(VTC News) - Triều Tiên tạm dừng xây dựng bệ phóng tên lửa mới; Iran trình làng máy bay không người lái tự chế; Trung Quốc trao tàu sân bay đầu tiên cho hải quân;… là những tin đáng chú ý trong ngày 25/9.
Các phân tích hình ảnh trên cho biết, Triều Tiên đang tân trang một bệ phóng cũ cũng tại khu tổ hợp phóng tên lửa Tonghae từng được sử dụng tiến hành các vụ phóng tên lửa trước đây.
Tonghae có chín cơ sở được bố trí xung quanh các làng Musudan, No-dong và Taepo-dong ở bờ biển Đông Bắc của Triều Tiên.
Giới chuyên gia không cho rằng Triều Tiên đã làm chủ được công nghệ thu nhỏ vũ khí hạt nhân để có thể lắp đặt vừa với tên lửa tầm xa.
Tuy nhiên, tên lửa và các chương trình tên lửa của Triều Tiên vẫn là mối đe dọa đối với thế giới.
Iran trình làng máy bay không người lái tự chế
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) hôm 24/9 đã tiết lộ một loại máy bay không người lái do nước này sản xuất có khả năng bay liên tục trong suốt 24 giờ.
Theo kênh Press TV của Iran, máy bay không người lái mới, được gọi là Shahed 129, có thể thực hiện các sứ mệnh do thám và chiến đấu với khả năng mang được bom và tên lửa.
Chiếc máy bay do nước này tự chế có phạm vi hoạt động 1.700 - 2.000 km.
Reuters đưa tin, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 25/9 tuyên bố tàu sân bay đầu tiên của nước này mang tên Liêu Ninh, chính thức được phiên chế vào lực lượng hải quân - động thái cho thấy sẽ giúp tăng cường sức mạnh hàng hải và khả năng bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh và Nhật Bản đang bất đồng xung quanh tranh chấp quần đảo Điếu Ngư (Tokyo gọi là Senkaku) trên biển Hoa Đông.
Trên trang web www.mod.gov.cn , Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh "việc tàu sân bay Liêu Ninh được phiên chế vào lực lượng hải quân sẽ nâng mức hiện đại hóa toàn bộ các lực lượng hoạt động trong hải quân của Trung Quốc. Tàu sân bay Liêu Ninh sẽ giúp bảo vệ hiệu quả chủ quyền quốc gia, an ninh và lợi ích phát triển."
Tuy nhiên, tuyên bố không nói rõ liệu chiến hạm này đã chính thức đi vào hoạt động hay chưa.
Tàu sân bay đầu tiên này được đặt theo tên tỉnh Liêu Ninh sau khi tỉnh Đông Bắc này của Trung Quốc chỉ được coi là nơi để tiến hành các đợt huấn luyện.
Trong khi đó, cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân và người đồng cấp Nhật Bản Chikao Kawai đã có cuộc hội đàm tại Bắc Kinh nhằm tìm giải pháp xoa dịu căng thẳng giữa hai bên liên quan tới tranh chấp quần đảo Điếu Ngư, mà Tokyo gọi là Senkaku trên biển Hoa Đông.
Cuộc hội đàm diễn ra trong khuôn khổ chuyến công du hai ngày tới Bắc Kinh của Thứ trưởng Kawai trong bối cảnh không có dấu hiệu sẽ sớm có sự giảm bớt căng thẳng xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khi Tokyo cáo buộc ba tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản sáng 24/9.
Tàu Nhật, Đài Loan va chạm ở Điếu Ngư/Senkaku
Sáng 25/9, tàu công vụ Nhật đã dùng vòi rồng ngăn chặn các tàu Đài Loan "xâm phạm chủ quyền Điếu Ngư/Senkaku", Thông tấn xã Đài Loan đưa tin.
Thông tấn xã Đài Loan (CNA) hôm nay đưa tin, hàng chục tàu cá Đài Loan cùng các tàu bảo vệ đi kèm đã tiến vào vùng nước Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku) vào 5h sáng 25/9.
Khi đó, tàu của lực lượng tuần duyên Nhật đã dùng vòi rồng ngăn chặn các tàu Đài Loan. Tuy nhiên, các tàu Đài Loan không những rút khỏi Điếu Ngư/Senkaku, mà cũng dùng vòi rồng đáp trả tàu Nhật Bản.
