• Zalo

Tháo dỡ phần sai phạm công trình 8B Lê Trực: Chủ đầu tư đưa bằng chứng gây sốc

Thời sựThứ Năm, 31/08/2017 15:05:00 +07:00Google News

Công ty cổ phần May Lê Trực đã đưa ra những bằng chứng quan trọng trong việc tháo dỡ phần sai phạm công trình 8B Lê Trực.

Những ngày qua, việc xử lý sai phạm tại công trình 8B Lê Trực (Ba Đình, Hà Nội) đang có nhiều diễn biến mới khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Tháng 10/2016, việc tháo dỡ phần sai phạm công trình tại 8B Lê Trực kết thúc giai đoạn 1. Từ đó tới nay, giai đoạn 2 công việc tháo dỡ vẫn đang “dậm chân tại chỗ” do nhiều khúc mắc. Mới đây, Công ty cổ phần May Lê Trực – đại diện chủ đầu tư đã công bố những thông tin gây sốc.

Video: Chủ đầu tư 8B Lê Trực khởi kiện Hà Nội

Công trình phù hợp với Quy hoạch chi tiết 1/500?

Theo đó, Công ty cổ phần May Lê Trực cho rằng, công trình phù hợp với Quy hoạch chi tiết 1/500 do UBND TP Hà Nội phê duyệt.

Ngày 5/12/2008, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 2452/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại lô đất có ký hiệu L30 của Công ty Cổ phần May Lê Trực với các chỉ tiêu: Chiều cao công trình tối đa là 70m và cụm hỗn hợp cao 17 tầng, khối đế 5 tầng (chưa tính 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái).

Như vậy chiều cao công trình 70m là tuân thủ ý kiến của Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam tại văn bản số 82/TM-Tg1 ngày 16/1/2008.

8b le truc

Toà nhà 8B Lê Trực.

Đến ngày 16/3/2009, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội chấp thuận Quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 và Phương án thiết kế kiến trúc kèm theo văm bản số 499/QHKT-P3 với các chỉ tiêu quy hoạch: Chiều cao công trình là 69,1m; 20 tầng (gồm 17 tầng, 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái).

Tiếp đó, ngày 7/4/2009 Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản số 2154/SXD-TĐ kết quả thẩm định thiết kế cơ sở công trình thuộc dự án với quy mô công trình có 4 tầng hầm, chiều cao công trình 69,1m và 20 tầng nổi (bao gồm 17 tầng, 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái).

Hồ sơ Thiết kế kỹ thuật và Hồ sơ Thiết kế chi tiết bản vẽ thi công đã được Công ty Tư vấn Đại học xây dựng thiết kế theo quy mô chiều cao công trình 69,1m và 20 tầng đã phê duyệt và được Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) thẩm tra năm 2010.

Vào năm 2010, Công ty Cổ phần May Lê Trực thi công cọc khoan nhồi thí nghiệm và đại trà công trình, tường vây, 4 tầng hầm (theo quy mô kết cấu 20 tầng, tổng chiều cao công trình là 69,1m ( tại số 8B Lê Trực, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

Như vậy, theo công ty cổ phần May Lê Trực, chủ đầu tư đã thi công công trình tuân thủ theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được UBND TP Hà Nội phê duyệt và được Sở Quy hoạch kiến trúc chấp thuận Quy hoạch tổng thể mặt bằng 1/500 và phường án thiết kế kiến trúc.

Đồng thời, chủ đầu tư thi công theo thiết kế cơ sở đã được Sở Xây dựng thẩm định với chiều cao công trình là 69,1m và 29 tầng nổi (Văn bản số 2154/SXD-TĐ ngày 7/4/2009 của Sở Xây dựng Hà Nội).

Cấp giấy phép xây dựng sai?

Công ty cổ phần May Lê Trực cũng đưa ra những thông tin chứng minh việc cưỡng chế phá dỡ dựa theo Giấy phép xây dựng số 11/GPXD-SXD ngày 24/3/2014 là không đúng theo chuẩn thiết kế và Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được UBND TP Hà Nội phê duyệt.

21209147_1304534003002213_138201868_n 4

Công ty cổ phần May Lê Trực cũng đưa ra những thông tin chứng minh việc cưỡng chế phá dỡ dựa theo Giấy phép xây dựng số 11/GPXD-SXD ngày 24/3/2014 là không đúng theo chuẩn thiết kế và Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được UBND TP Hà Nội phê duyệt. 

Theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Lô đất có ký hiệu L30 của Công ty Cổ phần May Lê Trực được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 5/12/2008 là Quy hoạch duy nhất được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cho đến nay vẫn đang còn hiệu lực pháp luật thi hành.

Thực hiện Thông báo số số 202/TB-VPCP ngày 19/7/2010 của Văn phòng Chính phủ; Văn bản số 8987/UBND-XD ngày 4/11/2010 của UBND TP Hà Nội; Văn bản số 4160/QHKT-TH ngày 15/12/2010 của Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội thì dự án số 8B Lê Trực thuộc phụ lục I- Các dự án công trình cao tầng loại II – Giai đoạn 2 được cho phép tiếp tục triển khai theo đúng với tầng cao đã được chấp thuận (20 tầng). Danh sách các dự án này gồm 18 dự án, dự án 8B Lê Trực có số thứ tự thứ 8.

Căn cứ theo khoản 4, điều 30 của Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 của Quốc hội khóa XII thì: “Đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt là cơ sở để cấp giấy phép xây dựng và lập dự án đầu tư xây dựng”.

Như vậy, việc cấp giấy phép xây dựng cho dự án 8B Lê Trực và xây dựng công trình phải tuân thủ theo đúng Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt, là: Chiều cao công trình 69,1m; 20 tầng (bao gồm 2 tầng kỹ thuật và 1 tầng mái).

Tuy nhiên, ngày 24/3/2014 Sở Xây dựng lại cấp Giấy phép xây dựng số 11/GPXD- SXD cho công trình không đúng với Quy hoạch chi tiết và tiêu chuẩn thiết kế. Cụ thể công trình được cấp phép: chiều cao công trình là 53m và 18 tầng nổi, có 4 tầng hầm.

Như vậy chiều cao bình quân của các tầng là 2,94m (53m:18 tầng=2,94m). Trừ đi chiều dày bê tông dầm sàn, trần 0,6m, như vậy chiều cao thông thủy của một tầng chỉ còn khoảng 2,36m. Riêng tầng 1 cao 2,6m, trừ đi dầm sàn chỉ còn lại chiều cao thông thủy 1,9m.

Như vậy chiều cao trung bình của các tầng là không phù hợp, không đủ đưa vào sử dụng theo tiêu chuẩn quy định.

Cụ thể, theo Điểm 6.2.4.12 TCXDVN 323-2004 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về thiết kế nhà cao tầng thì chiều cao thông thủy các tầng ở không được nhỏ hơn 3m.

Việc Sở Xây dựng cấp phép giảm 1 tầng ở, 1 tầng kỹ thuật và giảm 16,1m chiều cao là trái với quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt tại Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 5/12/2008 của UBND TP Hà Nội.

Ngoài ra, theo quy định nếu điều chỉnh cấp phép thì phải điều chỉnh quy hoạch và cấp có thẩm quyền là UBND TP chứ không phải cấp Sở. Và việc điều chỉnh này phải phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về thiết kế nhà cao tầng đã được ban hành.

Công trình được “miễn” GPXD?

Tiếp tục đưa ra các luận cứ pháp lý, đại diện chủ đầu tư khẳng định công trình 8B Lê Trực thuộc đối tượng không phải đề nghị cấp GPXD.

aaaa-0925 (1) 6

 Đại diện chủ đầu tư khẳng định công trình 8B Lê Trực thuộc đối tượng không phải đề nghị cấp GPXD.

Dựa vào một loạt cơ sở pháp luật như: Nghị định 12/2010/NĐ-CP ngày 15/2/2010; Quyết điịnh 04/2010/QĐ-UBND ngày 20/1/2010 của UBND TP Hà Nội; Nghị định 64/2012/NĐ-CP năm 2012 quy định về cấp phép xây dựng, công trình này thuộc diện miễn cấp phép xây dựng.

Đồng thời, “nếu công trình đã khởi công xây dựng thì không phải đề nghị cấp GPXD” (Công trình đã được khởi công từ năm 2010) – đại diện Công ty cổ phần May Lê Trực nói.

