UBND tỉnh Bình Thuận bổ nhiệm bác sĩ Hồ Phi Long, Giám đốc BV Đa khoa Nam Bình Thuận (huyện Đức Linh) làm Phó giám đốc Sở Y tế, ông Long viết đơn từ chối nhiệm vụ vì lý do "phải chăm sóc mẹ già".
Sau đó, UBND tỉnh ra quyết định kỷ luật cảnh cáo vị bác sĩ vì không chấp hành quyết định điều động của cấp trên.
Theo nguyên Phó vụ trưởng Bộ Nội vụ, ông Diệp Văn Sơn, người nhiều năm công tác trong lĩnh vực tổ chức cán bộ, xung quanh vụ việc hy hữu này có rất nhiều điều đáng bàn. Trong đó có cả sự thiếu cân nhắc của người điều động lẫn cả các yếu tố lợi ích chi phối.
- Thưa ông Diệp Văn Sơn, ông nhận xét như thế nào về quyết định kỷ luật của UBND tỉnh Bình Thuận đối với bác sĩ Hồ Phi Long, người từ chối điều động lên phó giám đốc Sở Y tế?
Về mặt tổ chức, quyết định kỷ luật của UBND tỉnh là không sai. Theo quy định, công chức, viên chức phải chịu sự điều động của tổ chức. Nếu không chấp hành thì phải bị kỷ luật.
Thế nhưng, làm công tác tổ chức cán bộ thì phải thận trọng, cân nhắc. Khi điều động cán bộ, phải xem xét nhiều khía cạnh trong và ngoài chuyên môn. Cũng phải nên tìm hiểu, bàn bạc để biết tâm tư nguyện vọng của người ta. Lúc đó cán bộ mới toàn tâm toàn ý mà cống hiến.
- Nhiều ý kiến cho rằng xung quanh vụ việc điều động này có nhiều điều bất thường. Là một người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tổ chức cán bộ, ông nghĩ như thế nào?
Lâu nay, quyết định bổ nhiệm được coi như bất khả kháng, không thể từ chối. Bất thường là đương nhiên. Ở đâu cũng vậy, mỗi quyết định điều động cán bộ đều rất nhạy cảm. Người làm công tác tổ chức vì vậy phải luôn cẩn trọng.
Bất thường là từ một giám đốc bệnh viện huyện vùng khó khăn, được lên làm lãnh đạo sở, có điều kiện làm việc tốt hơn nhưng lại từ chối.
Nhưng cũng phải nói lại, cả tỉnh không lẽ chỉ có một vị bác sĩ này xứng đáng, không còn người khác hay sao?
- Nhưng thưa ông, khi điều động cán bộ, người tổ chức chắc chắn cũng đã cân nhắc kỹ về khả năng chuyên môn?
Đúng vậy. Nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận. Anh làm giám đốc bệnh viện tốt chưa chắc lên làm quản lý ở Sở Y tế đã tốt. Lên quản lý cấp sở, phải bao quát nhiều việc, từ y học, y tế, dược phẩm, đội ngũ y bác sỹ bên dưới... Không chuẩn bị kỹ, có khi không kham nổi. Làm không khéo thì vừa mất một người có chuyên môn tốt vừa có thêm một người quản lý kém.
- Đó có phải lý do duy chính để cán bộ từ chối điều động không, thưa ông?
Tôi cho rằng không phải.
- Bỏ qua trường hợp cụ thể này, người ta nói trong công tác cán bộ, có tâm lý là thà làm "trưởng nhỏ còn hơn phó to", ông có thấy như vậy?
Có thể có nguyên nhân đến từ tâm lý “đầu gà hơn đuôi voi” của cán bộ ta. Cái này rất phổ biến. Ví dụ đang là giám đốc của một đơn vị cấp huyện quyền uy lớn trong khi phó giám đốc một sở nghe thì to hơn nhưng ít quyền hành bằng. Người ta ngại là phải.
Cán bộ ta vẫn có tâm lý đó, nên việc từ chức xưa nay không có tiền lệ nhưng “thoái thác”, “chối” chức thì không hiếm.
- Thế còn lợi ích, có phải là một yếu tố quyết định, ông nghĩ thế nào?
Chắc chắn như vậy. Làm giám đốc một đơn vị cấp huyện, quản lý trực tiếp có nhiều lợi ích, kể cả chế độ lẫn quan hệ xã hội tất nhiên là hơn hẳn phó giám đốc sở đơn thuần quản lý hành chính. Nói thẳng, thực tế nhiều cán bộ ta rất sợ điều động lên vị trí cao hơn, “có tiếng mà không có miếng”.
Không riêng ngành y tế mà nhiều ngành khác đang xảy ra trường hợp như vậy. Tôi đơn cử ngành giáo dục, rất nhiều vị hiệu trưởng của một trường học rất sợ bị điều động lên làm trưởng hoặc phó phòng nào đó.
- Thưa ông, vậy có cơ chế nào để hài hòa và bảo đảm tốt chất lượng điều động cán bộ?
Hiện nay, biện pháp hữu hiệu nhất là thi tuyển. Khi thi tuyển thì chỉ có người thật sự tâm huyết, muốn đảm nhận vị trí đó mới tranh tuyển. Cái này tránh được việc người giỏi muốn thì không được làm, ngược lại người yếu kém hoặc không muốn thì lại bị bắt buộc phải làm.
Cụ thể như ở Bình Thuận, nếu công khai đồng loạt cho các giám đốc bệnh viện để thi tuyển vị trí Phó giám đốc Sở Y tế thì không khó chọn người hợp lý.
