(VTC News) – Báo Hàn nêu nghi vấn Kim Jong-un bị khống chế trong vụ Chang Song-thaek, Trung Quốc xác nhận va chạm với tàu chiến Mỹ là những tin đáng chú ý.
Ông Park cho rằng, thế lực đằng sau đã "dùng" ông Kim như công cụ đắc lực để trừ khử chú dượng, để giành quyền kiểm soát lại những hoạt động sinh lời. Nếu đó là sự thật thì lực lượng đủ mạnh để có thể thực hiện vụ này chỉ có thể là quân đội.
Ông Thomas Schafer, Đại sứ Đức tại Triều Tiên, gần đây, cho biết, ông Kim bị quân đội ép thanh trừng ông Chang và ông ấy “không có lựa chọn nào khác”.
Trung Quốc xác nhận tàu chiến Mỹ, Trung suýt va chạm
Ngày 18/12, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận tàu hải quân nước này suýt va chạm với tàu chiến Mỹ trên vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông. BBC dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết tàu hải quân nước này gặp tàu chiến Mỹ khi đang đi "tuần tra thường lệ".
"Tàu hải quân Trung Quốc làm đúng theo quy định và giải quyết sự việc", thông báo cho hay. "Bộ Quốc phòng của hai nước đã nắm được tình hình và làm việc với nhau hiệu quả thông qua các kênh liên lạc bình thường".
Phía Mỹ nhấn mạnh rằng tàu USS Cowpens của mình lúc đó đang hoạt động trên vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông, tàu Trung Quốc đã tiến thẳng lên phía trước tàu USS Cowpens, sau đó dừng lại cách chiến hạm này chưa đầy 500 m. Chỉ huy USS Cowpens buộc phải chuyển hướng khẩn cấp để tránh va chạm.
Đáp lại phản ứng từ Mỹ, Global Times, tờ báo nhà nước của Trung Quốc hôm 16/12 cho biết tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Cowpens "tạo ra sự đe dọa với an ninh quân đội nước này". Đồng thời, tờ báo còn dẫn lời một chuyên gia quân sự giấu tên của Trung Quốc cho biết Mỹ "theo dõi và quấy rối" Liêu Ninh, tàu sân bay mới đang diễn tập ở Biển Đông.
Brazil sẽ không cấp qui chế tị nạn cho Snowden?
Brazil đã phủ nhận kế hoạch nước này sẽ cấp qui chế tị nạn cho cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden sau khi anh đề nghị sẽ giúp đỡ Brazil điều tra các hoạt động theo dõi gián điệp của Mỹ.
Lý do được đưa ra đó là Brazil chưa nhận được đơn xin tị nạn chính thức từ phía Snowden. Tuy nhiên, tờ Folha de S.Paulo hôm 17/12 đưa tin, một quan chức giấu tên của Brazil cho biết, nước này không muốn theo đuổi việc điều tra các chương trình giám sát của Mỹ được tiết lộ hồi tháng 6 vừa qua và từ chối cấp tị nạn cho cựu nhân viên tình báo Edward Snowden.
Có nhiều ý kiến trái chiều về việc này. Thượng nghị sỹ Ricardo Ferraso nói trên tài khoản Twitter của mình rằng: “Brazil không nên bỏ lỡ cơ hội cấp tị nạn cho Edward Snowden, người nắm giữ chìa khóa để làm sáng tỏ chương trình gián điệp của Mỹ”. Trong khi đó, một số thành viên khác trong Quốc hội Brazil khác lại phản đối và nói rằng, việc này sẽ có hại nhiều hơn là được lợi.
Triều Tiên-Hàn Quốc tổ chức cuộc gặp bàn về Kaesong
Theo AFP, ngày 19/12, Triều Tiên và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc gặp để nối lại cuộc đàm phán liên quan đến Khu công nghiệp chung Kaesong.Cuộc gặp này diễn ra kể từ sau vụ thanh trừng ông Chang Song-Thaek, người chú rể (chồng cô ruột) của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Phát biểu với các nhà báo trước khi qua biên giới, trưởng phái đoàn Hàn Quốc Kim Ki-Woong nói: "Chúng tôi sẽ đánh giá việc thực thi những gì từng được nhất trí và tiến hành các nhiệm vụ liên quan đến việc phát triển tổ hợp công nghiệp chung Kaesong."
Dự kiến, một phái đoàn ngoại giao gồm 20 bộ trưởng thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) chiều cùng ngày cũng sẽ đến thăm Khu công nghiệp Kaesong.
Tai nạn thảm khốc ở Nigeria, 22 người chết
Ngày 18/12, ít nhất 22 người thiệt mạng và 9 người khác bị thương trong một vụ tai nạn thảm khốc tại Takai, bang Kano, Đông Bắc Nigeria.
