bên đã kéo dài nhiều năm.
Lộ diện nghi phạm vụ đánh bom thứ 2 ở Volgograd
Đài Tiếng nói nước Nga ngày 30/12 đưa tin, theo thông tin ban đầu, nghi phạm gây ra vụ đánh bom xe điện chở khách ở phía nam thành phố Volgograd của Nga sáng 30/12 làm ít nhất 14 người thiệt mạng và hơn 20 người khác bị thương đã được xác định.
Nghi phạm của vụ đánh bom thứ 2 ở Volgograd là Pavel Pechenkin, 32 tuổi, tên này từng có thời gian làm công việc hỗ trợ y tế.
Pavel Pechenkin sinh ra ở thị trấn Volzhsk tại Cộng hòa Mari El và hiện là thành viên của nhóm Buinaksk hoạt động tại Dagestan.
Một nguồn tin từ cơ quan thực thi pháp luật cho hay, mùa xuân năm 2012, tên này gia nhập nhóm phiến quân tại Dagestan sau khi cải sang đạo Hồi, đồng thời đổi tên thành Ansar ar-Rusi.
Nhà chức trách địa phương cho hay, những kẻ tham gia đánh bom tự sát sẽ được xác định sau các thử nghiệm ADN. Cha của Pavel, ông Nokolai đã tình nguyện hiến máu để phục vụ công tác giám định.
Trung Quốc từ chối đối thoại với Nhật
Ngày 30/12, Bắc Kinh tuyên bố các lãnh đạo Trung Quốc sẽ không có bất kỳ cuộc đối thoại nào với thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho đến khi ông Abe sữa chữa lỗi lầm đã gây ra qua chuyến viếng thăm đền Yasukuni, ở Tokyo hồi tuần trước.
Đây là tín hiệu mới nhất cho thấy quan hệ ngoại giao hai nước đang rất căng thẳng. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng kết quả căng thẳng ngoại giao giữa Trung-Nhật ngày càng leo thang là do ông Abe đã tự gây ra.
Bắc Kinh cáo buộc ông Abe đang “chơi nước đôi” khi vừa muốn cải thiện mối quan hệ song phương nhưng lại không quan tâm đến lợi ích của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu ông Abe phải thừa nhận những lỗi lầm của mình với chính phủ cũng như nhân dân Trung Quốc và phải sửa sai ngay lập tức.
Trung Quốc gửi chiến hạm tới Syria
Trung Quốc đang đưa các tàu chiến tới Syria để tham gia dời chuyển vũ khí hóa học ra khỏi Syria, trong một sứ mạng mà giới truyền thông Trung Quốc cho là "sứ mạng đầu tiên" của hải quân nước này ở Ðịa Trung Hải.
Bắc Kinh đã quảng bá động tác này như một sự biểu dương vai trò của một thành phần có trách nhiệm đối với hòa bình thế giới.
Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ gửi các chiến hạm đi hộ tống các tàu container của Ðan Mạch và Na Uy từ Syria đến một cảng của Italia ở Ðịa Trung Hải.
Trần Khải, Tổng thư ký Hội Kiểm soát và Giải trừ Vũ khí của Trung Quốc, nói sứ mạng này cũng sẽ có tác dụng tập huấn, bởi vì biển Ðịa Trung Hải vẫn còn là một địa bàn xa lạ đối với hải quân Trung Quốc.
Ông cho biết Trung Quốc đã thu thập kinh nghiệm hữu ích bằng cách bố trí tàu chiến của hải quân ở Tây Ấn Ðộ Dương để chống hải tặc và nay đang đưa kinh nghiệm đó vào thực tế ở các vùng nước khác.
Iraq: 40 nghị sỹ từ chức phản đối giải tán biểu tình
Trong một cuộc họp báo được phát trên truyền hình, các nghị sỹ thuộc Liên minh thống nhất Motahidoon của người Sunni cũng yêu cầu quân đội rút lực lượng khỏi trại biểu tình tại khu vực Ramadi, phía Tây thủ đô Baghdad, đồng thời phóng thích nghị sỹ Ahmed al-Alwani, bị bắt giữ hôm 28/12 vừa qua.
Động thái trên diễn ra chỉ vài giờ sau khi xung đột bùng phát tại trại biểu tình Ramadi, nơi người Hồi giáo Sunni đã tập trung hơn 1 năm qua nhằm phản đối các chính sách kỳ thị người Sunni của chính phủ đương nhiệm.
Hàng trăm tay súng và người biểu tình đã đụng độ với lực lượng an ninh, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và 30 người bị thương. Bạo lực cũng đã lan tới thành phố Fallujah lân cận.
Động đất mạnh 5,4 độ Richter rung chuyển Nhật Bản
Sáng 31/12, Cơ quan khí tượng Nhật Bản cho biết một trận động đất mạnh 5,4 độ Richter đã làm rung chuyển miền Đông và Đông Bắc nước này.
