(VTC News) – Bí ẩn tên lửa đa đầu đạn nhanh nhất thế giới; Thổ Nhĩ Kỳ triển khai vũ khí tới giáp biên giới Syria; tàu chiến Nhật thăm Hạm đội Thái Bình Dương Nga;… là những tin đáng chú ý trong ngày 23/9.
RS-24 Yars được phát triển bởi Viện thiết kế công nghệ nhiệt Moskva, cũng chính là nơi thiết kế quả Topol-M. Về cơ bản RS-24 có tầm bẳn khoảng 11.000km. Nó được thiết kế để mang tối đa 6 đầu đạn, với mỗi đầu đạn có thể bắn xuống các mục tiêu khác nhau.
RS-24 là tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới có tốc độ hành trình Mach 13+. Từ tháng 8/2011, trong biên chế của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (SMF) có ít nhất 18 bệ phóng di động hệ thống Topol-M và 9 hệ thống RS-24.
tên lửa RS-24 Yars góp phần đáng kể để lực lượng tên lửa chiến lược Nga bảo đảm chắc chắn an ninh quốc gia trong mọi diễn biến của tình hình quốc tế.
Tên lửa RS-24 Yars được đánh giá có khả năng "chọc thủng mọi lá chắn tên lửa" trong vòng 15-20 năm tới nhờ tốc độ bay nhanh hơn tất cả các loại tên lửa hiện hành, khả năng thay đổi linh hoạt độ cao và hướng bay khiến cho tên lửa đánh chặn của đối phương không thể tiếp cận.
Tên lửa này được thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 29/5/2007.
Thổ Nhĩ Kỳ triển khai vũ khí tới giáp biên giới Syria
Theo Reuters, truyền thông địa phương đưa tin quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 22/9 đã triển khai nhiều xe bọc thép và vũ khí hạng nặng tới khu vực biên giới giáp với Syria, gần một cửa khẩu từng xảy ra giao tranh ác liệt giữa các phiến quân với lực lượng Chính phủ Syria.
Hoạt động triển khai vũ khí diễn ra tại khu vực mà hồi đầu tuần từng xảy ra nhiều vụ bắn đạn lạc và pháo cối qua biên giới từ tỉnh al-Raqqa của Syria, khiến nhiều người dân Thổ Nhĩ Kỳ bị thương.
Theo Kênh truyền hình CNN Thổ Nhĩ Kỳ, đạn pháo đã rơi gần khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ suốt đêm, khiến dân chúng địa phương hoảng sợ. Do đó, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã điều ba xe bọc thép Howitzers và vũ khí phòng không tới khu vực biên giới này.
Trong những tháng gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một loạt đợt điều động binh lính tới dọc đường biên giới kéo dài 911km với Syria, nơi các phiến quân đang hoạt động nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Tàu chiến Nhật thăm Hạm đội Thái Bình Dương Nga
Hãng ITAR-TASS đưa tin tàu khu trục Ariake và chiến hạm Ojeda của Nhật Bản đã đến vùng biển thuộc thành phố Vladivostok ngày 23/9, bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.
Theo kế hoạch, các thủy thủ đoàn trên hai tàu chiến Nhật Bản sẽ gặp gỡ giao lưu với lực lượng hải quân thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, trao đổi kinh nghiệm chiến đấu cũng như phối hợp tác chiến trong các chiến dịch chống khủng bố.
Ngày 26/9, tàu chiến Nhật Bản cùng tàu chiến Nga sẽ tham gia hoạt động diễn tập tại vùng vịnh Pie đại đế. Nội dung diễn tập gồm tìm kiếm, cứu nạn, phối hợp chống tàu cướp biển và giải cứu tàu bị giữ làm con tin.
Tháng Tám vừa qua, tàu chiến Nga cũng đã thăm vùng đảo Hawaii và tham gia cuộc tập trận quốc tế RIMPAK-2012 cùng tàu chiến Nhật Bản.
Nhật biểu tình phản đối Trung Quốc
Ngày 22/9, Lực lượng Phòng vệ trên bộ Nhật Bản (JGSDF) và lính thủy đánh bộ Mỹ tập trận chung tại đảo Guam. Theo Kyodo News, nội dung diễn tập giả định giành lại quyền kiểm soát một hòn đảo bị lực lượng nước ngoài chiếm giữ.
Các binh sĩ đổ bộ lên bờ biển phía bắc đảo Guam bằng tàu đổ bộ nhỏ và tiến hành tái chiếm đảo.
Đây là lần đầu tiên 2 nước tập trận bảo vệ các đảo xa bờ giữa lúc căng thẳng đang dâng cao giữa Nhật Bản và Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, JGSDF tuyên bố cuộc diễn tập không nhằm vào hòn đảo hay quốc gia cụ thể nào.