- Xin cảm ơn ông!
Kiến Giang (ghi)
Theo Một thế giới
Sau đó, UBND tỉnh ra quyết định kỷ luật cảnh cáo vị bác sĩ vì không chấp hành quyết định điều động của cấp trên.
Theo nguyên Phó vụ trưởng Bộ Nội vụ, ông Diệp Văn Sơn, người nhiều năm công tác trong lĩnh vực tổ chức cán bộ, xung quanh vụ việc hy hữu này có rất nhiều điều đáng bàn. Trong đó có cả sự thiếu cân nhắc của người điều động lẫn cả các yếu tố lợi ích chi phối.
Sở Y tế tỉnh Bình Thuận, nơi bác sĩ Long từ chối chức Phó giám đốc |
- Thưa ông Diệp Văn Sơn, ông nhận xét như thế nào về quyết định kỷ luật của UBND tỉnh Bình Thuận đối với bác sĩ Hồ Phi Long, người từ chối điều động lên phó giám đốc Sở Y tế?
Về mặt tổ chức, quyết định kỷ luật của UBND tỉnh là không sai. Theo quy định, công chức, viên chức phải chịu sự điều động của tổ chức. Nếu không chấp hành thì phải bị kỷ luật.
Thế nhưng, làm công tác tổ chức cán bộ thì phải thận trọng, cân nhắc. Khi điều động cán bộ, phải xem xét nhiều khía cạnh trong và ngoài chuyên môn. Cũng phải nên tìm hiểu, bàn bạc để biết tâm tư nguyện vọng của người ta. Lúc đó cán bộ mới toàn tâm toàn ý mà cống hiến.
- Nhiều ý kiến cho rằng xung quanh vụ việc điều động này có nhiều điều bất thường. Là một người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tổ chức cán bộ, ông nghĩ như thế nào?
Lâu nay, quyết định bổ nhiệm được coi như bất khả kháng, không thể từ chối. Bất thường là đương nhiên. Ở đâu cũng vậy, mỗi quyết định điều động cán bộ đều rất nhạy cảm. Người làm công tác tổ chức vì vậy phải luôn cẩn trọng.
Bất thường là từ một giám đốc bệnh viện huyện vùng khó khăn, được lên làm lãnh đạo sở, có điều kiện làm việc tốt hơn nhưng lại từ chối.
Nhưng cũng phải nói lại, cả tỉnh không lẽ chỉ có một vị bác sĩ này xứng đáng, không còn người khác hay sao?
- Nhưng thưa ông, khi điều động cán bộ, người tổ chức chắc chắn cũng đã cân nhắc kỹ về khả năng chuyên môn?
Đúng vậy. Nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận. Anh làm giám đốc bệnh viện tốt chưa chắc lên làm quản lý ở Sở Y tế đã tốt. Lên quản lý cấp sở, phải bao quát nhiều việc, từ y học, y tế, dược phẩm, đội ngũ y bác sỹ bên dưới... Không chuẩn bị kỹ, có khi không kham nổi. Làm không khéo thì vừa mất một người có chuyên môn tốt vừa có thêm một người quản lý kém.
- Đó có phải lý do duy chính để cán bộ từ chối điều động không, thưa ông?
Tôi cho rằng không phải.
- Bỏ qua trường hợp cụ thể này, người ta nói trong công tác cán bộ, có tâm lý là thà làm "trưởng nhỏ còn hơn phó to", ông có thấy như vậy?
Có thể có nguyên nhân đến từ tâm lý “đầu gà hơn đuôi voi” của cán bộ ta. Cái này rất phổ biến. Ví dụ đang là giám đốc của một đơn vị cấp huyện quyền uy lớn trong khi phó giám đốc một sở nghe thì to hơn nhưng ít quyền hành bằng. Người ta ngại là phải.
Cán bộ ta vẫn có tâm lý đó, nên việc từ chức xưa nay không có tiền lệ nhưng “thoái thác”, “chối” chức thì không hiếm.
- Thế còn lợi ích, có phải là một yếu tố quyết định, ông nghĩ thế nào?
Chắc chắn như vậy. Làm giám đốc một đơn vị cấp huyện, quản lý trực tiếp có nhiều lợi ích, kể cả chế độ lẫn quan hệ xã hội tất nhiên là hơn hẳn phó giám đốc sở đơn thuần quản lý hành chính. Nói thẳng, thực tế nhiều cán bộ ta rất sợ điều động lên vị trí cao hơn, “có tiếng mà không có miếng”.
Không riêng ngành y tế mà nhiều ngành khác đang xảy ra trường hợp như vậy. Tôi đơn cử ngành giáo dục, rất nhiều vị hiệu trưởng của một trường học rất sợ bị điều động lên làm trưởng hoặc phó phòng nào đó.
- Thưa ông, vậy có cơ chế nào để hài hòa và bảo đảm tốt chất lượng điều động cán bộ?
Hiện nay, biện pháp hữu hiệu nhất là thi tuyển. Khi thi tuyển thì chỉ có người thật sự tâm huyết, muốn đảm nhận vị trí đó mới tranh tuyển. Cái này tránh được việc người giỏi muốn thì không được làm, ngược lại người yếu kém hoặc không muốn thì lại bị bắt buộc phải làm.
Cụ thể như ở Bình Thuận, nếu công khai đồng loạt cho các giám đốc bệnh viện để thi tuyển vị trí Phó giám đốc Sở Y tế thì không khó chọn người hợp lý.
- Xin cảm ơn ông!
Kiến Giang (ghi)
Theo Một thế giới
Bình luận