(VTC News) - Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ thăm Việt Nam, Iran hy vọng Nga tiếp tục chuyển giao S-300, Tàu hải quân Trung Quốc bị mắc cạn ở Biển Đông, ... là những tin đáng chú ý trong ngày.
“UFO” dưới biển Baltic có thể là bẫy tầu ngầm bí mật của phát xít Đức
Một vật thể hình đĩa bay bí ẩn được tìm thấy dưới đáy biển Baltic hồi năm ngoái có thể là dấu tích một thiết bị khổng lồ thời Thế chiến II, được phát xít Đức thả xuống đó để làm gián đoạn hoạt động của tàu ngầm Xô Viết.
Vật thể bí ẩn - mang biệt danh “Baltic UFO” - được các nhà thám hiểm Thuỵ Điển phát hiện dưới đáy biển Baltic vào tháng 5/2011 thông qua thiết bị phát sóng siêu âm. Nó có hình tròn, đường kính khoảng 60m.
Quan chức hải quân Thuỵ Điển kiêm chuyên gia lịch sử chiến tranh Anders Autellus mới đây cho rằng vật thể trên có thể là mỏ neo của một thiết bị được chế tạo để cản trở các tín hiệu ra-đa của tàu ngầm và khiến chúng gặp sự cố.
Stefan Hogeborn, một thành viên khác của Ocean X, cũng đồng tình với nhận định đó, nói rằng nó nằm ngay dưới một tuyến đường biển quan trọng. Các tàu của Đức đã chở nhiều hàng hoá quan trọng qua biển Baltic thời Thế chiến II và các tàu ngầm Xô Viết đã bí mật từ vịnh Phần Lan vào biển Baltic để tấn công chúng.
Nga bác tin tàu chiến chở trực thăng chiến đấu tới Syria
Tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga Rosoboronexport hôm qua khẳng định không tàu chiến nào của Nga đang trên đường tới Syria trở các trực thăng mà công ty đã cố gắng vận chuyển trên một tàu hàng dân sự hồi tháng trước.
Một đội tàu chiến của Nga từ các hạm đội Biển Bắc, phía Bắc và Biển Đen hiện đang lên đường để tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và Biển Đen, một quan chức quân đội Nga cho biết hôm 10/7.
Rosoboronexport cho hay không tàu nào trong số đó chở các trực thăng tấn công Mi-25 và nói thêm rằng chúng vẫn ở trên một tàu hàng dân sự.
Tàu hàng Alaed thuộc sở hữu của Nga chở 3 trực thăng tấn công Mi-25 đã phải dừng lại ở ngoài khơi Scotland hôm 18/6 sau khi công ty bảo hiểm Anh Standard Club ngừng dịch vụ bảo hiểm cho tàu. Alaed sau đó buộc phải quay trở lại và vàng cảng Murmansk ở tây bắc Nga.
Tư lệnh hạm đội Thái Bình dương Mỹ thăm Việt Nam
Đô đốc Cecil D. Haney, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đang có chuyến thăm Việt Nam và xem xét hoạt động của chương trình nhân đạo Đối tác Thái Bình Dương do hải quân Mỹ tài trợ.
Chiều nay, tại Hải Phòng, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân Việt Nam tiếp đón ông Haney.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến điểm lại một số nội dung về quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian gần đây, trong đó có quan hệ quốc phòng giữa hai nước đang phát triển, phù hợp với sự phát triển của quan hệ chung giữa hai nước.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đánh giá cao kết quả hoạt động của các tàu Hải quân Mỹ và Hải quân Việt Nam từ khi hai bên thiết lập cơ chế Trao đổi Hải quân song phương hàng năm, tổ chức các cuộc trao đổi chuyên môn nhân dịp các chuyến thăm của tàu Hải quân Mỹ đến Việt Nam, cũng như việc Mỹ mời Hải quân Việt Nam tham dự các hội thảo, hội nghị quốc tế và mới nhất là mời quan sát diễn tập quân y tại Hawaii, Mỹ.
Iran vẫn hy vọng Nga chuyển giao S-300
Vấn đề chuyển giao hệ thống phòng không S-300 của Nga cho Iran vẫn có thể được giải quyết, một nhà lập pháp Iran cho biết ngày 13/7.
