(VTC News) – Mỹ bất ngờ điều 200 lính thủy đánh bộ tới Italy; Trung Quốc bắt giữ 139 người truyền bá ‘thánh chiến’;… là những tin đáng chú ý trong ngày.
Mỹ điều lính thủy đánh bộ tới Italy
Hăm trăm lính thủy đánh bộ Mỹ đang được điều từ một căn cứ ở Tây Ban Nha sang một địa điểm Italy, nằm gần Libya, nơi đặc nhiệm Mỹ vừa tiến hành một cuộc đột kích và bắt giữ nghi phạm khủng bố Abu Anas al-Libi.
Một quan chức Mỹ xác nhận hôm 8/10 rằng có 200 lính thủy đánh bộ được điều tới căn cứ hải quân ở Sigonella, Italy - một pháo đài Sicillia ở nam Catania, nằm đối diện với Libya qua Địa Trung Hải.
Theo nguồn tin quân sự, Bộ Ngoại giao tài trợ cho việc điều quân này và coi đó là một biện pháp thận trọng sau vụ đột kích cuối tuần trước ở Tripoli. Hiện, một cuộc khủng hoảng an ninh có nguy cơ phát sinh tại đại sứ quán Mỹ ở Libya nếu căng thẳng tồi tệ hơn do vụ bắt giữ Al Libi.
Al-Libi, 49 tuổi, bị bắt sống hôm 5/10 và hiện bị giam giữ trên tàu USS San Antonio, đậu ở lãnh hải quốc tế. Tên này bị cáo buộc dính líu tới vụ đánh bom đại sứ quán Mỹ ở Tanzania và Kenya năm 1998 - làm 224 người thiệt mạng, gồm cả hàng chục người Mỹ.
Trung Quốc bắt giữ 139 người truyền bá 'thánh chiến'
Ngày 9/10, truyền thông Trung Quốc đưa tin chính quyền nước này đã bắt giữ 139 người ở Tân Cương vì tội “truyền bá chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và thánh chiến”.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, ngoài ra còn có 256 người bị “trừng phạt” vì tung thông tin đồn đại về “thánh chiến” ở Tân Cương trên mạng Internet. Một nông dân ở Hotan bị bắt vì tung lên mạng 2GB sách điện tử về chủ nghĩa li khai ở Tân Cương, được đọc 30.000 lần trên mạng.
Cảnh sát Trung Quốc khẳng định lực lượng thù địch ở nước ngoài đã xâm nhập vào cộng đồng người Uighur ở Tân Cương để truyền bá tư tưởng cực đoan tôn giáo và li khai, gây bất ổn xã hội tại khu vực này.
Trước đó Trung Quốc cũng cáo buộc nhiều người Hồi giáo Uighur đã sang Syria chiến đấu và về nước này truyền bá tư tưởng cực đoan.
Trong những tháng vừa qua, bạo động đã nhiều lần nổ ra ở Tân Cương. Một vụ tấn công hồi tháng 6 ở Lukqun khiến ít nhất 35 người thiệt mạng. Tháng 9, một tòa án Trung Quốc đã tử hình 3 người Uighur vì vụ tấn công này.
8 thành viên Đảng Dân chủ Mỹ bị bắt vì tụ tập phản đối
Có ít nhất 8 thành viên của Đảng Dân chủ trong số 200 người bị cảnh sát bắt giữ hôm 8/10 vì tụ tập chặn ở trục đường chính gần Tòa Quốc hội để yêu cầu Đảng Cộng hòa thông qua dự thảo luật cải cách nhập cư đã bị đình trệ.
Cảnh sát không cho biết rõ danh tính những người bị bắt giữ. Tuy nhiên, đại diện của tổ chức chính sách xã hội Trung tâm Thay đổi Cộng đồng và Hãng tin AP đã chứng kiến các thành viên bị bắt giữ bao gồm John Lewis, Luis Gutiérrez, Raúl Grijalva, Keith Ellison, Joseph Crowley, Charles Rangel, Al Green và Jan Schakowsky.
Đại diện của các nhóm khác cũng tham gia vào cuộc tụ tập bao gồm Hội Công nhân Trang trại Thống nhất và Công lý Công nhân trang trại. Họ xác nhận, nhiều thành viên của họ cũng bị bắt giữ.
Cảnh sát Nhà Trắng cho biết, theo luật pháp địa phương của Quận Columbia, những người bị bắt giữ sẽ bị buộc tội “tụ tập, gây rắc rối và cản trở”. Cảnh sát cũng cho biết trong một tuyên bố rằng, cuộc bắt giữ bắt đầu lúc 16h theo giờ địa phương và kết thúc trong vòng 2 tiếng đồng hồ.
Tàu sân bay Viraat Ấn Độ bốc cháy
Sau sự cố cháy tàu ngầm Kilo, Ấn Độ tiếp tục gặp vận xui thì tàu sân bay INS Viraat bốc cháy ở gần bờ biển Mumbai.
