Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ công bố sáng 19/7, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã có nhiều sai phạm về đầu tư mua sắm gây lãng phí vốn.
Tại một số dự án cụ thể: do việc chưa khảo sát, tính toán đến thực tế, khả năng phát triển và ảnh hưởng của mạng di động cũng như sức cạnh tranh của các mạng thuê bao khác; việc đánh giá xu hướng phát triển của thị trường viễn thông chưa tốt, chưa đánh giá đúng, sát về xu hướng thay đổi công nghệ, xu hướng giảm giá cước viễn thông chung trên các mạng; quá trình thực hiện đầu tư chưa tuân thủ nghiêm các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư, v.v... dẫn đến một số vật tư, thiết bị mua về không sử dụng hết, kinh doanh khai thác kém hiệu quả, phải dừng đầu tư, gây lãng phí, thiệt hại về vốn như: dự án cáp đồng còn tồn kho vật tư cáp các loại trị giá 70,497 tỷ đồng; dự án Cityphone lỗ và tài sản không khấu hao hết tổng cộng 168,522 tỷ đồng.
Dự án đầu tư tuyến cáp quang biển trục Bắc – Nam với tổng mức đầu tư gần 3000 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản đã chậm tiến độ gần 10 năm. Nguyên nhân chủ yếu là: khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán, thẩm tra, phê duyệt thực hiện kéo dài từ năm 2004 đến năm 2007; VNPT chưa tổ chức thực hiện đúng các yêu cầu quy định, sau nhiều lần đôn đốc của Chính phủ, bộ Thông tin và truyền thông và Đại sứ quán Nhật Bản nhưng dự án vẫn chưa thực hiện xong giai đoạn đấu thầu, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án và môi trường đầu tư trong việc sử dụng nguồn vốn ODA.
Chưa hiệu quả
Việc quyết định đầu tư dự án Vinasat I, II với tổng mức đầu tư 9.280 tỷ đồng, tuy đạt được mục tiêu về chính trị - xã hội, khẳng định chủ quyền của Quốc gia đối với nguồn tài nguyên trên quỹ đạo vệ tinh, đảm bảo yêu cầu về thông tin vệ tinh phục vụ an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai… nhưng đến thời điểm năm 2011 chưa đảm bảo hiệu quả kinh doanh như kế hoạch trong dự án được phê duyệt, lỗ vượt dự kiến 329 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, về quản lý đầu tư tài chính dài hạn, việc đầu tư tài chính dài hạn tại các doanh nghiệp ngoài VNPT (chủ yếu là các đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính – viễn thông): đến thời điểm 31/12/2011, VNPT đã đầu tư góp vốn vào 86 doanh nghiệp với tổng giá trị 3.273,23 tỷ đồng, trong đó: 38 doanh nghiệp thu được 322 tỷ đồng lợi nhuận với tỷ suất bình quân 15,64%; 28 doanh nghiệp với giá trị đầu tư 196 tỷ đồng nhưng lợi nhuận thu được thấp (tỷ suất bình quân chỉ đạt 3,16%) và 20 doanh nghiệp khác và quỹ với giá trị đầu tư 723,8 tỷ đồng trong thời gian dài (từ 3 đến 5 năm) không thu được lợi nhuận, gây lãng phí vốn đầu tư.
VNPT chưa thực hiện nghiêm và đầy đủ trình tự, thủ tục theo Nghị định của Chính phủ và quy định của bộ Tài chính về việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính đối với 11 đơn vị. Đáng lưu ý là các sai phạm, yếu kém trong quản lý tại công ty Tài chính Bưu điện, dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ, mất vốn lớn đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán, kết luận.
Từ đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị, kiểm điểm và chỉ đạo thực hiện kiểm điểm trách nhiệm cá nhân tại công ty mẹ và đơn vị thành viên liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nêu trong phần kết quả thanh tra. Trong quá trình kiểm điểm đặc biệt chú ý đến các sai phạm trong đầu tư mua sắm và đầu tư tài chính, những sai phạm cụ thể tại công ty Tài chính Bưu điện, công ty Viễn thông Quốc tế (VTI).
Xử lý thu hồi về ngân sách nhà nước các khoản về thuế do VNPT và các đơn vị thành viên chưa thực hiện và thực hiện chưa đúng quy định trị giá 105,836 tỷ đồng (trong đó: VAT là 57,772 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp là 48,064 tỷ đồng).
Theo SGTT
Đầu tư lớn
Đáng chú ý, trong giai đoạn từ năm 2006 – 2011, VNPT đã triển khai thực hiện một số lượng dự án đầu tư lớn, quá trình thực hiện có nhiều dự án thay đổi mà chủ yếu là tăng tổng mức đầu tư; chậm tiến độ, trung bình thời gian chậm của mỗi dự án là 8,7 tháng, dẫn đến tăng chi phí đầu tư, giảm hiệu quả sử dụng vốn; chậm quyết toán vốn đầu tư, nhất là các dự án mua sắm thiết bị lớn.