Ông Mohamad-Reza Mohseni-Sani, một thành viên của Ủy ban Chính sách Đối ngoại và An ninh Quốc gia thuộc Quốc hội Iran, nói ông hy vọng Moscow cuối cùng sẽ hoàn thành cam kết theo hợp đồng bằng việc chuyển giao hệ thống trên cho Tehran. Và Iran hy vọng Nga sẽ không ủng hộ những biện pháp trừng phạt “bất công” của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chống nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Việc chuyển giao các hệ thống tên lửa đất đối không S-300 cho Iran không đi ngược lại các biện pháp trừng phạt do Liên Hiệp Quốc áp đặt lên nước này, ông cho biết thêm.
“Moscow phải duy trì quan điểm độc lập với khối NATO”, đài Press TV của Iran dẫn lời ông Mohseni-Sani tuyên bố.
Ông mô tả việc Nga từ chối chuyển giao hệ thống S-300 với lý do điều đó đi ngược lại các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc nhằm vào Iran là một bước đi chiến thuật vốn không thể “là một rào cản cho quan hệ vững chắc giữa hai nước (Iran và Nga)”.
Hợp đồng cung cấp các hệ thống S-300 cho Iran trị giá 800 triệu USD được ký kết vào cuối năm 2007. Theo đó, Nga sẽ chuyển giao 5 tiểu đoàn S-300PMU-1 cho Iran.
Tàu hải quân Trung Quốc bị mắc cạn tại Biển Đông
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết một tàu khu trục nhỏ của hải quân nước này đã bị mắc cạn khi đang tuần tra tại một khu vực tranh chấp ởBiển Đông, gần Philippines.
Theo thông cáo ngắn đăng ngày 13/7 trên trang web của bộ trên, vụ việc xảy ra vào tối 11/7 khi con tàu này đang tuần tiễu gần bãi cạn Bán Nguyệt thuộc quần đảo Trường Sa.
Khu vực này cách tỉnh Palawan của Philippines khoảng 111 km về hướng Tây.
Có tin nói rằng chiếc tàu bị mắc cạn là một trong số các tàu hải quân của Trung Quốc thường tuần tra ở Biển Đông và hay gây hấn với các ngư dân Philippines tại vùng biển tranh chấp này.
Thông cáo cho biết thêm không ai bị thương trong vụ tai nạn này và hiện hoạt động cứu hộ đang được triển khai.
Đỗ Hường (tổng hợp)
Một vật thể hình đĩa bay bí ẩn được tìm thấy dưới đáy biển Baltic hồi năm ngoái có thể là dấu tích một thiết bị khổng lồ thời Thế chiến II, được phát xít Đức thả xuống đó để làm gián đoạn hoạt động của tàu ngầm Xô Viết.
Vật thể bí ẩn - mang biệt danh “Baltic UFO” - được các nhà thám hiểm Thuỵ Điển phát hiện dưới đáy biển Baltic vào tháng 5/2011 thông qua thiết bị phát sóng siêu âm. Nó có hình tròn, đường kính khoảng 60m.
Vật thể bí ẩn có đường kính 60m |
Quan chức hải quân Thuỵ Điển kiêm chuyên gia lịch sử chiến tranh Anders Autellus mới đây cho rằng vật thể trên có thể là mỏ neo của một thiết bị được chế tạo để cản trở các tín hiệu ra-đa của tàu ngầm và khiến chúng gặp sự cố.
Stefan Hogeborn, một thành viên khác của Ocean X, cũng đồng tình với nhận định đó, nói rằng nó nằm ngay dưới một tuyến đường biển quan trọng. Các tàu của Đức đã chở nhiều hàng hoá quan trọng qua biển Baltic thời Thế chiến II và các tàu ngầm Xô Viết đã bí mật từ vịnh Phần Lan vào biển Baltic để tấn công chúng.
Nga bác tin tàu chiến chở trực thăng chiến đấu tới Syria
Tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga Rosoboronexport hôm qua khẳng định không tàu chiến nào của Nga đang trên đường tới Syria trở các trực thăng mà công ty đã cố gắng vận chuyển trên một tàu hàng dân sự hồi tháng trước.
Một đội tàu chiến của Nga từ các hạm đội Biển Bắc, phía Bắc và Biển Đen hiện đang lên đường để tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và Biển Đen, một quan chức quân đội Nga cho biết hôm 10/7.
Trực thăng tấn công Mi-25 |
Rosoboronexport cho hay không tàu nào trong số đó chở các trực thăng tấn công Mi-25 và nói thêm rằng chúng vẫn ở trên một tàu hàng dân sự.
