Việt Nam sắp tham gia vào “cuộc đua chọc trời” khi Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) cùng đối tác đang lên dự án xây dựng tháp truyền hình Việt Nam cao nhất thế giới.
Theo văn bản chính thức của VTV, đơn vị này đang cùng 2 đối tác khác tiến hành các công tác chuẩn bị để tiến tới thực hiện “siêu” dự án tháp truyền hình cao tới 636 m, cao hơn 2 m so với tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay của Nhật Bản là tháp truyền hình Tokyo Skytree tại thủ đô Tokyo.
Việc VTV “xăng xái” với dự án tháp truyền hình Việt Nam cao nhất thế giới đã gây xôn xao dư luận cả nước. Trước hết, việc xây tháp truyền hình vốn có mục đích chính là phát sóng theo công nghệ tương tự (analog) liệu có đi ngược xu thế phát triển của truyền hình toàn thế giới cũng như trong nước hiện nay.
Với công nghệ phát sóng analog, tháp truyền hình càng cao thì diện phủ sóng truyền hình càng lớn. Đó là một lý do quan trọng khiến thế giới từng đua nhau xây tháp truyền hình ngày càng cao. Tuy nhiên, từ khi công nghệ truyền hình chuyển sang số hóa thì tháp truyền hình cao nghễu nghện đã lùi vào dĩ vãng.
Theo đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, cả nước sẽ dần chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình từ công nghệ analog tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại. Cũng theo đề án này, ngày 1-6 tới sẽ ngừng phủ sóng toàn bộ các kênh truyền hình analog tại 4 TP lớn: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng và Cần Thơ. Vậy tháp truyền hình cao nhất để làm gì khi công nghệ phát sóng đã chuyển đổi?
Điều khó hiểu thứ hai là những tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay hầu hết đều được xây ở các quốc gia giàu có hoặc có thu nhập đầu người cao hơn nước ta rất nhiều. Một nước còn nghèo như Việt Nam có nên tham gia cuộc đua tranh xây tháp truyền hình cao nhất thế giới với Nhật Bản khi thu nhập tính theo đầu người còn thấp hơn vài chục lần?
Tất nhiên, theo VTV, số tiền đầu tư vào dự án rất lớn 1,3-1,5 tỉ USD, trong đó riêng phần khối tháp truyền hình khoảng 900 triệu USD, được huy động từ các nguồn ngoài ngân sách. Tuy vậy, cần thấy là VTV hằng năm vẫn được đầu tư một nguồn ngân sách không nhỏ, đó là chưa kể hàng loạt ưu đãi mà cơ quan này muốn được thụ hưởng khi triển khai dự án.
Quan trọng hơn là đài truyền hình quốc gia có nên tham gia vào dự án có phần kinh doanh bất động sản lớn hơn chục ha với các tòa chung cư, văn phòng, khách sạn, khu dịch vụ, vui chơi giải trí, tổ chức sự kiện…?
Kỷ lục tháp truyền hình cao nhất thế giới nếu được thiết lập ở Việt Nam thì đó có thể là một kỷ lục lạ thường.
Nguồn: NLĐ
Theo văn bản chính thức của VTV, đơn vị này đang cùng 2 đối tác khác tiến hành các công tác chuẩn bị để tiến tới thực hiện “siêu” dự án tháp truyền hình cao tới 636 m, cao hơn 2 m so với tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay của Nhật Bản là tháp truyền hình Tokyo Skytree tại thủ đô Tokyo.
Với công nghệ phát sóng analog, tháp truyền hình càng cao thì diện phủ sóng truyền hình càng lớn. Đó là một lý do quan trọng khiến thế giới từng đua nhau xây tháp truyền hình ngày càng cao. Tuy nhiên, từ khi công nghệ truyền hình chuyển sang số hóa thì tháp truyền hình cao nghễu nghện đã lùi vào dĩ vãng.
Theo đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, cả nước sẽ dần chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình từ công nghệ analog tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại. Cũng theo đề án này, ngày 1-6 tới sẽ ngừng phủ sóng toàn bộ các kênh truyền hình analog tại 4 TP lớn: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng và Cần Thơ. Vậy tháp truyền hình cao nhất để làm gì khi công nghệ phát sóng đã chuyển đổi?
Điều khó hiểu thứ hai là những tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay hầu hết đều được xây ở các quốc gia giàu có hoặc có thu nhập đầu người cao hơn nước ta rất nhiều. Một nước còn nghèo như Việt Nam có nên tham gia cuộc đua tranh xây tháp truyền hình cao nhất thế giới với Nhật Bản khi thu nhập tính theo đầu người còn thấp hơn vài chục lần?
Tất nhiên, theo VTV, số tiền đầu tư vào dự án rất lớn 1,3-1,5 tỉ USD, trong đó riêng phần khối tháp truyền hình khoảng 900 triệu USD, được huy động từ các nguồn ngoài ngân sách. Tuy vậy, cần thấy là VTV hằng năm vẫn được đầu tư một nguồn ngân sách không nhỏ, đó là chưa kể hàng loạt ưu đãi mà cơ quan này muốn được thụ hưởng khi triển khai dự án.
Quan trọng hơn là đài truyền hình quốc gia có nên tham gia vào dự án có phần kinh doanh bất động sản lớn hơn chục ha với các tòa chung cư, văn phòng, khách sạn, khu dịch vụ, vui chơi giải trí, tổ chức sự kiện…?
Kỷ lục tháp truyền hình cao nhất thế giới nếu được thiết lập ở Việt Nam thì đó có thể là một kỷ lục lạ thường.
Nguồn: NLĐ
Bình luận