Trận động đất diễn ra lúc 10h03 giờ địa phương, 8 phút sau khi xảy ra một trận động đất nhẹ với cường độ 3,6 độ Richter cũng tại khu vực này, khiến một phần của đường cao tốc Joban bị phong tỏa trong thời gian ngắn đề kiểm tra độ an toàn.
Tâm chấn ở độ sâu 10km tại huyện Ibaraki, với vị trí được xác định ban đầu là 36,7 độ vĩ Bắc và 140,7 độ kinh Đông.
Rung chấn có thể được cảm nhận ở các huyện Đông Bắc Nhật Bản như Myagi, Fukushima và thủ đô Tokyo. Tuy nhiên, không có bất cứ cảnh báo nào về sóng thần hay thông tin về thiệt hại do trận động đất này gây ra.
Tùy Phong (tổng hợp)
Nga đưa tàu ngầm mạnh nhất vào trực chiến
Hai tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới nhất của Nga là Yury Dolgoruky và Alexander Nevsky đã gia nhập Hạm đội phương Bắc vào hôm 30/12, để thực hiện nhiệm vụ trực chiến trên vùng Bắc Cực.
RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các tàu ngầm lớp Borey Yury Dolgoruky được chuyển giao cho lực lượng Hải quân Nga hồi tháng 1/2013, trong khi tàu ngầm thứ hai cùng loại là Alexander Nevsky mới đưa vào phục vụ hôm 23/12 vừa qua.
Tàu ngầm Yury Dolgoruky của Nga |
Borey là lớp tàu ngầm tên lửa đạn đạo đầu tiên thời hậu Xô Viết, được cho là xương sống của hạm đội tàu ngầm chiến lược Nga hiện tại và tương lai, thay thế lớp tàu ngầm già cỗi Typhoon, Delta-3, và Delta-4.
Tàu ngầm lớp Borey thứ 3 – Vladimir Monomakh đang trong giai đoạn chờ thử nghiệm. Bộ Quốc phòng Nga đặt mục tiêu đưa 8 chiếc tàu ngầm lớp Borey vào biên chế trước năm 2020. Tàu ngầm hạt nhân lớp Borey có chiều dài 170 m, chiều ngang 13,5 m, khả năng lặn sâu 450 m, tốc độ di chuyển ngập nước 29 hải lý/giờ.Loạt tàu ngầm này được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava.
Hàn Quốc giải cứu tàu cá Triều Tiên gặp nạn
Một tàu cá Triều Tiên hôm qua trôi dạt trên biển do hỏng động cơ và được hải quân Hàn Quốc giải cứu. Yonhap dẫn một nguồn tin quân sự cho biết: “Một tàu hải quân Hàn Quốc đã tìm thấy tàu cá Triều Tiên ở cách đảo Ulleung 96 km về phía đông bắc vào khoảng 16h”.
15 thuyền viên Triều Tiên được lực lượng cứu hộ Trung Quốc giải cứu bằng trực thăng |
Hôm qua, 15 thủy thủ của Triều Tiên cũng được lực lượng hàng hải Trung Quốc giải cứu sau khi tàu chở hàng của họ bị chìm ở vùng biển gần cảng của thành phố đông bắc Đại Liên. Nguyên nhân khiến con tàu chở hàng cắm cờ Campuchia gặp nạn là do đâm phải đá ngầm.
Trung Quốc: Bạo lực ở Tân Cương do "tôn giáo cực đoan"
Ngày 31/12, chính quyền Trung Quốc khẳng định 9 người “tấn công khủng bố” ở Tân Cương phạm tội “quảng bá chủ nghĩa tôn giáo cực đoan”. Tuy nhiên các tổ chức người Uighur ở nước ngoài kêu gọi điều tra độc lập ở Tân Cương.
Hôm qua 30/12, cảnh sát Tân Cương đã bắn chết 8 người và bắt giữ 1 người trong một vụ tấn công đồn cảnh sát ở huyện Yarkand gần thành phố Kashgar ở miền nam Tân Cương. Cảnh sát đã thu giữ 25 quả bom tự tạo và 9 con dao sau vụ tấn công.
Cảnh sát Trung Quốc tuần tra ở Tân Cương |
Tại Tân Cương, người Uighur chiếm 46% dân số trong khi 39% là người Hán. Tuy nhiên người Hán kiểm soát toàn bộ nền kinh tế vùng này. Căng thẳng giữa đôi bên đã kéo dài nhiều năm.
Lộ diện nghi phạm vụ đánh bom thứ 2 ở Volgograd
Đài Tiếng nói nước Nga ngày 30/12 đưa tin, theo thông tin ban đầu, nghi phạm gây ra vụ đánh bom xe điện chở khách ở phía nam thành phố Volgograd của Nga sáng 30/12 làm ít nhất 14 người thiệt mạng và hơn 20 người khác bị thương đã được xác định.
