Theo số liệu mới được bộ phân phâ tích kinh tế (EIU) của tạp chí Economist (Anh) mới công bố, Zurich đã soán ngôi Tokyo để trở thành thành phố có giá cả đắt đỏ nhất thế giới. Cũng theo báo cáo này, giá cả sinh hoạt ở Thụy Sĩ và Australia đã có sự tăng giá đáng kể.
Trong khi đó, 5 thành phố của Australia lọt top 20 thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Đáng chú ý, Sydney và Melbourne đứng ở vị trí thứ bảy và thứ tám.
Zurich là thành phố thơ mộng của Thụy Sĩ với những tòa nhà cổ kính, những con sông đẹp xuyên qua thành phố.
Biên tập viên Jon Copestake – Người thực hiện khảo sát tuyên bố: “Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn nhất đối với chi phí sinh hoạt ở Australia. Trong đó đồng đô la Australia đã tăng giá trị gấp đôi so với USD, mức tăng cao nhất trong vòng 1 thập kỷ qua”.
Thành phố Vancouver của Canada đã vượt qua các thành phố của Mỹ để trở thành thành phố có giá cả đắt đỏ nhất ở khu vực Bắc Mỹ và xếp hạng 37 thế giới. Còn Losangles (Mỹ) là thành phố đắt đỏ nhất của Mỹ đứng cùng vị trí thứ 42 với Thượng Hải (Trung Quốc). Điều bất ngờ là TP New York đứng ở vị trí thứ 47.
Kết quả này được đưa ra sau khi Economist tiến hành khảo sát 130 thành phố trên thế giới về giá của 160 hàng hóa bao gồm thực phẩm, quần áo, chi phí vận chuyển, tiền thuê nhà và học phí trường tư.
Các thành phố của châu Á cũng đã xếp ở các vị trí cao hơn. Cụ thể, Singapore đứng ở vị trí thứ 9 và Seoul tăng 9 bậc lên vị trí thứ 27. Tuy nhiên, châu Á cũng là nơi có những thành phố có mức chi phí sinh hoạt rẻ nhất, trong đó có 2 thành phố của Ấn Độ bao gồm Newđêli, Mumbai, còn Karachi (Pakistam) cũng lọt top này.
Click xem thêm ảnh để ngắm thành phố Zurich
Cùng xem mức giá cả tại thành phố Zurich – nơi có giá cả sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới
Chỉ số chi phí sinh hoạt: 170
Giá một ổ bánh mỳ trắng có giá: 6,15 USD, nhưng 5 năm trước chỉ có giá 3,93 USD
Còn giá 1 kg gạo trắng ở mức 5,38 USD, nhưng 5 năm trước chỉ có giá 3,04 USD
Giá một lít xăng không pha chì ở mức: 2,26 USD, nhưng 5 năm trước chỉ có giá 1,36 USD
Thành Công
Bình luận