(VTC News) – Bên cạnh những ý kiến đề nghị "nói không" với nhà thầu Trung Quốc, vẫn có chuyên gia cho rằng cứ tẩy chay, ghét bỏ nhà thầu Trung Quốc là không được.
Công ty Xinxing (Trung Quốc) trúng thầu cung cấp đường ống nước sông Đà với giá rẻ hơn 10% so với giá phê duyệt đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Thông tin này trở thành tâm điểm vì đường ống Sông Đà có “thâm niên” vỡ khiến hàng chục ngàn hộ gia đình lao đao vì thiếu nước.
Do lo ngại tình trạng này có thể tái diễn, không ít người kêu gọi tẩy chay nhà thầu Trung Quốc. Phóng viên báo điện tử VTC News đã phỏng vấn các chuyên gia kinh tế về vấn đề này.
TS Nguyễn Minh Phong
Tôi chưa thật rõ nội dung của thắng thầu. Nếu thắng thầu theo nghĩa chỉ cung cấp đường ống thì miễn doanh nghiệp đảm bảo chất lượng đường ống thì không vấn đề gì vì chúng ta tự lắp đặt kiểm tra, quản lý. Nhưng nếu họ triển khai xây dựng dự án, người dân lo họ có thể lắp cái gì đó trong lòng ống để đầu độc.
Chuyện này vừa tế nhị, vừa chưa rõ thông tin nên tôi không biết bình luận thế nào nhưng trong quy định thầu, riêng về chất lượng, phải đảm bảo hơn chỗ khác mới cho thắng thầu. Thành phố phải rút kinh nghiệm đợt vừa rồi nên khách quan hơn.
Còn chuyện lắp đặt, phải làm rõ cơ chế kiểm soát vì lo lắng của ngươi dân không phải không có lý. Hiện tại, người dân đang trong tình trạng cứ thấy nhà thầu Trung Quốc thì phản đối. Đây là hệ quả của toàn bộ ấn tượng không tốt về các doanh nghiệp Trung Quốc. Người dân không có thiện chí. Điều này không cấm được.
Nhà thầu Trung Quốc muốn cải thiện hình ảnh phải có những động thái chứng minh. Bên cạnh đó, thực tế phải là những dự án công khai, minh bạch, được kiểm tra rõ ràng để người dân yên tâm. Trong chuyện này, còn có trách nhiệm của cơ quan chức năng.
Chúng ta quản lý chặt chẽ đấu thầu nhưng yêu cầu cấm nhà thầu Trung Quốc, tẩy chay nhà thầu Trung Quốc là không được vì đấu thầu quốc tế đòi hỏi khách quan, công khai, bình đẳng nên không thể kỳ thị tuyệt đối.
Vấn đề là chúng ta phải là rõ các điều kiện thầu, điều kiện triển khai giám sát và các trách nhiệm, chế tài phải đầy đủ hơn, rõ ràng hơn, nghiêm minh hơn.
TS Nguyễn Trí Hiếu
Về mặt xã hội, người dân Việt Nam không thích sự tham gia của các nhà thầu Trung Quốc. Tuy nhiên, trên quan điểm kinh doanh, phải xem xét việc doanh nghiệp Trung Quốc tham gia có những bất lợi gì, lợi ích như thế nào.
Cũng không thể nhận xét chung chung, cảm tính. Cần xem xét khi đấu thầu như thế, doanh nghiệp có năng lực tài chính cũng như năng lực sản xuất như thế nào. Trong quá khứ, họ thực hiện được những chương trình gì.
Bây giờ, chống doanh nghiệp Trung Quốc là không hợp lý. Khi hội nhập, họ được quyền tham dự thầu như tất cả các công ty quốc tế khác. Có phải họ vào để có mưu đồ chính trị gì đâu. Nếu có lại là chuyện khác. Cứ tẩy chay, ghét bỏ nhà thầu Trung Quốc là không được. Loại bỏ doanh nghiệp Trung Quốc, đối xử bạc đãi nhà thầu Trung Quốc là không hợp lý.
TS Ngô Trí Long
Trúng thầu phải có nguyên tắc. Khách quan mà nói đơn vị đứng ra tổ chức đấu thầu luôn có những biện luận hợp lý, và đưa ra các tiêu chuẩn về kỹ thuật, về giá. Họ nói họ chọn đơn vị nào đó có giá thấp hơn một số công ty khác tham gia.
Nhưng người Việt Nam, đặc biệt là dân kỹ thuật, am hiểu sâu về kỹ thuật có lo ngại một vấn đề. Đó là chất lượng ống gang này. Không phải chất lượng bền hay không bền mà quan trọng là nó có an toàn với nguồn nước hay không.
Điều thứ hai cần phải nói chính là hiện nay, về trình độ công nghệ, kỹ thuật, Trung Quốc vẫn thua nhiều nước. Điều thứ 3 chính là những bài học nhãn tiền mà chúng ta thấy. Đó là công ty Trung Quốc đưa giá thầu thấp nhưng trong quá trình làm, họ đội vốn lên rất cao. Cụ thể 2 đường sắt đang trong quá trình xây dựng đã gây cản trở, ách tắc.
Vì vậy, hoài nghi của người dân là có căn cứ, có cơ sở. Đó còn chưa kể doanh nghiệp Trung Quốc con có cách đút lót rất tinh vi. Phải xem đằng sau có chuyện đó hay không, thực chất về độ an toàn vệ sinh nước, có nhiễm độc hay không.
Nói như vậy không phải là tẩy chay, không phải là đối đầu nhưng cái gì cũng có bài học kinh nghiệm. Trước hết phải bảo vệ mình. Cái gì có hiệu quả nhất, tốt nhất thì mình dùng.
