(VTC News) – Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã trả lời chất vấn của đại biểu về vụ án Hứa Thị Mộng Hoa ở Đà Nẵng thế chấp sim điện thoại để vay tiền ngân hàng.
Phát biểu tại Quốc hội, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho biết, tại kỳ họp thứ 9 đã đề cập đến trường hợp bị can dùng 22 thùng sim điện thoại di động để cầm cố vay 47 tỷ đồng.
Từ vụ việc này, đại biểu Huỳnh Nghĩa đã đề nghị các ngành tố tụng trung ương, mà chủ công là ngành kiểm sát tập trung xem xét lại những vụ án có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, nhưng đề nghị không được tiếp thu, xử lý, trả lời.
“Vậy, đại biểu Quốc hội đem tin báo tố giác tội phạm đến tận hội trường Quốc hội mà cũng không được xem xét, xử lý, trả lời thì liệu rằng trong thực tế cơ sở sẽ diễn ra như thế nào? Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát trả lời cho đại biểu Quốc hội và cử tri biết”, đại biểu Huỳnh Nghĩa đặt câu hỏi.
Trước câu hỏi của đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết: “Trách nhiệm chung, tôi đã báo cáo trong các báo cáo gửi đến đại biểu Quốc hội. Còn trách nhiệm riêng trong vụ án Hứa Thị Mộng Hoa, ngay sau khi nhận được thông tin có dấu hiệu lừa đảo của Hứa Thị Mộng Hoa trong việc thế chấp sim điện thoại để vay tiền Techcombank.
Chúng tôi đã chuyển thông tin này đến cơ quan điều tra công an Đà Nẵng. Giao cho Viện Kiểm sát Đà Nẵng tiến hành kiểm soát giải quyết vụ việc này. Như vậy, trách nhiệm giải quyết tin báo tội phạm của Viện kiểm sát như thế đã hoàn thành”.
Ông Bình cho biết công an Đà Nẵng đã tiến hành xác minh, điều tra và đưa ra 2 luồng ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng có dấu hiệu phạm tội lừa đảo nhưng có ý kiến cho rằng không. Tương tự, quan điểm của Viện Kiểm sát thành phố Đà Nẵng cũng chia làm hai ý kiến.
“Do có những ý kiến khác nhau nên đã báo cáo Thường trực Thành ủy Đà Nẵng và Thường trực giao cho Ban Nội chính Đà Nẵng họp liên ngành tố tụng của Đà Nẵng bàn để thống nhất đường lối xử lý đối với vụ án này”, ông Bình thông tin.
Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình cho biết ngày 5/12/2014, Ban Nội chính TP. Đà Nẵng đã tổ chức cuộc họp liên ngành sau đó thống nhất không có dấu hiệu phạm tội nên đình chỉ việc kiểm tra.
Liên ngành đánh giá như vậy vì chị Hoa là một doanh nghiệp, vay của Ngân hàng Techcombank trong khoảng thời gian từ 2008-2011 khoảng 40 tỷ để kinh doanh các loại, trong đó có bất động sản, quá trình kinh doanh đã trả được 30 tỷ, còn lại 10 tỷ thế chấp bằng các tài sản như nhà, bất động sản, ô tô... trong đó có 27 thùng sim điện thoại.
Tuy nhiên, do cho rằng sim điện thoại nằm trong ngân hàng sẽ không sinh lợi nên chị Hoa đã "đánh tráo" sim giả và lấy sim thật đã thế chấp ở ngân hàng ra bán để lấy tiền trả. Chị Hoa khai việc "đánh tráo" sim này cán bộ ngân hàng cũng biết và đồng ý, còn các tài sản khác như nhà, ô tô... vẫn để trong ngân hàng.
Đến thời điểm các cơ quan tiến hành tố tụng bàn về vụ việc này thì ngân hàng và chị Hoa vẫn xác nhận nợ và xác nhận nghĩa vụ trả nợ với nhau. Ngân hàng khẳng định, không có thiệt hại gì và không có yêu cầu khởi tố vụ án.
Hành vi gian dối thì chị Hoa có tráo thùng sim điện thoại. Nhưng việc tráo này không phải gian dối hoàn toàn mà có cán bộ ngân hàng biết.
Hành vi chiếm đoạt không chứng minh được vì chị Hoa đã khẳng định tôi vẫn nợ và tôi đang trong quá trình trả nợ. Ngân hàng khẳng định không có thiệt hại gì. Đây là quá trình giải quyết vụ án”.
