Gần 80 tuổi, nhưng PGS Văn Như Cương - hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) thường gây sóng trên mạng với những quy tắc độc và các phát biểu sâu sắc về cuộc sống.
Bắt đầu sử dụng mạng xã hội khoảng một năm, tính đến thời điểm hiện tại, trang cá nhân của thầy đã có hơn 10.000 lượt theo dõi. Mỗi chia sẻ của PGS Văn Như Cương đều nhận được hàng trăm, hàng nghìn lượt thích, bình luận của các thành viên.
Bất ngờ về sự nổi tiếng này, ông cho biết: “Mạng xã hội là nơi để trao đổi chia sẻ cho vui, nên tôi rất thắc mắc tại sao mình lại nhận được sự quan tâm của nhiều người như vậy”.
Theo ông, mạng xã hội không chỉ dành cho giới trẻ mà phù hợp với mọi lứa tuổi, tầng lớp, ai cũng có thể tìm được niềm vui riêng. Thầy Cương cũng có rất nhiều người bạn đang sử dụng mạng xã hội và kết nối với mình.
Vị hiêu trưởng đặc biệt này còn chia sẻ: “Mỗi khi học sinh thắc mắc “ôi thầy nhiều tuổi mà vẫn lên mạng xã hội”. Tôi thường nói đùa thấy người ta ăn khoai mình mang mai đi đào, thấy người ta dùng mạng xã hội mình cũng húc vào chơi”.
Lý giải nguyên nhân khiến trang cá nhân của một cụ già gần 80 nhưng lại được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, thầy Văn Như Cương vui vẻ nói: “Tính tôi từ xưa đến nay vẫn thế, lúc nào cũng thích chuyện dí dỏm cho vui. Vì vậy khi sử dụng mạng xã hội tôi thường viết những chia sẻ khá hiện đại, xì tin chứ không khô khan”.
Phát ngôn thẳng thắn
Ấn tượng nhất của “cụ già U80” Văn Như Cương khi sử dụng mạng xã hội, đó là những chia sẻ của mình có thể được nhiều người cảm nhận. Và đặc biệt: “Tôi cảm thấy mình không bị lạc hậu so với giới trẻ”, thầy Cương cho biết.
Đây cũng là nơi để thầy thẳng thắn bày tỏ quan điểm cá nhân về tình hình văn hóa, xã hội, chính trị, để các bạn trẻ hiểu được thế nào là đúng, hợp lý.
Nhiều phát ngôn thẳng thắn của thầy đã nhận được sự quan tâm, hướng ứng của đông đảo thành viên. Điển hình gần đây nhất đó là phát ngôn việc ông Nguyễn Thanh Chấn - người đã chịu án oan trong 10 năm tù vừa được thả tự do vì kẻ sát nhân thật sự đã ra đầu thú.
Thầy Cương không ngại nêu ra quan điểm của mình: "Ông Nguyễn Thanh Chấn thật là may mắn. Đang bị tù chung thân vì tội giết người, thế mà mới có 10 năm thì được thả. Nguyên nhân là kẻ giết người thật sự đã ra đầu thú…. Quả là “tòa án nhân dân” mình tài thật, mô tả chính xác như quay phim thế thì còn cãi làm sao cho lại? Bây giờ mới hay cái tòa án ấy “bịa” quá giỏi, “bịa” mà i như “thật”. Xét về mặt lương tâm con người, thì kẻ đầu thú nói trên dẫ sao cũng cao hơn một bậc so với các ngài quan tòa".
Trước đó, thầy Cương cũng từng có những phát ngôn về sách giáo khoa, câu chuyện các nhà ngoại cảm... Chia sẻ này của thầy đều nhận được hàng nghìn lượt thích, bình luận và chia sẻ của mọi người.
Đặc biệt, PGS Văn Như Cương quan niệm: "Tôi không biết những phát ngôn của mình có động chạm ảnh hưởng đến ai không, nhưng tôi vẫn phải bày tỏ quan điểm của mình".
Bên cạnh đó, thông qua mạng xã hội, thầy thường quan tâm, chú ý đến ngôn ngữ, thái độ ứng xử của các bạn trẻ, để kịp thời giáo dục.
Điển hình, THPT dân lập Lương Thế Vinh là trường duy nhất đưa ra những điều cấm kỵ khi sử dụng mạng xã hội từng gây xôn xao dư luận. Hoặc gần đây, thầy Văn Như Cương còn yêu cầu các bạn đóng cửa trang thú tội để không làm ảnh hưởng đến học tập.
Không chỉ kết nối với những người bạn, ông còn sử dụng mạng xã hội để giao lưu với rất nhiều học trò của mình.
Học sinh cũ kết bạn với thầy để thường xuyên hỏi thăm thông tin về trường. Nhiều em còn nhắn tin hỏi ông cách giải bài toán khó, hay chia sẻ tâm tư tình cảm mà các em đang vướng mắc để mong nhận được lời khuyên.
