Ở cái tuổi ngưỡng cuối cuộc đời, lẽ thường là lúc người ta an hưởng tuổi già, nhưng các nhà giáo già ở xã Tịnh Thọ (H.Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) lại làm điều ngược lại.
Nghỉ hưu nhưng chẳng ai muốn rời xa bục giảng, học trò, tâm huyết và lòng yêu nghề ấy đã thôi thúc những nhà giáo già mở một lớp học tình thương, dạy con chữ cho trẻ khuyết tật, bất hạnh.
Cơn mưa đầu ngày như trút nước. Phòng học nhỏ, cũ kỹ ở xã Tịnh Thọ nằm lọt thỏm dưới tán cây si vang lên tiếng đánh vần của những đứa trẻ khuyết tật. Hơn một năm nay, lớp học này duy trì đều đặn mỗi tuần ba buổi do Hội cựu giáo chức địa phương mở.
Trước 7 giờ thứ hai, tư, sáu, cha mẹ của những đứa trẻ bất hạnh vượt hàng chục km đường xa đưa con tới lớp. 10 học sinh của lớp đều đặc biệt, có em bị câm, bị điếc, có em nói ngọng, có em dị tật bẩm sinh được bốn thầy cô kèm cặp.
Mỗi buổi học dài hai giờ nhưng bốn thầy cô rất vất vả để truyền đạt kiến thức cho học trò. Thầy Nguyễn Đình Sen (65 tuổi) hết bày học trò đánh vần lại quay sang chỉ em khác làm toán. Không có đầy đủ dụng cụ dạy học nên thầy Sen “sáng tạo” các que tính cộng trừ bằng 10 ngón tay.
“Dạy cho trẻ khuyết tật, mình phải kiên trì mới được. Nhiều lúc đang học có em lăn ra ngủ, rồi la ó, quậy phá, thậm chí lúc tức giận còn đánh vào lưng thầy, lưng cô. Mình phải để các em đánh cho nguôi giận rồi học tiếp. Dạy mãi rồi các em cũng biết đọc, làm các phép toán đơn giản, tôi rất mừng” - thầy Sen tâm sự.
Cô giáo Nguyễn Thị Liên Thọ (62 tuổi) kể các học trò rất ham học và yêu mến thầy cô. Dù đã về hưu nhưng được dạy, giúp đỡ các em học là niềm hạnh phúc lớn lao của một nhà giáo.
Cô Thọ bật khóc khi kể về hoàn cảnh đáng thương của từng học trò: “Thấy những trẻ bất hạnh, tôi không cầm lòng được, xót xa lắm. Các thầy cô mở ra lớp học này mong các em học được cái chữ. Như thế là vui, hạnh phúc rồi”.
Còn sức còn dạy
Sáng kiến mở ra lớp học đặc biệt từ tâm ý của thầy Trần Đình Vương, Hội cựu giáo chức xã Tịnh Thọ. Thầy Vương kể ban đầu đi vận động các thầy cô giáo về hưu bàn chuyện mở lớp học tình thương cho trẻ khuyết tật có đến 21 thầy cô giáo về hưu đăng ký tham gia, ủng hộ, hỗ trợ để lớp học được mở ra.
“Vốn liếng cả đời của họ là con chữ, còn chút sức nào là đem cái vốn ấy ra giúp các em thiếu may mắn ở quê hương học chữ, có niềm vui cắp sách đến trường” - thầy Vương nói.
Thầy giáo Từ Văn Vĩnh kể khi nêu ý định mở lớp dạy học sinh khuyết tật, lãnh đạo xã ai nấy e ngại vì sợ không duy trì được. Các thầy cô giáo vẫn giữ ý định và vận động mãi, cuối cùng xã cũng thống nhất cho mở lớp.
Một phòng học tạm bợ được tận dụng của trường tiểu học Tịnh Thọ để mở lớp, đi xin bàn ghế cũ để học sinh có chỗ ngồi học. Những nhà giáo già tự nguyện lấy tiền túi của mình góp lại mua vở, sách, bút, phấn...
Lớp mở ra chỉ có hai học sinh học trong điều kiện thiếu thốn, phòng ốc nắng rọi, mưa dột, cứ ngỡ sẽ không duy trì được. Nhưng vượt lên trên sự khốn khó, các nhà giáo già vẫn tận tụy có mặt ở lớp học.
Tiếng thơm của lớp dạy học sinh khuyết tật lan đi, học trò nhanh tiến bộ nên từ hai học sinh nay đã có 10 em theo học.