Cũng trong ngày 22/9, khoảng 800 người Nhật xuống đường biểu tình tại thủ đô Tokyo để phản đối hành động của Trung Quốc xung quanh vấn đề Senkaku/Điếu Ngư, theo AFP.
Những người biểu tình vẫy cờ Nhật khi họ diễu hành gần Đại sứ quán Trung Quốc và hô các khẩu hiệu cáo buộc Bắc Kinh “hung bạo” đồng thời khẳng định “sẽ không bao giờ nhượng bộ trước bất kỳ đe dọa quân sự nào”.
Cuộc biểu tình diễn ra khá ôn hòa, không có các hành vi bạo lực như của người biểu tình quá khích ở Trung Quốc vừa qua. “Chúng tôi sẽ không cướp phá cửa hàng hay đốt cờ, đốt ảnh gì cả”, AFP dẫn lời một người Nhật khẳng định.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda kêu gọi công chúng nước này bình tĩnh và “hành động đúng phẩm giá”.
Hàn Quốc sắp tăng gấp ba tầm bắn tên lửa
Seoul và Washington đang ở rất gần thỏa thuận về việc tăng gần gấp ba tầm bắn cho các tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc, nhằm bảo vệ tốt hơn trước những đe dọa từ Triều Tiên.
Hãng tin Yonhap trích các nguồn tin ngoại giao cho hay, các tên lửa của Hàn Quốc sẽ được mở rộng tấm bắn từ 300 km lên thành 800 km, tức là đủ để vươn tới bất cứ vị trí nào tại Triều Tiên.
Mỹ hiện có 28.500 lính đồn trú tại Hàn Quốc và đảm bảo một "chiếc ô hạt nhân" trong trường hợp có bất cứ cuộc tấn công nguyên tử nào. Tuy nhiên, để đổi lại việc này, Seoul trong những năm qua phải chấp nhận hạn chế năng lực của các tên lửa.
"Các thỏa thuận đã đạt được đối với những vấn đề quan trọng", Yonhap trích một nguồn tin, đồng thời dẫn một nguồn tin khác cho biết hai nước chỉ đang làm rõ các chi tiết trong thỏa thuận mở rộng tầm bắn tên lửa đã nhất trí từ năm 2001.
Hãng tin của Hàn Quốc cũng khẳng định tầm bắn mới đối với các tên lửa của nước này nhiều khả năng sẽ được thông báo vào tháng tới. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hiện chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về thông tin này.
Hồi tháng 3, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak cho hay các tên lửa của Triều Tiên có thể vươn tới đảo miền nam Jeju của Hàn Quốc, tức là hơn 400 km xuống phía nam tính từ biên giới hai nước.
Ông nhấn mạnh rằng Seoul cần một "điều chỉnh thực tế" đối với tầm bắn của các tên lửa hiện có.
iPhone 5 có thể cứu quan hệ Trung - Nhật
Sản phẩm mới đình đám của Apple bị chê bai vì chương trình bản đồ dở tệ, nhưng nó có khả năng trở thành giải pháp ngoại giao tuyệt vời cho tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
iPhone 5, dòng điện thoại thông minh đã từ bỏ Google Maps để ưu tiên cho bản riêng của nó, đang bị chế giễu vì nhầm lẫn các địa danh nổi tiếng, di dời vị trí các thành phố và thậm chí còn tạo cả một sân bay mới.
Thế nhưng giữa lúc tranh cãi đang sôi sùng sục giữa Nhật và Trung Quốc vì các đảo không người ở trên biển Hoa Đông, hệ điều hành iOS 6 của Apple đã tung ra giải pháp không chê vào đâu được.
Theo AFP, khi người dùng tìm kiếm Senkaku, quần đảo do Tokyo đang kiểm soát trên thực tế nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư, thì bản đồ của iPhone 5 cho ra kết quả có hai quần đảo nằm sát cạnh nhau.
"Bản đồ này cho mỗi nước một quần đảo. Liệu đó có phải là thông điệp từ Apple gửi đến, rằng dân thường chúng ta chẳng nên can dự vào những cuộc tranh chấp như thế?", một blogger người Nhật viết.
Bí ẩn tên lửa đa đầu đạn nhanh nhất thế giới
RS-24 Yars là một trong những loại tên lửa nhanh nhất thế giới, có biệt danh là “Con trai của Satan”. Về cơ bản, đây là phiên bản nâng cấp đa đầu đạn của tổ hợp tên lửa Topol-M.