Trước đó, CNA hôm 24/9 nói, 75 tàu cá Đài Loan đang tiến về phía đảo Senkaku/Điếu Ngư, có 10 tàu cảnh sát biển Đài Loan được điều theo hộ tống đoàn tàu cá.
Trong số tàu cảnh sát biển mà Đài Loan gọi là tàu hải tuần, có những chiếc trọng tải 100 tấn, 500 tấn, 1.000 tấn và 2.000 tấn.
Đài Loan cũng thành lập Trung tâm ứng cứu khẩn cấp, sở chỉ huy để giám sát hoạt động của đội tàu cá rầm rộ tiến ra biển lần này.
Đội tàu sẽ chia thành từng nhóm 5 tàu cá để “đánh bắt và đi xung quanh đảo Điếu Ngư”, theo CNA. Ngoài ra, Đài Loan cũng tuyên bố sẽ đưa tàu cá vào vùng nước 12 hải lý quanh đảo, và không loại trừ khả năng đổ bộ lên đảo.
Nga cho phép tư nhân đầu tư quốc phòng
Hãng tin Ria Novosti nói Tổng thống Putin chấp thuận sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào ngành sản xuất vũ khí hạng nhẹ.
Theo đó, Tổng thống Putin kêu gọi chính phủ soạn thảo chương trình hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, bao gồm tăng đầu tư tư nhân và lợi ích xã hội cho những người làm trong ngành này.
“Chương trình hiện đại hóa quốc phòng phải được xây dựng cùng với việc giải quyết những vấn đề xã hội”, ông Putin nói trong cuộc họp với Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin.
Tuy nhiên, ông Putin cũng nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong công nghiệp quốc phòng. Người đứng đầu nước Nga cho biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới và kinh tế Nga hiện nay, nếu không có doanh nghiệp nhà nước làm trụ cột, ngành công nghiệp vũ khí Nga rất dễ bị phá sản.
Ông Rogozin là người giám sát công nghiệp quốc phòng Nga, được cho là đang đối mặt thách thức từ việc tinh giản phát triển vũ khí và sản xuất vũ khí trong nước.
Hãng tin Chinanews của Trung Quốc dẫn nguồn tin riêng nói ông Rogozin đồng ý với yêu cầu của Tổng thống Putin, và cho rằng điều này sẽ tạo nên đột phá cho ngành công nghiệp vũ khí Nga.
Ngành công nghiệp quốc phòng của Nga hiện có 1.353 tổ chức và các công ty với hơn 2 triệu người đang làm công ăn lương.
Chính phủ đã phân bổ 20 nghìn tỉ rúp (khoảng 641 tỷ USD) để tái vũ trang toàn diện các lực lượng vũ trang Nga.
Điều này được kỳ vọng sẽ làm hiện đại hóa 30% vũ khí Nga vào năm 2015 và sẽ là 70% vào năm 2020. Theo Ria Novosti, nếu đề xuất của Tổng thống Putin được thực thi, sẽ có thêm 3 nghìn tỉ rúp (khoảng 100 tỷ USD) được dành thêm cho việc hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng trong thập kỷ tới.
Iran đang làm gì với tàu ngầm Kilo của Nga?
Theo Strategypage, gần đây 1 trong 3 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Iran đã trở lại phục vụ sau thời gian sữa chữa nâng cấp bởi chính quốc gia này.
Theo các bản hợp đồng mua bán, Nga cam kết sẽ tân trang và nâng cấp các tàu ngầm Kilo tại những nhà máy đóng tàu của mình. Tuy nhiên, người Iran tin rằng Nga sẽ đòi hỏi chi phí rất cao cho việc này và họ sẽ không có khả năng chi trả.
Chính vì thế, Iran đã tự mình thực hiện công tác nâng cấp cho các tàu ngầm Kilo mà không cần đến các dữ liệu kỹ thuật cần thiết mà Nga đang nắm giữ.
Theo báo chí Iran, các kỹ thuật viên nước này đã chế tạo và cài đặt thành công một số bộ phận bên trong như máy bơm, máy nén khí, động cơ và một số bộ phận tương tự. Bên cạnh đó là các chi tiết bên ngoài như vật liệu hấp thụ âm, hệ thống điều khiển bề mặt.