“Lớp học mỗi ngày một đông, thầy cô rất mừng. Còn sức là chúng tôi còn dạy học cho các em” - thầy Nguyễn Duy Thành nói.
Theo Võ Minh/Báo Tuổi trẻ
Nghỉ hưu nhưng chẳng ai muốn rời xa bục giảng, học trò, tâm huyết và lòng yêu nghề ấy đã thôi thúc những nhà giáo già mở một lớp học tình thương, dạy con chữ cho trẻ khuyết tật, bất hạnh.
Cô Nguyễn Thị Liên Thọ với học trò. |
Trước 7 giờ thứ hai, tư, sáu, cha mẹ của những đứa trẻ bất hạnh vượt hàng chục km đường xa đưa con tới lớp. 10 học sinh của lớp đều đặc biệt, có em bị câm, bị điếc, có em nói ngọng, có em dị tật bẩm sinh được bốn thầy cô kèm cặp.
Mỗi buổi học dài hai giờ nhưng bốn thầy cô rất vất vả để truyền đạt kiến thức cho học trò. Thầy Nguyễn Đình Sen (65 tuổi) hết bày học trò đánh vần lại quay sang chỉ em khác làm toán. Không có đầy đủ dụng cụ dạy học nên thầy Sen “sáng tạo” các que tính cộng trừ bằng 10 ngón tay.
“Dạy cho trẻ khuyết tật, mình phải kiên trì mới được. Nhiều lúc đang học có em lăn ra ngủ, rồi la ó, quậy phá, thậm chí lúc tức giận còn đánh vào lưng thầy, lưng cô. Mình phải để các em đánh cho nguôi giận rồi học tiếp. Dạy mãi rồi các em cũng biết đọc, làm các phép toán đơn giản, tôi rất mừng” - thầy Sen tâm sự.
Cô giáo Nguyễn Thị Liên Thọ (62 tuổi) kể các học trò rất ham học và yêu mến thầy cô. Dù đã về hưu nhưng được dạy, giúp đỡ các em học là niềm hạnh phúc lớn lao của một nhà giáo.
Cô Thọ bật khóc khi kể về hoàn cảnh đáng thương của từng học trò: “Thấy những trẻ bất hạnh, tôi không cầm lòng được, xót xa lắm. Các thầy cô mở ra lớp học này mong các em học được cái chữ. Như thế là vui, hạnh phúc rồi”.
Còn sức còn dạy
Sáng kiến mở ra lớp học đặc biệt từ tâm ý của thầy Trần Đình Vương, Hội cựu giáo chức xã Tịnh Thọ. Thầy Vương kể ban đầu đi vận động các thầy cô giáo về hưu bàn chuyện mở lớp học tình thương cho trẻ khuyết tật có đến 21 thầy cô giáo về hưu đăng ký tham gia, ủng hộ, hỗ trợ để lớp học được mở ra.
“Vốn liếng cả đời của họ là con chữ, còn chút sức nào là đem cái vốn ấy ra giúp các em thiếu may mắn ở quê hương học chữ, có niềm vui cắp sách đến trường” - thầy Vương nói.
Thầy giáo Từ Văn Vĩnh kể khi nêu ý định mở lớp dạy học sinh khuyết tật, lãnh đạo xã ai nấy e ngại vì sợ không duy trì được. Các thầy cô giáo vẫn giữ ý định và vận động mãi, cuối cùng xã cũng thống nhất cho mở lớp.
Một phòng học tạm bợ được tận dụng của trường tiểu học Tịnh Thọ để mở lớp, đi xin bàn ghế cũ để học sinh có chỗ ngồi học. Những nhà giáo già tự nguyện lấy tiền túi của mình góp lại mua vở, sách, bút, phấn...
Lớp mở ra chỉ có hai học sinh học trong điều kiện thiếu thốn, phòng ốc nắng rọi, mưa dột, cứ ngỡ sẽ không duy trì được. Nhưng vượt lên trên sự khốn khó, các nhà giáo già vẫn tận tụy có mặt ở lớp học.
Tiếng thơm của lớp dạy học sinh khuyết tật lan đi, học trò nhanh tiến bộ nên từ hai học sinh nay đã có 10 em theo học.
“Lớp học mỗi ngày một đông, thầy cô rất mừng. Còn sức là chúng tôi còn dạy học cho các em” - thầy Nguyễn Duy Thành nói.
Theo Võ Minh/Báo Tuổi trẻ
Bình luận