PGS Văn Như Cương cho biết: “Nhiều em học sinh xin tôi tư vấn khi bị bố mẹ bắt ép thi vào đại học mà mình không thích, hoặc có những bạn chia sẻ “thầy ơi em chán quá, thi hai lần không đỗ, bây giờ em phải làm thế nào”… Mỗi khi nhận được những thắc mắc đó của các em, tôi đều dành thời gian trả lời và đưa là những lời khuyên”.
Vị hiệu trưởng này cũng cho rằng để giáo dục tốt học sinh không phải thông qua những lời nói sáo rỗng mà cần bằng hành động thiết thực. “Tôi thường vận động các thầy cô giáo trẻ sử dụng mạng xã hội để giao tiếp, liên lạc với học sinh. Nếu các em sử dụng mạng xã hội để hỏi bài, hoặc tâm sự những điều khó nói thì rất tốt. Điều đó sẽ giúp thầy trò hiểu nhau và gắn bó hơn”, ông tâm sự.
Với lượng người theo dõi đông đảo, vì vậy một điều thú vị trong ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) năm nay đối với PGS Văn Như Cương đó là ngoài những bông hoa, lời chúc mừng trực tiếp, thầy còn nhận được rất nhiều thiếp điện tử và lời chúc mừng trên mạng xã hội. Dưới mỗi dòng chia sẻ ấy, thầy đều đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành.
Niềm vui ngày 20/11
Đối với người thầy giáo già đã có hàng chục năm đứng trên bục giảng, niềm vui lớn nhất trong ngày 20/11 hàng năm đó là được nhìn lại những gương mặt học trò cũ, quay lại thăm mình và kể về những thành công mà các em đã đạt được.
Thầy cho biết, vừa qua lứa học trò đầu tiên của mình tại trường Bổ túc văn hóa Công Nông, giờ đã trở thành những cán bộ cấp cao của nhà nước, nhưng vẫn nhớ và dành thời gian quay lại thăm thầy giáo cũ. “Đó là kỷ niệm đặc biệt và cũng là thành công trong nghề giáo của tôi”, thầy Cương vui vẻ tâm sự.
Ngày 20/11 của trường THPT dân lập Lương Thế Vinh cũng diễn ra rất đặc biệt. Đó là thay vì tổ chức mít tinh, tất cả các thầy cô giáo và học sinh trong trường đã có một chuyến đi chơi vui vẻ và ý nghĩa. Dù đã cao tuổi, nhưng năm nào thầy Cương cũng đi cùng với các em học sinh, bởi “ngồi nhà tôi sốt ruột lắm”. Những chuyến đi vui vẻ và ý nghĩa này giúp tình thầy trò cũng trở nên gắn bó, thân thiết.
Được biết, năm nay trường tổ chức đi Mai Châu. Tại đây các em tổ chức rất nhiều hoạt động thú vị như giải chung kết bóng đá, đốt lửa trại, văn nghệ chúc mừng thầy cô, thăm quan, tìm hiểu văn hóa của bà con dân tộc Thái.
Theo An Hoàng/ Tri Thức
Mạng xã hội không chỉ dành cho giới trẻ
Mái tóc bạc, chòm râu dài đặc trưng của cụ già đã gần 80 tuổi nhưng PGS Văn Như Cương - hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) - lại khiến rất nhiều người bất ngờ khi là chủ nhân của một trang mạng xã hội rất được chú ý.
Trang mạng xã hội của PGS Văn Như Cương - hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh - nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. |
Bất ngờ về sự nổi tiếng này, ông cho biết: “Mạng xã hội là nơi để trao đổi chia sẻ cho vui, nên tôi rất thắc mắc tại sao mình lại nhận được sự quan tâm của nhiều người như vậy”.
Theo ông, mạng xã hội không chỉ dành cho giới trẻ mà phù hợp với mọi lứa tuổi, tầng lớp, ai cũng có thể tìm được niềm vui riêng. Thầy Cương cũng có rất nhiều người bạn đang sử dụng mạng xã hội và kết nối với mình.
Vị hiêu trưởng đặc biệt này còn chia sẻ: “Mỗi khi học sinh thắc mắc “ôi thầy nhiều tuổi mà vẫn lên mạng xã hội”. Tôi thường nói đùa thấy người ta ăn khoai mình mang mai đi đào, thấy người ta dùng mạng xã hội mình cũng húc vào chơi”.
Lý giải nguyên nhân khiến trang cá nhân của một cụ già gần 80 nhưng lại được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, thầy Văn Như Cương vui vẻ nói: “Tính tôi từ xưa đến nay vẫn thế, lúc nào cũng thích chuyện dí dỏm cho vui. Vì vậy khi sử dụng mạng xã hội tôi thường viết những chia sẻ khá hiện đại, xì tin chứ không khô khan”.
Phát ngôn thẳng thắn
Ấn tượng nhất của “cụ già U80” Văn Như Cương khi sử dụng mạng xã hội, đó là những chia sẻ của mình có thể được nhiều người cảm nhận. Và đặc biệt: “Tôi cảm thấy mình không bị lạc hậu so với giới trẻ”, thầy Cương cho biết.
|
Nhiều phát ngôn thẳng thắn của thầy đã nhận được sự quan tâm, hướng ứng của đông đảo thành viên. Điển hình gần đây nhất đó là phát ngôn việc ông Nguyễn Thanh Chấn - người đã chịu án oan trong 10 năm tù vừa được thả tự do vì kẻ sát nhân thật sự đã ra đầu thú.