Vụ tai nạn xảy ra khi chiếc xe chở 34 hành khách chất đầy các bao thực phẩm đang di chuyển từ phía làng Magami gặp nạn, bị lật nhào và sau đó bốc cháy.
Những người bị thương đã nhanh chóng được đưa tới bệnh viện gần nhất để cấp cứu. Hiện nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra làm rõ.
Các vụ tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra tại Nigeria do hệ thống đường giao thông xuống cấp và không được sửa chữa. Hơn nữa, ý thức chấp hành giao thông của các lái xe chưa nghiêm ngặt, thường chạy với tốc độ cao để tranh giành khách trong khi xe chở khách quá cũ nên thường dẫn đến các vụ tai nạn nghiêm trọng với số người tử vong cao, đặc biệt là trong các dịp cao điểm như mùa lễ hội.
Mỹ xin lỗi về vụ bắt giữ nữ quan chức ngoại giao Ấn Độ
Ngày 19/12, kênh truyền hình CNN-IBN đưa tin Mỹ đã xin lỗi về việc bắt giữ một nữ quan chức ngoại giao Ấn Độ tại New York hồi tuần trước, động thái làm bùng phát tranh cãi ngoại giao giữa New Delhi và Washington.
Theo kênh này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đề cập vấn đề này với Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Shavshankar Menon về vụ việc kể trên, trong khi Bí thư Đối ngoại Ấn Độ Sujata Singh cũng trao đổi với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman.
Vụ bắt giữ và được cho là đối xử tệ đối với bà Phó Tổng lãnh sự Ấn Độ tại New York Devyani Khobragade hồi tuần trước đã leo thang thành một vụ tranh cãi ngoại giao giữa hai nước, khiến Thủ tướng Manmohan Singh ngày 18/12 gọi đây là một hành động “đáng bị chỉ trích”.
Anh: Hàng nghìn hộ gia đình mất điện do bão
Khoảng 3.500 ngôi nhà ở Cumbria và Lancashire và 1.000 hộ gia đình ở Bắc Ireland đã bị mất điện do bão đổ bộ xuống phía tây vương quốc Anh hôm 18/12.
Các nhà chức trách Anh đã phải ban hành nhiều cảnh báo lũ lụt tại Scotland, Wales và phía tây nam nước này.
Những cơn gió giật mạnh ảnh hưởng tại những vùng đi qua với sức gió khoảng 144km/h. Khu vực phía tây Scotland và Tây Isles là 2 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tại hạt Cumbria thuộc vùng tây bắc nước Anh, các tuyến đường cũng tạm ngừng hoạt động sau khi gió mạnh làm lật tung mái của một khách sạn trong khu vực. Cho đến nay, khoảng 900 ngôi nhà ở Aberdulais thuộc thung lũng Neath đã được nối lại đường điện.
Hàn Quốc: Kim Jong Un bị khống chế
Theo báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc, có thể lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không trực tiếp ra lệnh xử tử ông Chang Song Thaek, mà những vị tướng quyền lực theo đường lối cứng rắn đứng, đằng sau.
Ông Park Hyung-joong, thuộc Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, cho biết, việc xử lý ông Chang là một phần của cuộc đấu tranh quyền lực, nơi các phe phái trong quân đội thấy rằng, ông Chang đang tước đi nguồn lợi béo bở từ các doanh nghiệp và cố gắng lấy lại chúng.
Kim Jong-un bị khống chế trong vụ Chang Song-thaek? |
Ông Thomas Schafer, Đại sứ Đức tại Triều Tiên, gần đây, cho biết, ông Kim bị quân đội ép thanh trừng ông Chang và ông ấy “không có lựa chọn nào khác”.
Trung Quốc xác nhận tàu chiến Mỹ, Trung suýt va chạm
Ngày 18/12, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận tàu hải quân nước này suýt va chạm với tàu chiến Mỹ trên vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông. BBC dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết tàu hải quân nước này gặp tàu chiến Mỹ khi đang đi "tuần tra thường lệ".
"Tàu hải quân Trung Quốc làm đúng theo quy định và giải quyết sự việc", thông báo cho hay. "Bộ Quốc phòng của hai nước đã nắm được tình hình và làm việc với nhau hiệu quả thông qua các kênh liên lạc bình thường".
Tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Cowpens |
Đáp lại phản ứng từ Mỹ, Global Times, tờ báo nhà nước của Trung Quốc hôm 16/12 cho biết tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Cowpens "tạo ra sự đe dọa với an ninh quân đội nước này". Đồng thời, tờ báo còn dẫn lời một chuyên gia quân sự giấu tên của Trung Quốc cho biết Mỹ "theo dõi và quấy rối" Liêu Ninh, tàu sân bay mới đang diễn tập ở Biển Đông.