Strategypage dẫn lời của các chuyên gia quân sự nói, một số bộ phận như máy nén khí, động cơ và thiết bị điện tử là những công cụ khá phổ biến nên Iran có thể tự chế tạo được.
Việc Iran tự nâng cấp các bộ phận mới cho tàu Kilo của mình khiến nó có thể trở nên ồn ào và dễ bị phát hiện hơn.
Điều này sẽ khiến các lực lượng chống ngầm của Mỹ và đồng minh 'háo hức' hơn khi giáp mặt với các tàu ngầm Iran ở những vùng biển quốc tế trong tương lai, theo Strategypage.
Hàn Quốc 'cấm cửa' chiến hạm Nhật Bản
Một chiến hạm của Nhật Bản bị từ chối cập cảng của Hàn Quốc trong cuộc diễn tập hải quân chung, trong bối cảnh quan hệ hai nước vẫn căng thẳng liên quan tới việc tranh chấp quần đảo Dokdo/Takeshima.
Theo kịch bản ban đầu của cuộc tập trận, chiếc tàu của Nhật được cập vào thành phố cảng Busan ở phía đông nam của Hàn Quốc. Tuy nhiên, giới chức sở tại đã từ chối cho phép chiến hạm Nhật thả neo, đài truyền hình NHK của Nhật Bản đưa tin.
Báo Sankei cũng của Nhật đăng tải thông tin tương tự, đồng thời dẫn lời một nhà ngoại giao Nhật Bản tại Seoul cho hay: "Đó là một hành động không đẹp của một nước đăng cai cuộc tập trận đa quốc gia".
Theo AFP, Tokyo đã gửi tới Seoul lời phản đối vụ việc xảy ra trong một hoạt động diễn tập chung của hai nước và có cả sự tham gia của Mỹ, Australia. Cuộc tập trận có tên Sáng kiến An ninh Chống phổ biến vũ khí hạt nhân (PSI) do Mỹ dẫn đầu được diễn ra từ năm 2003.
Đáp lại phản ứng của phía Nhật, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố bác bỏ thông tin kể trên, đồng thời cho hay chính chiến hạm của Nhật đã quyết định không cập vào cảng Busan theo thỏa thuận giữa hai nước.
"Chúng tôi không từ chối nó (chiếc tàu). Hai bên đã thống nhất rằng con tàu sẽ đi thẳng từ Nhật ra biển nơi nó sẽ tham gia cuộc tập trận, thay vì có một điểm dừng ở Busan", một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết.
Phát ngôn viên Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản cho hay các tàu của nước này từng được cho phép cập cảng trong cuộc tập trận nói trên ở Hàn Quốc hồi năm 2010.
Triều Tiên tạm dừng xây dựng bệ phóng tên lửa mới
AP đưa tin, Triều Tiên đã ngừng xây dựng một bệ phóng được cho là có thể diễn ra các vụ phóng thử tên lửa xuyên lục địa.
Thông tin này được trang web 38north.org của Viện Mỹ-Hàn thuộc Trường nghiên cứu quốc tế cấp cao Johns Hopkins dẫn các phân tích ảnh chụp từ vệ tinh hôm 29/8.
Sự đình hoãn này có thể là do mưa lớn và có lẽ sẽ kéo dài tới hai năm nữa.
AP đưa tin, Triều Tiên đã ngừng xây dựng một bệ phóng được cho là có thể diễn ra các vụ phóng thử tên lửa xuyên lục địa.
Thông tin này được trang web 38north.org của Viện Mỹ-Hàn thuộc Trường nghiên cứu quốc tế cấp cao Johns Hopkins dẫn các phân tích ảnh chụp từ vệ tinh hôm 29/8.
Sự đình hoãn này có thể là do mưa lớn và có lẽ sẽ kéo dài tới hai năm nữa.
Bệ phóng tên lửa ở căn cứ tên lửa Dongchang-ri được Triều Tiên hoàn thành năm ngoái |
Các phân tích hình ảnh trên cho biết, Triều Tiên đang tân trang một bệ phóng cũ cũng tại khu tổ hợp phóng tên lửa Tonghae từng được sử dụng tiến hành các vụ phóng tên lửa trước đây.
Tonghae có chín cơ sở được bố trí xung quanh các làng Musudan, No-dong và Taepo-dong ở bờ biển Đông Bắc của Triều Tiên.