Tàu hàng Alaed thuộc sở hữu của Nga chở 3 trực thăng tấn công Mi-25 đã phải dừng lại ở ngoài khơi Scotland hôm 18/6 sau khi công ty bảo hiểm Anh Standard Club ngừng dịch vụ bảo hiểm cho tàu. Alaed sau đó buộc phải quay trở lại và vàng cảng Murmansk ở tây bắc Nga.
Tư lệnh hạm đội Thái Bình dương Mỹ thăm Việt Nam
Đô đốc Cecil D. Haney, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đang có chuyến thăm Việt Nam và xem xét hoạt động của chương trình nhân đạo Đối tác Thái Bình Dương do hải quân Mỹ tài trợ.
Chiều nay, tại Hải Phòng, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân Việt Nam tiếp đón ông Haney.
Đô đốc Cecil D. Haney |
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến điểm lại một số nội dung về quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian gần đây, trong đó có quan hệ quốc phòng giữa hai nước đang phát triển, phù hợp với sự phát triển của quan hệ chung giữa hai nước.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đánh giá cao kết quả hoạt động của các tàu Hải quân Mỹ và Hải quân Việt Nam từ khi hai bên thiết lập cơ chế Trao đổi Hải quân song phương hàng năm, tổ chức các cuộc trao đổi chuyên môn nhân dịp các chuyến thăm của tàu Hải quân Mỹ đến Việt Nam, cũng như việc Mỹ mời Hải quân Việt Nam tham dự các hội thảo, hội nghị quốc tế và mới nhất là mời quan sát diễn tập quân y tại Hawaii, Mỹ.
Iran vẫn hy vọng Nga chuyển giao S-300
Vấn đề chuyển giao hệ thống phòng không S-300 của Nga cho Iran vẫn có thể được giải quyết, một nhà lập pháp Iran cho biết ngày 13/7.
Ông Mohamad-Reza Mohseni-Sani, một thành viên của Ủy ban Chính sách Đối ngoại và An ninh Quốc gia thuộc Quốc hội Iran, nói ông hy vọng Moscow cuối cùng sẽ hoàn thành cam kết theo hợp đồng bằng việc chuyển giao hệ thống trên cho Tehran. Và Iran hy vọng Nga sẽ không ủng hộ những biện pháp trừng phạt “bất công” của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chống nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Hệ thống tên lửa phòng thủ S-300 |
Việc chuyển giao các hệ thống tên lửa đất đối không S-300 cho Iran không đi ngược lại các biện pháp trừng phạt do Liên Hiệp Quốc áp đặt lên nước này, ông cho biết thêm.
“Moscow phải duy trì quan điểm độc lập với khối NATO”, đài Press TV của Iran dẫn lời ông Mohseni-Sani tuyên bố.
Ông mô tả việc Nga từ chối chuyển giao hệ thống S-300 với lý do điều đó đi ngược lại các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc nhằm vào Iran là một bước đi chiến thuật vốn không thể “là một rào cản cho quan hệ vững chắc giữa hai nước (Iran và Nga)”.
Hợp đồng cung cấp các hệ thống S-300 cho Iran trị giá 800 triệu USD được ký kết vào cuối năm 2007. Theo đó, Nga sẽ chuyển giao 5 tiểu đoàn S-300PMU-1 cho Iran.
Tàu hải quân Trung Quốc bị mắc cạn tại Biển Đông
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết một tàu khu trục nhỏ của hải quân nước này đã bị mắc cạn khi đang tuần tra tại một khu vực tranh chấp ởBiển Đông, gần Philippines.
Theo thông cáo ngắn đăng ngày 13/7 trên trang web của bộ trên, vụ việc xảy ra vào tối 11/7 khi con tàu này đang tuần tiễu gần bãi cạn Bán Nguyệt thuộc quần đảo Trường Sa.
Hải quân Trung Quốc |
Khu vực này cách tỉnh Palawan của Philippines khoảng 111 km về hướng Tây.
Có tin nói rằng chiếc tàu bị mắc cạn là một trong số các tàu hải quân của Trung Quốc thường tuần tra ở Biển Đông và hay gây hấn với các ngư dân Philippines tại vùng biển tranh chấp này.
Thông cáo cho biết thêm không ai bị thương trong vụ tai nạn này và hiện hoạt động cứu hộ đang được triển khai.
Đỗ Hường (tổng hợp)
Bình luận