Theo trang mạng Brahmand, tiếp sau sự cố nổ và cháy tàu ngầm Kilo INS Sindhurakshak khiến 18 người bị chết, gần đây, chiếc tàu sân bay INS Viraat R-22 duy nhất đang hoạt động của Ấn Độ lại xảy ra sự cố cháy khi ở gần bờ biển Mumbai.
Theo nguồn tin cho biết, vị trí xảy ra cháy trên tàu INS Viraat R-22 ở sát phòng ăn của thủy thủ.
Bộ chỉ huy Hải quân Ấn Độ đánh giá sự cố cháy lần này chỉ là tai nạn nhỏ và cho biết sự việc không làm bất kỳ người nào bị thương.
INS Viraat (R22) là tàu sân bay duy nhất đang hoạt động trong Hải quân Ấn Độ với 70 năm phục vụ liên tục từ khi được đóng tại Anh năm 1953 cho tới khi bán cho Ấn Độ năm 1987 và trải qua ít nhất 4 lần nâng cấp để kéo dài tuổi thọ.
Quan chức TQ bị cách chức vì mở tiệc cưới xa xỉ
Một quan chức địa phương tại Bắc Kinh đã bị đuổi việc vì tổ chức tiệc cưới hoang phí cho con trai vào thời điểm chính phủ Trung Quốc kêu gọi tiết kiệm.
Ma Linxiang, trưởng thôn Qingheying, đã vi phạm lệnh cấm tổ chức các bữa tiệc linh đình, gây ảnh hưởng tiêu cực trước công chúng. Tuy nhiên, Ma không lạm dụng công quỹ, theo cơ quan giám sát kỷ luật Đảng quận Triều Dương, Bắc Kinh.
Lễ cưới kéo dài 3 ngày với 400 khách tới tham dự tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Bắc Kinh. Thực đơn của bữa tiệc bao gồm các món ăn đắt tiền như hải sâm và bào ngư, trong khi chương trình giải trí có sự góp mặt của các nghệ sĩ dân gian nổi tiếng, tờ Tin tức Bắc Kinh đưa tin.
Hơn 10 chiếc xe sang trọng đã được sử dụng để chở cô dâu, chú rể và các thành viên khác trong gia đình tới dự tiệc. Ước tính, tổng chi phí cho lễ cưới linh đình này lên tới 1,6 triệu NDT (261.440 USD), tờ báo cho biết.
Hăm trăm lính thủy đánh bộ Mỹ đang được điều từ một căn cứ ở Tây Ban Nha sang một địa điểm Italy, nằm gần Libya, nơi đặc nhiệm Mỹ vừa tiến hành một cuộc đột kích và bắt giữ nghi phạm khủng bố Abu Anas al-Libi.
Một quan chức Mỹ xác nhận hôm 8/10 rằng có 200 lính thủy đánh bộ được điều tới căn cứ hải quân ở Sigonella, Italy - một pháo đài Sicillia ở nam Catania, nằm đối diện với Libya qua Địa Trung Hải.
Lính thủy đánh bộ Mỹ - Ảnh minh họa |
Theo nguồn tin quân sự, Bộ Ngoại giao tài trợ cho việc điều quân này và coi đó là một biện pháp thận trọng sau vụ đột kích cuối tuần trước ở Tripoli. Hiện, một cuộc khủng hoảng an ninh có nguy cơ phát sinh tại đại sứ quán Mỹ ở Libya nếu căng thẳng tồi tệ hơn do vụ bắt giữ Al Libi.
Al-Libi, 49 tuổi, bị bắt sống hôm 5/10 và hiện bị giam giữ trên tàu USS San Antonio, đậu ở lãnh hải quốc tế. Tên này bị cáo buộc dính líu tới vụ đánh bom đại sứ quán Mỹ ở Tanzania và Kenya năm 1998 - làm 224 người thiệt mạng, gồm cả hàng chục người Mỹ.
Trung Quốc bắt giữ 139 người truyền bá 'thánh chiến'
Ngày 9/10, truyền thông Trung Quốc đưa tin chính quyền nước này đã bắt giữ 139 người ở Tân Cương vì tội “truyền bá chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và thánh chiến”.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, ngoài ra còn có 256 người bị “trừng phạt” vì tung thông tin đồn đại về “thánh chiến” ở Tân Cương trên mạng Internet. Một nông dân ở Hotan bị bắt vì tung lên mạng 2GB sách điện tử về chủ nghĩa li khai ở Tân Cương, được đọc 30.000 lần trên mạng.
Cảnh sát Trung Quốc tuần tra ở một khu vực tại Tân Cương Ảnh: Reuters |
Cảnh sát Trung Quốc khẳng định lực lượng thù địch ở nước ngoài đã xâm nhập vào cộng đồng người Uighur ở Tân Cương để truyền bá tư tưởng cực đoan tôn giáo và li khai, gây bất ổn xã hội tại khu vực này.
Trước đó Trung Quốc cũng cáo buộc nhiều người Hồi giáo Uighur đã sang Syria chiến đấu và về nước này truyền bá tư tưởng cực đoan.