Tuy nhiên, với trách nhiệm chất vấn của đại biểu, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sẽ tiến hành kiểm tra lại vụ án này và sẽ trả lời chi tiết với đại biểu sau.
Phạm Thịnh
Phát biểu tại Quốc hội, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho biết, tại kỳ họp thứ 9 đã đề cập đến trường hợp bị can dùng 22 thùng sim điện thoại di động để cầm cố vay 47 tỷ đồng.
Đại biểu Huỳnh Nghĩa |
“Vậy, đại biểu Quốc hội đem tin báo tố giác tội phạm đến tận hội trường Quốc hội mà cũng không được xem xét, xử lý, trả lời thì liệu rằng trong thực tế cơ sở sẽ diễn ra như thế nào? Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát trả lời cho đại biểu Quốc hội và cử tri biết”, đại biểu Huỳnh Nghĩa đặt câu hỏi.
Trước câu hỏi của đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết: “Trách nhiệm chung, tôi đã báo cáo trong các báo cáo gửi đến đại biểu Quốc hội. Còn trách nhiệm riêng trong vụ án Hứa Thị Mộng Hoa, ngay sau khi nhận được thông tin có dấu hiệu lừa đảo của Hứa Thị Mộng Hoa trong việc thế chấp sim điện thoại để vay tiền Techcombank.
Chúng tôi đã chuyển thông tin này đến cơ quan điều tra công an Đà Nẵng. Giao cho Viện Kiểm sát Đà Nẵng tiến hành kiểm soát giải quyết vụ việc này. Như vậy, trách nhiệm giải quyết tin báo tội phạm của Viện kiểm sát như thế đã hoàn thành”.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình |
“Do có những ý kiến khác nhau nên đã báo cáo Thường trực Thành ủy Đà Nẵng và Thường trực giao cho Ban Nội chính Đà Nẵng họp liên ngành tố tụng của Đà Nẵng bàn để thống nhất đường lối xử lý đối với vụ án này”, ông Bình thông tin.
Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình cho biết ngày 5/12/2014, Ban Nội chính TP. Đà Nẵng đã tổ chức cuộc họp liên ngành sau đó thống nhất không có dấu hiệu phạm tội nên đình chỉ việc kiểm tra.
Liên ngành đánh giá như vậy vì chị Hoa là một doanh nghiệp, vay của Ngân hàng Techcombank trong khoảng thời gian từ 2008-2011 khoảng 40 tỷ để kinh doanh các loại, trong đó có bất động sản, quá trình kinh doanh đã trả được 30 tỷ, còn lại 10 tỷ thế chấp bằng các tài sản như nhà, bất động sản, ô tô... trong đó có 27 thùng sim điện thoại.
Tuy nhiên, do cho rằng sim điện thoại nằm trong ngân hàng sẽ không sinh lợi nên chị Hoa đã "đánh tráo" sim giả và lấy sim thật đã thế chấp ở ngân hàng ra bán để lấy tiền trả. Chị Hoa khai việc "đánh tráo" sim này cán bộ ngân hàng cũng biết và đồng ý, còn các tài sản khác như nhà, ô tô... vẫn để trong ngân hàng.
Đến thời điểm các cơ quan tiến hành tố tụng bàn về vụ việc này thì ngân hàng và chị Hoa vẫn xác nhận nợ và xác nhận nghĩa vụ trả nợ với nhau. Ngân hàng khẳng định, không có thiệt hại gì và không có yêu cầu khởi tố vụ án.
Video: Quốc hội thảo luận vấn đề nóng
Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình khẳng định: “Trong điều kiện như vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng không khởi tố vụ án lừa đảo, bởi vì người ta cho rằng, có hai yếu tố, hai cấu thành cơ bản của tội lừa đảo, một là phải có hành vi gian dối, hai là có hành vi chiếm đoạt.Hành vi gian dối thì chị Hoa có tráo thùng sim điện thoại. Nhưng việc tráo này không phải gian dối hoàn toàn mà có cán bộ ngân hàng biết.
Hành vi chiếm đoạt không chứng minh được vì chị Hoa đã khẳng định tôi vẫn nợ và tôi đang trong quá trình trả nợ. Ngân hàng khẳng định không có thiệt hại gì. Đây là quá trình giải quyết vụ án”.
Tuy nhiên, với trách nhiệm chất vấn của đại biểu, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sẽ tiến hành kiểm tra lại vụ án này và sẽ trả lời chi tiết với đại biểu sau.
Phạm Thịnh
Bình luận