Bảo Linh
Công ty Xinxing (Trung Quốc) trúng thầu cung cấp đường ống nước sông Đà với giá rẻ hơn 10% so với giá phê duyệt đang nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Thông tin này trở thành tâm điểm vì đường ống Sông Đà có “thâm niên” vỡ khiến hàng chục ngàn hộ gia đình lao đao vì thiếu nước.
Do lo ngại tình trạng này có thể tái diễn, không ít người kêu gọi tẩy chay nhà thầu Trung Quốc. Phóng viên báo điện tử VTC News đã phỏng vấn các chuyên gia kinh tế về vấn đề này.
Công ty Trung Quốc trúng thầu cung cấp đường ống nước sông Đà |
Tôi chưa thật rõ nội dung của thắng thầu. Nếu thắng thầu theo nghĩa chỉ cung cấp đường ống thì miễn doanh nghiệp đảm bảo chất lượng đường ống thì không vấn đề gì vì chúng ta tự lắp đặt kiểm tra, quản lý. Nhưng nếu họ triển khai xây dựng dự án, người dân lo họ có thể lắp cái gì đó trong lòng ống để đầu độc.
Chuyện này vừa tế nhị, vừa chưa rõ thông tin nên tôi không biết bình luận thế nào nhưng trong quy định thầu, riêng về chất lượng, phải đảm bảo hơn chỗ khác mới cho thắng thầu. Thành phố phải rút kinh nghiệm đợt vừa rồi nên khách quan hơn.
Còn chuyện lắp đặt, phải làm rõ cơ chế kiểm soát vì lo lắng của ngươi dân không phải không có lý. Hiện tại, người dân đang trong tình trạng cứ thấy nhà thầu Trung Quốc thì phản đối. Đây là hệ quả của toàn bộ ấn tượng không tốt về các doanh nghiệp Trung Quốc. Người dân không có thiện chí. Điều này không cấm được.
Nhà thầu Trung Quốc muốn cải thiện hình ảnh phải có những động thái chứng minh. Bên cạnh đó, thực tế phải là những dự án công khai, minh bạch, được kiểm tra rõ ràng để người dân yên tâm. Trong chuyện này, còn có trách nhiệm của cơ quan chức năng.
Chúng ta quản lý chặt chẽ đấu thầu nhưng yêu cầu cấm nhà thầu Trung Quốc, tẩy chay nhà thầu Trung Quốc là không được vì đấu thầu quốc tế đòi hỏi khách quan, công khai, bình đẳng nên không thể kỳ thị tuyệt đối.
Vấn đề là chúng ta phải là rõ các điều kiện thầu, điều kiện triển khai giám sát và các trách nhiệm, chế tài phải đầy đủ hơn, rõ ràng hơn, nghiêm minh hơn.
TS Nguyễn Trí Hiếu
Về mặt xã hội, người dân Việt Nam không thích sự tham gia của các nhà thầu Trung Quốc. Tuy nhiên, trên quan điểm kinh doanh, phải xem xét việc doanh nghiệp Trung Quốc tham gia có những bất lợi gì, lợi ích như thế nào.
Cũng không thể nhận xét chung chung, cảm tính. Cần xem xét khi đấu thầu như thế, doanh nghiệp có năng lực tài chính cũng như năng lực sản xuất như thế nào. Trong quá khứ, họ thực hiện được những chương trình gì.
Bây giờ, chống doanh nghiệp Trung Quốc là không hợp lý. Khi hội nhập, họ được quyền tham dự thầu như tất cả các công ty quốc tế khác. Có phải họ vào để có mưu đồ chính trị gì đâu. Nếu có lại là chuyện khác. Cứ tẩy chay, ghét bỏ nhà thầu Trung Quốc là không được. Loại bỏ doanh nghiệp Trung Quốc, đối xử bạc đãi nhà thầu Trung Quốc là không hợp lý.
TS Ngô Trí Long
Trúng thầu phải có nguyên tắc. Khách quan mà nói đơn vị đứng ra tổ chức đấu thầu luôn có những biện luận hợp lý, và đưa ra các tiêu chuẩn về kỹ thuật, về giá. Họ nói họ chọn đơn vị nào đó có giá thấp hơn một số công ty khác tham gia.
Nhưng người Việt Nam, đặc biệt là dân kỹ thuật, am hiểu sâu về kỹ thuật có lo ngại một vấn đề. Đó là chất lượng ống gang này. Không phải chất lượng bền hay không bền mà quan trọng là nó có an toàn với nguồn nước hay không.
Điều thứ hai cần phải nói chính là hiện nay, về trình độ công nghệ, kỹ thuật, Trung Quốc vẫn thua nhiều nước. Điều thứ 3 chính là những bài học nhãn tiền mà chúng ta thấy. Đó là công ty Trung Quốc đưa giá thầu thấp nhưng trong quá trình làm, họ đội vốn lên rất cao. Cụ thể 2 đường sắt đang trong quá trình xây dựng đã gây cản trở, ách tắc.
Vì vậy, hoài nghi của người dân là có căn cứ, có cơ sở. Đó còn chưa kể doanh nghiệp Trung Quốc con có cách đút lót rất tinh vi. Phải xem đằng sau có chuyện đó hay không, thực chất về độ an toàn vệ sinh nước, có nhiễm độc hay không.
Nói như vậy không phải là tẩy chay, không phải là đối đầu nhưng cái gì cũng có bài học kinh nghiệm. Trước hết phải bảo vệ mình. Cái gì có hiệu quả nhất, tốt nhất thì mình dùng.
Bảo Linh
Bình luận