Giới chuyên gia không cho rằng Triều Tiên đã làm chủ được công nghệ thu nhỏ vũ khí hạt nhân để có thể lắp đặt vừa với tên lửa tầm xa.
Tuy nhiên, tên lửa và các chương trình tên lửa của Triều Tiên vẫn là mối đe dọa đối với thế giới.
Iran trình làng máy bay không người lái tự chế
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) hôm 24/9 đã tiết lộ một loại máy bay không người lái do nước này sản xuất có khả năng bay liên tục trong suốt 24 giờ.
Theo kênh Press TV của Iran, máy bay không người lái mới, được gọi là Shahed 129, có thể thực hiện các sứ mệnh do thám và chiến đấu với khả năng mang được bom và tên lửa.
Chiếc máy bay do nước này tự chế có phạm vi hoạt động 1.700 - 2.000 km.
>>Máy bay không người lái Mỹ bị quân đội Iran bắn hạ
Minh họa |
Nó có thể được trang bị các hệ thống điện tử và viễn thông, bao gồm cả các máy ảnh, máy quay có thể chụp và gửi hình ảnh trực tiếp.
Các quan chức quân sự Iran nhấn mạnh rằng, máy bay không người lái Shahed 129 có thể giúp tăng khả năng trinh sát của Iran tại các khu vực biên giới, vịnh Ba Tư và vùng biển Oman.
Cũng trong ngày 24/9, IRGC cũng đã bắn thử thành công hệ thống tên lửa chống máy bay chiến đấu mới nhất do nước này sản xuất, theo Press TV.
Hệ thống tên lửa tầm trung này, được gọi là Ra'd, được trang bị tên lửa Taer 2 có thể đánh chặn các mục tiêu ở khoảng cách 50 km.
Hệ thống tên lửa Ra'd này được sản xuất để đối đầu với các máy bay chiến đấu tân tiến của Mỹ.
Trung Quốc trao tàu sân bay đầu tiên cho hải quân
Các quan chức quân sự Iran nhấn mạnh rằng, máy bay không người lái Shahed 129 có thể giúp tăng khả năng trinh sát của Iran tại các khu vực biên giới, vịnh Ba Tư và vùng biển Oman.
Cũng trong ngày 24/9, IRGC cũng đã bắn thử thành công hệ thống tên lửa chống máy bay chiến đấu mới nhất do nước này sản xuất, theo Press TV.
Hệ thống tên lửa tầm trung này, được gọi là Ra'd, được trang bị tên lửa Taer 2 có thể đánh chặn các mục tiêu ở khoảng cách 50 km.
Hệ thống tên lửa Ra'd này được sản xuất để đối đầu với các máy bay chiến đấu tân tiến của Mỹ.
Trung Quốc trao tàu sân bay đầu tiên cho hải quân
Reuters đưa tin, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 25/9 tuyên bố tàu sân bay đầu tiên của nước này mang tên Liêu Ninh, chính thức được phiên chế vào lực lượng hải quân - động thái cho thấy sẽ giúp tăng cường sức mạnh hàng hải và khả năng bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh và Nhật Bản đang bất đồng xung quanh tranh chấp quần đảo Điếu Ngư (Tokyo gọi là Senkaku) trên biển Hoa Đông.
Trên trang web www.mod.gov.cn , Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh "việc tàu sân bay Liêu Ninh được phiên chế vào lực lượng hải quân sẽ nâng mức hiện đại hóa toàn bộ các lực lượng hoạt động trong hải quân của Trung Quốc. Tàu sân bay Liêu Ninh sẽ giúp bảo vệ hiệu quả chủ quyền quốc gia, an ninh và lợi ích phát triển."
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh đậu gần cơ sở hải quân ở Đại Liên |
Tuy nhiên, tuyên bố không nói rõ liệu chiến hạm này đã chính thức đi vào hoạt động hay chưa.
Tàu sân bay đầu tiên này được đặt theo tên tỉnh Liêu Ninh sau khi tỉnh Đông Bắc này của Trung Quốc chỉ được coi là nơi để tiến hành các đợt huấn luyện.
Trong khi đó, cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân và người đồng cấp Nhật Bản Chikao Kawai đã có cuộc hội đàm tại Bắc Kinh nhằm tìm giải pháp xoa dịu căng thẳng giữa hai bên liên quan tới tranh chấp quần đảo Điếu Ngư, mà Tokyo gọi là Senkaku trên biển Hoa Đông.