Thầy Cương không ngại nêu ra quan điểm của mình: "Ông Nguyễn Thanh Chấn thật là may mắn. Đang bị tù chung thân vì tội giết người, thế mà mới có 10 năm thì được thả. Nguyên nhân là kẻ giết người thật sự đã ra đầu thú…. Quả là “tòa án nhân dân” mình tài thật, mô tả chính xác như quay phim thế thì còn cãi làm sao cho lại? Bây giờ mới hay cái tòa án ấy “bịa” quá giỏi, “bịa” mà i như “thật”. Xét về mặt lương tâm con người, thì kẻ đầu thú nói trên dẫ sao cũng cao hơn một bậc so với các ngài quan tòa".
Trước đó, thầy Cương cũng từng có những phát ngôn về sách giáo khoa, câu chuyện các nhà ngoại cảm... Chia sẻ này của thầy đều nhận được hàng nghìn lượt thích, bình luận và chia sẻ của mọi người.
Đặc biệt, PGS Văn Như Cương quan niệm: "Tôi không biết những phát ngôn của mình có động chạm ảnh hưởng đến ai không, nhưng tôi vẫn phải bày tỏ quan điểm của mình".
Thầy Văn Như Cương sử dụng mạng xã hội để có thể kết nối với bạn bè và học trò cũ |
Điển hình, THPT dân lập Lương Thế Vinh là trường duy nhất đưa ra những điều cấm kỵ khi sử dụng mạng xã hội từng gây xôn xao dư luận. Hoặc gần đây, thầy Văn Như Cương còn yêu cầu các bạn đóng cửa trang thú tội để không làm ảnh hưởng đến học tập.
Không chỉ kết nối với những người bạn, ông còn sử dụng mạng xã hội để giao lưu với rất nhiều học trò của mình.
Học sinh cũ kết bạn với thầy để thường xuyên hỏi thăm thông tin về trường. Nhiều em còn nhắn tin hỏi ông cách giải bài toán khó, hay chia sẻ tâm tư tình cảm mà các em đang vướng mắc để mong nhận được lời khuyên.
PGS Văn Như Cương cho biết: “Nhiều em học sinh xin tôi tư vấn khi bị bố mẹ bắt ép thi vào đại học mà mình không thích, hoặc có những bạn chia sẻ “thầy ơi em chán quá, thi hai lần không đỗ, bây giờ em phải làm thế nào”… Mỗi khi nhận được những thắc mắc đó của các em, tôi đều dành thời gian trả lời và đưa là những lời khuyên”.
Thầy Văn Như Cương hát cùng học trò nhân kỷ niệm ngày 20/11 tại Mai Châu (Ảnh: trang mạng xã hội của thầy Văn Như Cương). |
Với lượng người theo dõi đông đảo, vì vậy một điều thú vị trong ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) năm nay đối với PGS Văn Như Cương đó là ngoài những bông hoa, lời chúc mừng trực tiếp, thầy còn nhận được rất nhiều thiếp điện tử và lời chúc mừng trên mạng xã hội. Dưới mỗi dòng chia sẻ ấy, thầy đều đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành.
Niềm vui ngày 20/11
Đối với người thầy giáo già đã có hàng chục năm đứng trên bục giảng, niềm vui lớn nhất trong ngày 20/11 hàng năm đó là được nhìn lại những gương mặt học trò cũ, quay lại thăm mình và kể về những thành công mà các em đã đạt được.
Thầy cho biết, vừa qua lứa học trò đầu tiên của mình tại trường Bổ túc văn hóa Công Nông, giờ đã trở thành những cán bộ cấp cao của nhà nước, nhưng vẫn nhớ và dành thời gian quay lại thăm thầy giáo cũ. “Đó là kỷ niệm đặc biệt và cũng là thành công trong nghề giáo của tôi”, thầy Cương vui vẻ tâm sự.
Ngày 20/11 của trường THPT dân lập Lương Thế Vinh cũng diễn ra rất đặc biệt. Đó là thay vì tổ chức mít tinh, tất cả các thầy cô giáo và học sinh trong trường đã có một chuyến đi chơi vui vẻ và ý nghĩa. Dù đã cao tuổi, nhưng năm nào thầy Cương cũng đi cùng với các em học sinh, bởi “ngồi nhà tôi sốt ruột lắm”. Những chuyến đi vui vẻ và ý nghĩa này giúp tình thầy trò cũng trở nên gắn bó, thân thiết.
Được biết, năm nay trường tổ chức đi Mai Châu. Tại đây các em tổ chức rất nhiều hoạt động thú vị như giải chung kết bóng đá, đốt lửa trại, văn nghệ chúc mừng thầy cô, thăm quan, tìm hiểu văn hóa của bà con dân tộc Thái.
Theo An Hoàng/ Tri Thức
Bình luận