(VTC News) – Chủ tịch trẻ tuổi Kim Jong-un đột ngột ‘sa thải’ tướng Ri Yong-ho nằm trong kế hoạch thanh lọc nhân sự nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, theo tờ Ria Novosti.
Các nhà phân tích Nga và phương Tây hôm 24/7 cùng nhận định việc nhiều trang báo mạng gần đây loan tin về một vụ đọ súng xảy ra giữa các nhóm vũ trang đối địch ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên là điều không có cơ sở, theo RIA Novosti.
Nhận định này được đưa ra sau khi tờ báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc hôm thứ Sáu tuần trước dẫn nguồn tình báo chưa xác định rằng đã có “20-30 binh lính” Triều Tiên thiệt mạng trong vụ đụng độ giữa quân đội và lực lượng phản đối tuyên bố bãi nhiệm cựu Tổng tham mưu trưởng Ri Yong-ho.
Nhận định này được đưa ra sau khi tờ báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc hôm thứ Sáu tuần trước dẫn nguồn tình báo chưa xác định rằng đã có “20-30 binh lính” Triều Tiên thiệt mạng trong vụ đụng độ giữa quân đội và lực lượng phản đối tuyên bố bãi nhiệm cựu Tổng tham mưu trưởng Ri Yong-ho.
Cũng theo tờ báo này, việc Chủ tịch trẻ tuổi Kim Jong-un đột ngột ‘sa thải’ tướng Ri Yong-ho nằm trong kế hoạch thanh lọc nhân sự nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội (một lực lượng được cho rằng đang thao túng quá nhiều quyền lực ở Triều Tiên) khiến bất đồng nội bộ nảy sinh và dẫn đến cuộc bạo động của nhiều binh lính ủng hộ ông Ri.
Cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên Ri Yong-ho (bên trái) và Chủ tịch Kim Yong-un trong một sự kiện ở Bình Nhưỡng trước khi ông Ri bất ngờ bị bãi nhiệm hôm 16/7 |
Sau tuyên bố bãi nhiệm ông Ri Yong-ho không lâu, Bình Nhưỡng đã công bố ông Hyon Yong-chol là Phó nguyên soái kiêm Tổng tham mưu trưởng, đồng thời bất ngờ bổ nhiệm Kim Jong-un làm Nguyên soái – người đứng đầu lực lượng Quân đội nhân dân Triều Tiên.
Trong khi nhiều người tỏ ra bán tín bán nghi về một cuộc xung đột thực sự đang diễn ra gay gắt ở Triều Tiên thì nhiều nhà phân tích và giới chuyên môn lại đưa ra những nhận định mang tính khả quan hơn.
Các nhà phân tích cho rằng đối với một đất nước mà internet bị cấm, các hoạt động tuyên truyền bị hạn chế tối đa và truyền thông được kiểm soát nghiêm khắc như ở Triều Tiên, những vụ việc mang tính chất biểu tình hay phản đối chế độ theo kiểu Mùa xuân Ả-rập rất ít có khả năng xảy ra.
Theo Jim Hoare, một quan chức Anh từng làm việc ở Triều Tiên năm 2001-2002, “câu chuyện về một vụ đọ súng ở Bình Nhưỡng do báo Chosun Ilbo loan tin trong khi tờ báo này có truyền thống đăng tải nhiều tin tức được lấy từ những nguồn không rõ ràng và khó xác định.”
Trong khi đó, một chuyên gia thuộc Viện Khoa học về Triều Tiên của Nga, ông Alexander Zhebin cũng nhất trí quan điểm rằng thông tin về vụ xung đột thực chất chỉ là một tin đồn hoặc là ý kiến đoán mò của các nhà phân tích ở Seoul.
“Ở Triều Tiên, với một đường lối lãnh đạo như thế, những chuyện kiểu này không thể nào xảy ra”, Zhebin – người đã có kinh nghiệm làm phóng viên ở Triều Tiên 12 năm dưới thời Xô Viết khẳng định.
Hình ảnh Quân đội nhân dân Triều Tiên trong một cuộc diễu binh |
Cũng theo ông Alexander Zhebin, “Ở Hàn Quốc hoặc các quốc gia khác, cách mạng thường bắt đầu từ sự thay đổi người lãnh đạo, đặc biệt là nhân sự thuộc Bộ Quốc Phòng vì điều này dễ dẫn tới bất ổn chính trị và gây biến động mạnh trong bộ máy quyền lực.
Tuy nhiên, nó sẽ không xảy ra ở Triều Tiên. Bởi lẽ, người dân nơi đây hiểu được rằng họ đang cùng trên một chiếc thuyền, cùng chung một vận mệnh và cùng bị đe dọa nếu đất nước rơi vào cảnh nội bộ xung đột.”
Mặc dù có chung quan điểm với Jim Hoare và Alexander Zhebin, nhưng một số chuyên gia khác cũng không loại trừ khả năng trong bối cảnh Triều Tiên đang bước sang một thời kỳ mới sau gần 2 thập kỷ dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Kim Jong-il như hiện nay, những tin đồn có thể là dấu hiệu báo trước cho một biến cố lớn.
Ông Douglas H. Paal – một chuyên gia người Triều Tiên nhận định: “Đây là thời điểm chuyển giao quyền lực mạnh mẽ ở Triều Tiên. Vì vậy những tin đồn là không thể tránh khỏi và thậm chí, người ta cũng nên chuẩn bị tinh thần trước khi những câu chuyện về xung đột hay mâu thuẫn nội bộ trở thành hiện thực.”
Chủ tịch Kim Jong-un bắt đầu nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên từ cuối năm ngoái sau cái chết của cựu Chủ tịch Kim Jong-il – người được đánh giá là coi trọng việc phát triển quân đội hơn cải cách kinh tế và xã hội.
Việc Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên - ‘lão tướng’ Ri Yong-ho đột ngột bị bãi nhiệm vào hôm 16/7 đã khiến dư luận hoài nghi về một cuộc cải cách thực sự đang diễn ra bên trong đất nước Triều Tiên dưới thời lãnh đạo trẻ Kim Jong-un.
Hạ Giang
Bình luận