RS-24 Yars là một trong những loại tên lửa nhanh nhất thế giới, có biệt danh là “Con trai của Satan”. Về cơ bản, đây là phiên bản nâng cấp đa đầu đạn của tổ hợp tên lửa Topol-M.
Tên lửa RS 24 Yars |
RS-24 Yars được phát triển bởi Viện thiết kế công nghệ nhiệt Moskva, cũng chính là nơi thiết kế quả Topol-M. Về cơ bản RS-24 có tầm bẳn khoảng 11.000km. Nó được thiết kế để mang tối đa 6 đầu đạn, với mỗi đầu đạn có thể bắn xuống các mục tiêu khác nhau.
RS-24 là tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới có tốc độ hành trình Mach 13+. Từ tháng 8/2011, trong biên chế của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (SMF) có ít nhất 18 bệ phóng di động hệ thống Topol-M và 9 hệ thống RS-24.
tên lửa RS-24 Yars góp phần đáng kể để lực lượng tên lửa chiến lược Nga bảo đảm chắc chắn an ninh quốc gia trong mọi diễn biến của tình hình quốc tế.
Tên lửa RS-24 Yars được đánh giá có khả năng "chọc thủng mọi lá chắn tên lửa" trong vòng 15-20 năm tới nhờ tốc độ bay nhanh hơn tất cả các loại tên lửa hiện hành, khả năng thay đổi linh hoạt độ cao và hướng bay khiến cho tên lửa đánh chặn của đối phương không thể tiếp cận.
Tên lửa này được thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 29/5/2007.
Thổ Nhĩ Kỳ triển khai vũ khí tới giáp biên giới Syria
Theo Reuters, truyền thông địa phương đưa tin quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 22/9 đã triển khai nhiều xe bọc thép và vũ khí hạng nặng tới khu vực biên giới giáp với Syria, gần một cửa khẩu từng xảy ra giao tranh ác liệt giữa các phiến quân với lực lượng Chính phủ Syria.
Hoạt động triển khai vũ khí diễn ra tại khu vực mà hồi đầu tuần từng xảy ra nhiều vụ bắn đạn lạc và pháo cối qua biên giới từ tỉnh al-Raqqa của Syria, khiến nhiều người dân Thổ Nhĩ Kỳ bị thương.
Xe tải quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực gần biên giới với Syria |
Theo Kênh truyền hình CNN Thổ Nhĩ Kỳ, đạn pháo đã rơi gần khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ suốt đêm, khiến dân chúng địa phương hoảng sợ. Do đó, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã điều ba xe bọc thép Howitzers và vũ khí phòng không tới khu vực biên giới này.
Trong những tháng gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một loạt đợt điều động binh lính tới dọc đường biên giới kéo dài 911km với Syria, nơi các phiến quân đang hoạt động nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Tàu chiến Nhật thăm Hạm đội Thái Bình Dương Nga
Hãng ITAR-TASS đưa tin tàu khu trục Ariake và chiến hạm Ojeda của Nhật Bản đã đến vùng biển thuộc thành phố Vladivostok ngày 23/9, bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.
Ảnh: minh họa |
Theo kế hoạch, các thủy thủ đoàn trên hai tàu chiến Nhật Bản sẽ gặp gỡ giao lưu với lực lượng hải quân thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, trao đổi kinh nghiệm chiến đấu cũng như phối hợp tác chiến trong các chiến dịch chống khủng bố.
Ngày 26/9, tàu chiến Nhật Bản cùng tàu chiến Nga sẽ tham gia hoạt động diễn tập tại vùng vịnh Pie đại đế. Nội dung diễn tập gồm tìm kiếm, cứu nạn, phối hợp chống tàu cướp biển và giải cứu tàu bị giữ làm con tin.
Tháng Tám vừa qua, tàu chiến Nga cũng đã thăm vùng đảo Hawaii và tham gia cuộc tập trận quốc tế RIMPAK-2012 cùng tàu chiến Nhật Bản.
Nhật biểu tình phản đối Trung Quốc
Ngày 22/9, Lực lượng Phòng vệ trên bộ Nhật Bản (JGSDF) và lính thủy đánh bộ Mỹ tập trận chung tại đảo Guam. Theo Kyodo News, nội dung diễn tập giả định giành lại quyền kiểm soát một hòn đảo bị lực lượng nước ngoài chiếm giữ.
Các binh sĩ đổ bộ lên bờ biển phía bắc đảo Guam bằng tàu đổ bộ nhỏ và tiến hành tái chiếm đảo.
Đây là lần đầu tiên 2 nước tập trận bảo vệ các đảo xa bờ giữa lúc căng thẳng đang dâng cao giữa Nhật Bản và Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, JGSDF tuyên bố cuộc diễn tập không nhằm vào hòn đảo hay quốc gia cụ thể nào.