Trong những tháng vừa qua, bạo động đã nhiều lần nổ ra ở Tân Cương. Một vụ tấn công hồi tháng 6 ở Lukqun khiến ít nhất 35 người thiệt mạng. Tháng 9, một tòa án Trung Quốc đã tử hình 3 người Uighur vì vụ tấn công này.
8 thành viên Đảng Dân chủ Mỹ bị bắt vì tụ tập phản đối
Có ít nhất 8 thành viên của Đảng Dân chủ trong số 200 người bị cảnh sát bắt giữ hôm 8/10 vì tụ tập chặn ở trục đường chính gần Tòa Quốc hội để yêu cầu Đảng Cộng hòa thông qua dự thảo luật cải cách nhập cư đã bị đình trệ.
Cảnh sát không cho biết rõ danh tính những người bị bắt giữ. Tuy nhiên, đại diện của tổ chức chính sách xã hội Trung tâm Thay đổi Cộng đồng và Hãng tin AP đã chứng kiến các thành viên bị bắt giữ bao gồm John Lewis, Luis Gutiérrez, Raúl Grijalva, Keith Ellison, Joseph Crowley, Charles Rangel, Al Green và Jan Schakowsky.
Dân biểu Luis Gutiérrez bị cảnh sát ở Quốc hội Mỹ bắt giữ trong cuộc biểu tình ở Washington (Ảnh: AP) |
Đại diện của các nhóm khác cũng tham gia vào cuộc tụ tập bao gồm Hội Công nhân Trang trại Thống nhất và Công lý Công nhân trang trại. Họ xác nhận, nhiều thành viên của họ cũng bị bắt giữ.
Cảnh sát Nhà Trắng cho biết, theo luật pháp địa phương của Quận Columbia, những người bị bắt giữ sẽ bị buộc tội “tụ tập, gây rắc rối và cản trở”. Cảnh sát cũng cho biết trong một tuyên bố rằng, cuộc bắt giữ bắt đầu lúc 16h theo giờ địa phương và kết thúc trong vòng 2 tiếng đồng hồ.
Tàu sân bay Viraat Ấn Độ bốc cháy
Sau sự cố cháy tàu ngầm Kilo, Ấn Độ tiếp tục gặp vận xui thì tàu sân bay INS Viraat bốc cháy ở gần bờ biển Mumbai.
Theo trang mạng Brahmand, tiếp sau sự cố nổ và cháy tàu ngầm Kilo INS Sindhurakshak khiến 18 người bị chết, gần đây, chiếc tàu sân bay INS Viraat R-22 duy nhất đang hoạt động của Ấn Độ lại xảy ra sự cố cháy khi ở gần bờ biển Mumbai.
Tàu sân bay INS Viraat |
Theo nguồn tin cho biết, vị trí xảy ra cháy trên tàu INS Viraat R-22 ở sát phòng ăn của thủy thủ.
Bộ chỉ huy Hải quân Ấn Độ đánh giá sự cố cháy lần này chỉ là tai nạn nhỏ và cho biết sự việc không làm bất kỳ người nào bị thương.
INS Viraat (R22) là tàu sân bay duy nhất đang hoạt động trong Hải quân Ấn Độ với 70 năm phục vụ liên tục từ khi được đóng tại Anh năm 1953 cho tới khi bán cho Ấn Độ năm 1987 và trải qua ít nhất 4 lần nâng cấp để kéo dài tuổi thọ.
Quan chức TQ bị cách chức vì mở tiệc cưới xa xỉ
Một quan chức địa phương tại Bắc Kinh đã bị đuổi việc vì tổ chức tiệc cưới hoang phí cho con trai vào thời điểm chính phủ Trung Quốc kêu gọi tiết kiệm.
Ma Linxiang, trưởng thôn Qingheying, đã vi phạm lệnh cấm tổ chức các bữa tiệc linh đình, gây ảnh hưởng tiêu cực trước công chúng. Tuy nhiên, Ma không lạm dụng công quỹ, theo cơ quan giám sát kỷ luật Đảng quận Triều Dương, Bắc Kinh.
Bàn tiệc có cả những món ăn đắt tiền như hải sâm và bào ngư. (Ảnh minh họa: AP) |
Lễ cưới kéo dài 3 ngày với 400 khách tới tham dự tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Bắc Kinh. Thực đơn của bữa tiệc bao gồm các món ăn đắt tiền như hải sâm và bào ngư, trong khi chương trình giải trí có sự góp mặt của các nghệ sĩ dân gian nổi tiếng, tờ Tin tức Bắc Kinh đưa tin.
Hơn 10 chiếc xe sang trọng đã được sử dụng để chở cô dâu, chú rể và các thành viên khác trong gia đình tới dự tiệc. Ước tính, tổng chi phí cho lễ cưới linh đình này lên tới 1,6 triệu NDT (261.440 USD), tờ báo cho biết.
Thục Anh (tổng hợp)
Bình luận