Brazil sẽ không cấp qui chế tị nạn cho Snowden?
Brazil đã phủ nhận kế hoạch nước này sẽ cấp qui chế tị nạn cho cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden sau khi anh đề nghị sẽ giúp đỡ Brazil điều tra các hoạt động theo dõi gián điệp của Mỹ.
Edward Snowden đề nghị giúp đỡ Brazil điều tra vụ nghe lén của Mỹ |
Có nhiều ý kiến trái chiều về việc này. Thượng nghị sỹ Ricardo Ferraso nói trên tài khoản Twitter của mình rằng: “Brazil không nên bỏ lỡ cơ hội cấp tị nạn cho Edward Snowden, người nắm giữ chìa khóa để làm sáng tỏ chương trình gián điệp của Mỹ”. Trong khi đó, một số thành viên khác trong Quốc hội Brazil khác lại phản đối và nói rằng, việc này sẽ có hại nhiều hơn là được lợi.
Triều Tiên-Hàn Quốc tổ chức cuộc gặp bàn về Kaesong
Theo AFP, ngày 19/12, Triều Tiên và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc gặp để nối lại cuộc đàm phán liên quan đến Khu công nghiệp chung Kaesong.Cuộc gặp này diễn ra kể từ sau vụ thanh trừng ông Chang Song-Thaek, người chú rể (chồng cô ruột) của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Một góc khu công nghiệp Kaesong |
Dự kiến, một phái đoàn ngoại giao gồm 20 bộ trưởng thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) chiều cùng ngày cũng sẽ đến thăm Khu công nghiệp Kaesong.
Tai nạn thảm khốc ở Nigeria, 22 người chết
Ngày 18/12, ít nhất 22 người thiệt mạng và 9 người khác bị thương trong một vụ tai nạn thảm khốc tại Takai, bang Kano, Đông Bắc Nigeria.
Vụ tai nạn xảy ra khi chiếc xe chở 34 hành khách chất đầy các bao thực phẩm đang di chuyển từ phía làng Magami gặp nạn, bị lật nhào và sau đó bốc cháy.
Hiện trường một vụ tai nạn ở Nigieria tháng 9/2012 |
Các vụ tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra tại Nigeria do hệ thống đường giao thông xuống cấp và không được sửa chữa. Hơn nữa, ý thức chấp hành giao thông của các lái xe chưa nghiêm ngặt, thường chạy với tốc độ cao để tranh giành khách trong khi xe chở khách quá cũ nên thường dẫn đến các vụ tai nạn nghiêm trọng với số người tử vong cao, đặc biệt là trong các dịp cao điểm như mùa lễ hội.
Mỹ xin lỗi về vụ bắt giữ nữ quan chức ngoại giao Ấn Độ
Ngày 19/12, kênh truyền hình CNN-IBN đưa tin Mỹ đã xin lỗi về việc bắt giữ một nữ quan chức ngoại giao Ấn Độ tại New York hồi tuần trước, động thái làm bùng phát tranh cãi ngoại giao giữa New Delhi và Washington.
Devyani Khobragade - nhà ngoại giao Ấn Độ bị phía Mỹ bắt giữ |
Vụ bắt giữ và được cho là đối xử tệ đối với bà Phó Tổng lãnh sự Ấn Độ tại New York Devyani Khobragade hồi tuần trước đã leo thang thành một vụ tranh cãi ngoại giao giữa hai nước, khiến Thủ tướng Manmohan Singh ngày 18/12 gọi đây là một hành động “đáng bị chỉ trích”.
Anh: Hàng nghìn hộ gia đình mất điện do bão
Khoảng 3.500 ngôi nhà ở Cumbria và Lancashire và 1.000 hộ gia đình ở Bắc Ireland đã bị mất điện do bão đổ bộ xuống phía tây vương quốc Anh hôm 18/12.
Ga tàu hoang tàn sau bão |
Những cơn gió giật mạnh ảnh hưởng tại những vùng đi qua với sức gió khoảng 144km/h. Khu vực phía tây Scotland và Tây Isles là 2 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tại hạt Cumbria thuộc vùng tây bắc nước Anh, các tuyến đường cũng tạm ngừng hoạt động sau khi gió mạnh làm lật tung mái của một khách sạn trong khu vực. Cho đến nay, khoảng 900 ngôi nhà ở Aberdulais thuộc thung lũng Neath đã được nối lại đường điện.
Tùy Phong (tổng hợp)
Bình luận