Dự án Vinasat I, II với tổng mức đầu tư 9.280 tỷ đồng, nhưng chưa đảm bảo hiệu quả kinh doanh như kế hoạch. (Ảnh minh họa internet) |
Tại một số dự án cụ thể: do việc chưa khảo sát, tính toán đến thực tế, khả năng phát triển và ảnh hưởng của mạng di động cũng như sức cạnh tranh của các mạng thuê bao khác; việc đánh giá xu hướng phát triển của thị trường viễn thông chưa tốt, chưa đánh giá đúng, sát về xu hướng thay đổi công nghệ, xu hướng giảm giá cước viễn thông chung trên các mạng; quá trình thực hiện đầu tư chưa tuân thủ nghiêm các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư, v.v... dẫn đến một số vật tư, thiết bị mua về không sử dụng hết, kinh doanh khai thác kém hiệu quả, phải dừng đầu tư, gây lãng phí, thiệt hại về vốn như: dự án cáp đồng còn tồn kho vật tư cáp các loại trị giá 70,497 tỷ đồng; dự án Cityphone lỗ và tài sản không khấu hao hết tổng cộng 168,522 tỷ đồng.
Dự án đầu tư tuyến cáp quang biển trục Bắc – Nam với tổng mức đầu tư gần 3000 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản đã chậm tiến độ gần 10 năm. Nguyên nhân chủ yếu là: khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán, thẩm tra, phê duyệt thực hiện kéo dài từ năm 2004 đến năm 2007; VNPT chưa tổ chức thực hiện đúng các yêu cầu quy định, sau nhiều lần đôn đốc của Chính phủ, bộ Thông tin và truyền thông và Đại sứ quán Nhật Bản nhưng dự án vẫn chưa thực hiện xong giai đoạn đấu thầu, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án và môi trường đầu tư trong việc sử dụng nguồn vốn ODA.
Chưa hiệu quả
Việc quyết định đầu tư dự án Vinasat I, II với tổng mức đầu tư 9.280 tỷ đồng, tuy đạt được mục tiêu về chính trị - xã hội, khẳng định chủ quyền của Quốc gia đối với nguồn tài nguyên trên quỹ đạo vệ tinh, đảm bảo yêu cầu về thông tin vệ tinh phục vụ an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai… nhưng đến thời điểm năm 2011 chưa đảm bảo hiệu quả kinh doanh như kế hoạch trong dự án được phê duyệt, lỗ vượt dự kiến 329 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, về quản lý đầu tư tài chính dài hạn, việc đầu tư tài chính dài hạn tại các doanh nghiệp ngoài VNPT (chủ yếu là các đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính – viễn thông): đến thời điểm 31/12/2011, VNPT đã đầu tư góp vốn vào 86 doanh nghiệp với tổng giá trị 3.273,23 tỷ đồng, trong đó: 38 doanh nghiệp thu được 322 tỷ đồng lợi nhuận với tỷ suất bình quân 15,64%; 28 doanh nghiệp với giá trị đầu tư 196 tỷ đồng nhưng lợi nhuận thu được thấp (tỷ suất bình quân chỉ đạt 3,16%) và 20 doanh nghiệp khác và quỹ với giá trị đầu tư 723,8 tỷ đồng trong thời gian dài (từ 3 đến 5 năm) không thu được lợi nhuận, gây lãng phí vốn đầu tư.
VNPT chưa thực hiện nghiêm và đầy đủ trình tự, thủ tục theo Nghị định của Chính phủ và quy định của bộ Tài chính về việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính đối với 11 đơn vị. Đáng lưu ý là các sai phạm, yếu kém trong quản lý tại công ty Tài chính Bưu điện, dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ, mất vốn lớn đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán, kết luận.
Từ đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị, kiểm điểm và chỉ đạo thực hiện kiểm điểm trách nhiệm cá nhân tại công ty mẹ và đơn vị thành viên liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nêu trong phần kết quả thanh tra. Trong quá trình kiểm điểm đặc biệt chú ý đến các sai phạm trong đầu tư mua sắm và đầu tư tài chính, những sai phạm cụ thể tại công ty Tài chính Bưu điện, công ty Viễn thông Quốc tế (VTI).
Xử lý thu hồi về ngân sách nhà nước các khoản về thuế do VNPT và các đơn vị thành viên chưa thực hiện và thực hiện chưa đúng quy định trị giá 105,836 tỷ đồng (trong đó: VAT là 57,772 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp là 48,064 tỷ đồng).
Theo SGTT
Bình luận