Cuộc hội đàm diễn ra trong khuôn khổ chuyến công du hai ngày tới Bắc Kinh của Thứ trưởng Kawai trong bối cảnh không có dấu hiệu sẽ sớm có sự giảm bớt căng thẳng xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khi Tokyo cáo buộc ba tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản sáng 24/9.
Tàu Nhật, Đài Loan va chạm ở Điếu Ngư/Senkaku
Sáng 25/9, tàu công vụ Nhật đã dùng vòi rồng ngăn chặn các tàu Đài Loan "xâm phạm chủ quyền Điếu Ngư/Senkaku", Thông tấn xã Đài Loan đưa tin.
Thông tấn xã Đài Loan (CNA) hôm nay đưa tin, hàng chục tàu cá Đài Loan cùng các tàu bảo vệ đi kèm đã tiến vào vùng nước Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku) vào 5h sáng 25/9.
Khi đó, tàu của lực lượng tuần duyên Nhật đã dùng vòi rồng ngăn chặn các tàu Đài Loan. Tuy nhiên, các tàu Đài Loan không những rút khỏi Điếu Ngư/Senkaku, mà cũng dùng vòi rồng đáp trả tàu Nhật Bản.
Các tàu cá Đài Loan ở tiến ra Điếu Ngư/Senkaku |
Trước đó, CNA hôm 24/9 nói, 75 tàu cá Đài Loan đang tiến về phía đảo Senkaku/Điếu Ngư, có 10 tàu cảnh sát biển Đài Loan được điều theo hộ tống đoàn tàu cá.
Trong số tàu cảnh sát biển mà Đài Loan gọi là tàu hải tuần, có những chiếc trọng tải 100 tấn, 500 tấn, 1.000 tấn và 2.000 tấn.
Đài Loan cũng thành lập Trung tâm ứng cứu khẩn cấp, sở chỉ huy để giám sát hoạt động của đội tàu cá rầm rộ tiến ra biển lần này.
Đội tàu sẽ chia thành từng nhóm 5 tàu cá để “đánh bắt và đi xung quanh đảo Điếu Ngư”, theo CNA. Ngoài ra, Đài Loan cũng tuyên bố sẽ đưa tàu cá vào vùng nước 12 hải lý quanh đảo, và không loại trừ khả năng đổ bộ lên đảo.
Nga cho phép tư nhân đầu tư quốc phòng
Hãng tin Ria Novosti nói Tổng thống Putin chấp thuận sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào ngành sản xuất vũ khí hạng nhẹ.
Theo đó, Tổng thống Putin kêu gọi chính phủ soạn thảo chương trình hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, bao gồm tăng đầu tư tư nhân và lợi ích xã hội cho những người làm trong ngành này.
“Chương trình hiện đại hóa quốc phòng phải được xây dựng cùng với việc giải quyết những vấn đề xã hội”, ông Putin nói trong cuộc họp với Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin.
>>Công nghiệp Quốc phòng Nga đã lạc hậu?
Tổng thống Nga, ông Putin đề xuất cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư quốc phòng |
Tuy nhiên, ông Putin cũng nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong công nghiệp quốc phòng. Người đứng đầu nước Nga cho biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới và kinh tế Nga hiện nay, nếu không có doanh nghiệp nhà nước làm trụ cột, ngành công nghiệp vũ khí Nga rất dễ bị phá sản.
Ông Rogozin là người giám sát công nghiệp quốc phòng Nga, được cho là đang đối mặt thách thức từ việc tinh giản phát triển vũ khí và sản xuất vũ khí trong nước.
Hãng tin Chinanews của Trung Quốc dẫn nguồn tin riêng nói ông Rogozin đồng ý với yêu cầu của Tổng thống Putin, và cho rằng điều này sẽ tạo nên đột phá cho ngành công nghiệp vũ khí Nga.
Ngành công nghiệp quốc phòng của Nga hiện có 1.353 tổ chức và các công ty với hơn 2 triệu người đang làm công ăn lương.
Chính phủ đã phân bổ 20 nghìn tỉ rúp (khoảng 641 tỷ USD) để tái vũ trang toàn diện các lực lượng vũ trang Nga.
