Động thái được thực hiện sau khi chuỗi cà phê với 55 cửa hàng này tuyên bố gia nhập thị trường trà sữa, bằng việc nhận nhượng quyền Ten Ren, một nhãn trà sữa của Đài Loan.
Chia sẻ với Zing.vn, CEO Nguyễn Hải Ninh thừa nhận chỉ mới chuyển đổi điểm bán cà phê 42 Trần Cao Vân sang trà sữa, các điểm khác vẫn kinh doanh bình thường. Ngoài một điểm chuyển đổi còn có 4 điểm trà sữa khác được mở mới.
Nguyễn Hải Ninh cũng cho biết chưa kỳ vọng lợi nhuận từ trà sữa mà chỉ muốn trải nghiệm một hình thức kinh doanh mới.
Theo kế hoạch, cửa hàng nhượng quyền trà sữa đầu tiên sẽ mở cửa vào tháng 11 tới đây.
Trước khi nhường mặt bằng cho trà sữa từ đầu tháng 10, The Coffee House Trần Cao Vân kinh doanh rất tốt, quán luôn chật kín người.
Chuỗi cà phê này trước đó cũng đóng cửa điểm bán ở vị trí đắc địa trên đường Lê Duẩn (quận 1).
Tuyên bố lấn sân sang trà sữa, CEO Nguyễn Hải Ninh cho biết hệ thống sẽ bán 3 sản phẩm chính là trà truyền thống, các loại nước uống đóng chai có sẵn và trà sữa, trong đó trà sữa là sản phẩm chủ lực. Dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ có khoảng 40 cửa hàng trà sữa trên cả nước.
Video: Công thức pha chế trà sữa tại nhà ngon và an toàn
Nguyễn Hải Ninh cũng nói thị trường trà sữa vẫn còn nhiều tiềm năng và nhiều khoảng trống cho người đến sau.
Theo báo cáo từ Euromonitor, thị trường trà sữa Việt Nam có giá trị 282 triệu USD vào năm 2016. Điều hấp dẫn nhất là thị trường trà sữa có tốc độ tăng trưởng 20% năm.
Một cuộc khảo sát gần đây, được thực hiện bởi Lozi, cho thấy cứ mỗi tháng lại có 8 cửa hàng được mở thêm. Thị trường đang có sự góp mặt của nhiều ông lớn trong ngành như Ding Tea, Toco Toco, Mr. Good Tea, Goky, Phúc Long…
Bình luận