Nghi phạm của vụ đánh bom thứ 2 ở Volgograd là Pavel Pechenkin, 32 tuổi, tên này từng có thời gian làm công việc hỗ trợ y tế.
Pavel Pechenkin, nghi phạm vụ đánh bom xe ở Volgograd |
Một nguồn tin từ cơ quan thực thi pháp luật cho hay, mùa xuân năm 2012, tên này gia nhập nhóm phiến quân tại Dagestan sau khi cải sang đạo Hồi, đồng thời đổi tên thành Ansar ar-Rusi.
Nhà chức trách địa phương cho hay, những kẻ tham gia đánh bom tự sát sẽ được xác định sau các thử nghiệm ADN. Cha của Pavel, ông Nokolai đã tình nguyện hiến máu để phục vụ công tác giám định.
Trung Quốc từ chối đối thoại với Nhật
Ngày 30/12, Bắc Kinh tuyên bố các lãnh đạo Trung Quốc sẽ không có bất kỳ cuộc đối thoại nào với thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho đến khi ông Abe sữa chữa lỗi lầm đã gây ra qua chuyến viếng thăm đền Yasukuni, ở Tokyo hồi tuần trước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương |
Bắc Kinh cáo buộc ông Abe đang “chơi nước đôi” khi vừa muốn cải thiện mối quan hệ song phương nhưng lại không quan tâm đến lợi ích của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu ông Abe phải thừa nhận những lỗi lầm của mình với chính phủ cũng như nhân dân Trung Quốc và phải sửa sai ngay lập tức.
Trung Quốc gửi chiến hạm tới Syria
Trung Quốc đang đưa các tàu chiến tới Syria để tham gia dời chuyển vũ khí hóa học ra khỏi Syria, trong một sứ mạng mà giới truyền thông Trung Quốc cho là "sứ mạng đầu tiên" của hải quân nước này ở Ðịa Trung Hải.
Bắc Kinh đã quảng bá động tác này như một sự biểu dương vai trò của một thành phần có trách nhiệm đối với hòa bình thế giới.
Máy bay trực và tàu chiến của hải quân Trung Quốc |
Trần Khải, Tổng thư ký Hội Kiểm soát và Giải trừ Vũ khí của Trung Quốc, nói sứ mạng này cũng sẽ có tác dụng tập huấn, bởi vì biển Ðịa Trung Hải vẫn còn là một địa bàn xa lạ đối với hải quân Trung Quốc.
Ông cho biết Trung Quốc đã thu thập kinh nghiệm hữu ích bằng cách bố trí tàu chiến của hải quân ở Tây Ấn Ðộ Dương để chống hải tặc và nay đang đưa kinh nghiệm đó vào thực tế ở các vùng nước khác.
Iraq: 40 nghị sỹ từ chức phản đối giải tán biểu tình
Ngày 30/12, 44 nghị sỹ Iraq thông báo từ chức sau khi lực lượng an ninh giải tán một điểm biểu tình chống chính phủ của người Hồi giáo dòng Sunni và bắt giữ một nhà lập pháp tại tỉnh Anbar, miền Tây nước này.
Khói bốc lên sau xung đột tại Ramadi ngày 30/12 |
Động thái trên diễn ra chỉ vài giờ sau khi xung đột bùng phát tại trại biểu tình Ramadi, nơi người Hồi giáo Sunni đã tập trung hơn 1 năm qua nhằm phản đối các chính sách kỳ thị người Sunni của chính phủ đương nhiệm.
Hàng trăm tay súng và người biểu tình đã đụng độ với lực lượng an ninh, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và 30 người bị thương. Bạo lực cũng đã lan tới thành phố Fallujah lân cận.
Động đất mạnh 5,4 độ Richter rung chuyển Nhật Bản
Sáng 31/12, Cơ quan khí tượng Nhật Bản cho biết một trận động đất mạnh 5,4 độ Richter đã làm rung chuyển miền Đông và Đông Bắc nước này.
Trận động đất diễn ra lúc 10h03 giờ địa phương, 8 phút sau khi xảy ra một trận động đất nhẹ với cường độ 3,6 độ Richter cũng tại khu vực này, khiến một phần của đường cao tốc Joban bị phong tỏa trong thời gian ngắn đề kiểm tra độ an toàn.
Nhật Bản hoang tàn sau một trận động đất |
Rung chấn có thể được cảm nhận ở các huyện Đông Bắc Nhật Bản như Myagi, Fukushima và thủ đô Tokyo. Tuy nhiên, không có bất cứ cảnh báo nào về sóng thần hay thông tin về thiệt hại do trận động đất này gây ra.
Tùy Phong (tổng hợp)
Bình luận