Điều này được kỳ vọng sẽ làm hiện đại hóa 30% vũ khí Nga vào năm 2015 và sẽ là 70% vào năm 2020. Theo Ria Novosti, nếu đề xuất của Tổng thống Putin được thực thi, sẽ có thêm 3 nghìn tỉ rúp (khoảng 100 tỷ USD) được dành thêm cho việc hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng trong thập kỷ tới.
Iran đang làm gì với tàu ngầm Kilo của Nga?
Theo Strategypage, gần đây 1 trong 3 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Iran đã trở lại phục vụ sau thời gian sữa chữa nâng cấp bởi chính quốc gia này.
Theo các bản hợp đồng mua bán, Nga cam kết sẽ tân trang và nâng cấp các tàu ngầm Kilo tại những nhà máy đóng tàu của mình. Tuy nhiên, người Iran tin rằng Nga sẽ đòi hỏi chi phí rất cao cho việc này và họ sẽ không có khả năng chi trả.
Chính vì thế, Iran đã tự mình thực hiện công tác nâng cấp cho các tàu ngầm Kilo mà không cần đến các dữ liệu kỹ thuật cần thiết mà Nga đang nắm giữ.
>>Khám phá tàu ngầm Kilo Việt Nam mua của Nga
Một tàu ngầm lớp Kilo của Iran |
Theo báo chí Iran, các kỹ thuật viên nước này đã chế tạo và cài đặt thành công một số bộ phận bên trong như máy bơm, máy nén khí, động cơ và một số bộ phận tương tự. Bên cạnh đó là các chi tiết bên ngoài như vật liệu hấp thụ âm, hệ thống điều khiển bề mặt.
Strategypage dẫn lời của các chuyên gia quân sự nói, một số bộ phận như máy nén khí, động cơ và thiết bị điện tử là những công cụ khá phổ biến nên Iran có thể tự chế tạo được.
Việc Iran tự nâng cấp các bộ phận mới cho tàu Kilo của mình khiến nó có thể trở nên ồn ào và dễ bị phát hiện hơn.
Điều này sẽ khiến các lực lượng chống ngầm của Mỹ và đồng minh 'háo hức' hơn khi giáp mặt với các tàu ngầm Iran ở những vùng biển quốc tế trong tương lai, theo Strategypage.
Hàn Quốc 'cấm cửa' chiến hạm Nhật Bản
Một chiến hạm của Nhật Bản bị từ chối cập cảng của Hàn Quốc trong cuộc diễn tập hải quân chung, trong bối cảnh quan hệ hai nước vẫn căng thẳng liên quan tới việc tranh chấp quần đảo Dokdo/Takeshima.
Theo kịch bản ban đầu của cuộc tập trận, chiếc tàu của Nhật được cập vào thành phố cảng Busan ở phía đông nam của Hàn Quốc. Tuy nhiên, giới chức sở tại đã từ chối cho phép chiến hạm Nhật thả neo, đài truyền hình NHK của Nhật Bản đưa tin.
Báo Sankei cũng của Nhật đăng tải thông tin tương tự, đồng thời dẫn lời một nhà ngoại giao Nhật Bản tại Seoul cho hay: "Đó là một hành động không đẹp của một nước đăng cai cuộc tập trận đa quốc gia".
>>Cận cảnh 2 chiến hạm Nhật Bản cập cảng Đà Nẵng
Một tàu chiến của Nhật Bản |
Theo AFP, Tokyo đã gửi tới Seoul lời phản đối vụ việc xảy ra trong một hoạt động diễn tập chung của hai nước và có cả sự tham gia của Mỹ, Australia. Cuộc tập trận có tên Sáng kiến An ninh Chống phổ biến vũ khí hạt nhân (PSI) do Mỹ dẫn đầu được diễn ra từ năm 2003.
Đáp lại phản ứng của phía Nhật, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố bác bỏ thông tin kể trên, đồng thời cho hay chính chiến hạm của Nhật đã quyết định không cập vào cảng Busan theo thỏa thuận giữa hai nước.
"Chúng tôi không từ chối nó (chiếc tàu). Hai bên đã thống nhất rằng con tàu sẽ đi thẳng từ Nhật ra biển nơi nó sẽ tham gia cuộc tập trận, thay vì có một điểm dừng ở Busan", một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết.
Phát ngôn viên Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản cho hay các tàu của nước này từng được cho phép cập cảng trong cuộc tập trận nói trên ở Hàn Quốc hồi năm 2010.
Đỗ Hường (tổng hợp)
Bình luận