Người Nhật biểu tình phản đối Trung Quốc tại Tokyo |
Cũng trong ngày 22/9, khoảng 800 người Nhật xuống đường biểu tình tại thủ đô Tokyo để phản đối hành động của Trung Quốc xung quanh vấn đề Senkaku/Điếu Ngư, theo AFP.
Những người biểu tình vẫy cờ Nhật khi họ diễu hành gần Đại sứ quán Trung Quốc và hô các khẩu hiệu cáo buộc Bắc Kinh “hung bạo” đồng thời khẳng định “sẽ không bao giờ nhượng bộ trước bất kỳ đe dọa quân sự nào”.
Cuộc biểu tình diễn ra khá ôn hòa, không có các hành vi bạo lực như của người biểu tình quá khích ở Trung Quốc vừa qua. “Chúng tôi sẽ không cướp phá cửa hàng hay đốt cờ, đốt ảnh gì cả”, AFP dẫn lời một người Nhật khẳng định.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda kêu gọi công chúng nước này bình tĩnh và “hành động đúng phẩm giá”.
Hàn Quốc sắp tăng gấp ba tầm bắn tên lửa
Seoul và Washington đang ở rất gần thỏa thuận về việc tăng gần gấp ba tầm bắn cho các tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc, nhằm bảo vệ tốt hơn trước những đe dọa từ Triều Tiên.
Hãng tin Yonhap trích các nguồn tin ngoại giao cho hay, các tên lửa của Hàn Quốc sẽ được mở rộng tấm bắn từ 300 km lên thành 800 km, tức là đủ để vươn tới bất cứ vị trí nào tại Triều Tiên.
Mỹ hiện có 28.500 lính đồn trú tại Hàn Quốc và đảm bảo một "chiếc ô hạt nhân" trong trường hợp có bất cứ cuộc tấn công nguyên tử nào. Tuy nhiên, để đổi lại việc này, Seoul trong những năm qua phải chấp nhận hạn chế năng lực của các tên lửa.
Các tên lửa thế hệ mới của Hàn Quốc |
"Các thỏa thuận đã đạt được đối với những vấn đề quan trọng", Yonhap trích một nguồn tin, đồng thời dẫn một nguồn tin khác cho biết hai nước chỉ đang làm rõ các chi tiết trong thỏa thuận mở rộng tầm bắn tên lửa đã nhất trí từ năm 2001.
Hãng tin của Hàn Quốc cũng khẳng định tầm bắn mới đối với các tên lửa của nước này nhiều khả năng sẽ được thông báo vào tháng tới. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hiện chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về thông tin này.
Hồi tháng 3, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak cho hay các tên lửa của Triều Tiên có thể vươn tới đảo miền nam Jeju của Hàn Quốc, tức là hơn 400 km xuống phía nam tính từ biên giới hai nước.
Ông nhấn mạnh rằng Seoul cần một "điều chỉnh thực tế" đối với tầm bắn của các tên lửa hiện có.
iPhone 5 có thể cứu quan hệ Trung - Nhật
Sản phẩm mới đình đám của Apple bị chê bai vì chương trình bản đồ dở tệ, nhưng nó có khả năng trở thành giải pháp ngoại giao tuyệt vời cho tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
iPhone 5, dòng điện thoại thông minh đã từ bỏ Google Maps để ưu tiên cho bản riêng của nó, đang bị chế giễu vì nhầm lẫn các địa danh nổi tiếng, di dời vị trí các thành phố và thậm chí còn tạo cả một sân bay mới.
Một điện thoại iPhone 5 tại Hong Kong hôm 22/9 cho ra kết quả hai quần đảo khi người dùng tìm kiếm Senkaku/Điếu Ngư |
Thế nhưng giữa lúc tranh cãi đang sôi sùng sục giữa Nhật và Trung Quốc vì các đảo không người ở trên biển Hoa Đông, hệ điều hành iOS 6 của Apple đã tung ra giải pháp không chê vào đâu được.
Theo AFP, khi người dùng tìm kiếm Senkaku, quần đảo do Tokyo đang kiểm soát trên thực tế nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư, thì bản đồ của iPhone 5 cho ra kết quả có hai quần đảo nằm sát cạnh nhau.
"Bản đồ này cho mỗi nước một quần đảo. Liệu đó có phải là thông điệp từ Apple gửi đến, rằng dân thường chúng ta chẳng nên can dự vào những cuộc tranh chấp như thế?", một blogger người Nhật viết.
Đỗ Hường (tổng hợp)
Bình luận