Cụ thể, công trình 8B Lê Trực đã được khởi công theo Thông báo khởi công ngày 15/2/2010 theo kết cấu và quy mô công trình là 20 tầng (được UBND phường Điện Biên xác nhận), sau khi Sở Xây dựng thẩm định Thiết kế cơ sở và cho phép thi công cọc khoan nhồi; Công trình đã được khởi công xây dựng trước khi Nghị định số 64/2012/NĐ-CƠ ngày 4/9/2012 của Chính phủ có hiệu lực.

Từ đây, theo các quy định pháp luật nêu trên, công trình 8B lê Trực luôn thuộc đối tượng không phải có giấy phép xây dựng.

Phá vỡ cam kết đổi đất lấy quy hoạch?

Để được phê duyệt quy hoạch có quy mô chiều cao công trình 69,1m và 20 tầng, Công ty Cổ phần May Lê Trực đã cam kết và thực hiện xong việc bàn giao cho thành phố 1.941m2 đất để mở đường Trần Phú kéo dài với điều kiện  không yêu cầu thành phố phải đền bù diện tích đất tương đương khác.

21269835_1303937643061849_669754898_n 5

UBND phường Điện Biên tự thuê Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ bảo vệ Đông Nam Á – Việt Nam lập chốt bảo vệ ngăn cản chủ sở hữu và các hộ dân quản lý tài sản của mình. 

Cụ thể, tại văn bản số 499/QHKT-P3 ngày 16-3-2009, Sở Quy hoạch kiến trúc đã yêu cầu chủ đầu tư phải “Thực hiện cam kết không yêu cầu thành phố đền bù phần diện tích đất giành mở đường của thành phố khi giải phóng mặt bằng để mở đường theo quy hoạch mà công ty đã nêu tại công văn số 99/CV-ĐTXD ngày 8-1-2008”.

Tuy nhiên, sau đó chủ đầu tư đã bị hồi tố cấp giấp phép chiều cao công trình chỉ còn 53m và 18 tầng, không đúng với tiêu chuẩn thiết kế. Việc này là không đúng với quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt, không nhất quán trong chính sách đầu tư và không thực hiện đúng cam kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp.

Phá dỡ giật cấp nguy hiểm thế nào?

Cuối cùng Công ty cổ phần May Lê Trực đưa ra những tài liệu chứng minh việc phá dỡ giật cấp ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết cấu chịu lực và tuổi thọ công trình.

8b-le-truc-1484868754469-1344180

 Đơn vị thi công cắt ngọn vừa có công văn đề nghị dừng thi công phá dỡ giai đoạn 2 tại toà nhà 8B Lê Trực.

Theo ý kiến các chuyên gia đầu ngành về kỹ thuật xây dựng, hệ kết cấu chịu lực chính của công trình được thiết kế là kết cấu bê tông cốt thép toàn khối, liên kết chặt chẽ tạo thành một hệ thống khung không gian ổn định đối xứng.

Việc phá dỡ công trình sẽ khiến cho kết cấu ảnh hưởng nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn trước tác động của các loại tải trọng (động dất, rung chấn) nếu cục bộ một cấu kiện hay bộ phận nào mất khả năng chịu lực hoặc biến dạng và chuyển vị.

Cụ thể, ngày 24/10/2016, Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã có văn bản gửi Tập đoàn Phương Bắc- đơn vị phá dỡ giai đoạn 1 công trình, trong đó khẳng định rõ: “Việc thiết kế phá dỡ phức tạp nhất là phá dỡ phần giật cấp theo thiết kế, đặc biệt là phần giật cấp 2m46 về phía Bắc là hết sức phức tạp phải xử lý hệ cột dầm mới do bị thay đổi tính toán chịu lực, cần được nghiên cứu tính toán cẩn trọng”.

Tiếp đó, ngày 27/10/2016, trong báo cáo gửi Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Trịnh Đình Dũng, Tập đoàn Phương Bắc khẳng định: “Do tính chất phức tạp về kiến trúc và kết cấu của tòa nhà nên việc đưa ra biện pháp phá dỡ giai đoạn 2 rất khó khăn. Cụ thể, phá dỡ phần giật cấp của tòa nhà sẽ phải bỏ hầu như các cột và dầm biên chịu lực của tòa nhà”.

Như vậy việc tiếp tục phá dỡ công trình sẽ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho kết cấu và tuổi thọ của công trình, công trình có thể nghiêng hoặc đổ sập bất cứ lúc nào.

Tùng Lâm
Bình luận
vtcnews.vn