(VTC News) - Ghi nhận đề xuất nên nghiên cứu thành lập Bộ Kinh tế biển của đại biểu Quốc hội, tuy nhiên Thủ tướng cũng chỉ ra các yếu tố khó khả thi khi tập trung toàn bộ lĩnh vực trên biển vào 1 bộ.
Trong phiên chất vấn chiều 19/11, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đề nghị Thủ tướng làm rõ những chủ trương của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế biển đảo.
“Liệu có cần bớt đầu tư công trong bờ để tăng cường nguồn lực cho phát triển kinh tế biển và liệu có cần thành lập Bộ Kinh tế biển hay không?”, đại biểu Đỗ Văn Đương đặt câu hỏi.
Trả lời câu hỏi này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Đảng đã có một nghị quyết chuyên về chiến lược biển đồng bộ. Từ đó, Chính phủ cũng đã có kế hoạch hành động, triển khai thực hiện đầu tư phát triển theo hướng vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thừa nhận việc phát triển kinh tế biển vẫn chưa được như mong muốn và Chính phủ cần phải làm tốt hơn nữa.
Thủ tướng cũng nêu quan điểm, nhiều trường hợp đầu tư trên bộ nhưng lại phục vụ phát triển kinh tế biển. Việc đầu tư sẽ phải có kế hoạch, chiến lược hiệu quả.
“Tinh thần chung là khai thác tốt nhất, hiệu quả cao nhất kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng cho biết, ghi nhận ý kiến của đại biểu Đỗ Văn Đương và nhiều đại biểu về đề xuất thành lập Bộ Kinh tế biển. Tuy nhiên để lập Bộ Kinh tế biển bao quát tất cả các lĩnh vực kinh tế biển, đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển, chủ quyền quốc gia trên biển, bảo vệ tài nguyên trên biển thì khó khả thi.
Vì hiện nay, Bộ Tài nguyên môi trường quản lý nhà nước về tài nguyên biển, các lĩnh vực còn lại khác thì do từng Bộ chịu trách nhiệm.
“Ví dụ như khai thác thủy sản thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lĩnh vực vận tải biển thuộc quản lý của bộ Giao thông Vận tải; lĩnh vực du lịch đảo biển do Bộ Văn hóa, Du lịch, Thể thao quản lý”, Thủ tướng lấy dẫn chứng.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng các loại hình kinh tế biển khó có thể phân chia rõ ràng hoặc tổng hợp trong một Bộ. Chính phủ đang cho tổng kết đánh giá nhiệm vụ để đảm bảo các Bộ hoạt động hợp lý, đảm bảo quản lý nhà nước.
“Việc lập Bộ Kinh tế biển, chúng tôi sẽ nghiên cứu tiếp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho nhiệm kỳ sau”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông tin.
Phạm Thịnh
Trong phiên chất vấn chiều 19/11, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đề nghị Thủ tướng làm rõ những chủ trương của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế biển đảo.
“Liệu có cần bớt đầu tư công trong bờ để tăng cường nguồn lực cho phát triển kinh tế biển và liệu có cần thành lập Bộ Kinh tế biển hay không?”, đại biểu Đỗ Văn Đương đặt câu hỏi.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội. |
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thừa nhận việc phát triển kinh tế biển vẫn chưa được như mong muốn và Chính phủ cần phải làm tốt hơn nữa.
Thủ tướng cũng nêu quan điểm, nhiều trường hợp đầu tư trên bộ nhưng lại phục vụ phát triển kinh tế biển. Việc đầu tư sẽ phải có kế hoạch, chiến lược hiệu quả.
“Tinh thần chung là khai thác tốt nhất, hiệu quả cao nhất kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng cho biết, ghi nhận ý kiến của đại biểu Đỗ Văn Đương và nhiều đại biểu về đề xuất thành lập Bộ Kinh tế biển. Tuy nhiên để lập Bộ Kinh tế biển bao quát tất cả các lĩnh vực kinh tế biển, đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển, chủ quyền quốc gia trên biển, bảo vệ tài nguyên trên biển thì khó khả thi.
Vì hiện nay, Bộ Tài nguyên môi trường quản lý nhà nước về tài nguyên biển, các lĩnh vực còn lại khác thì do từng Bộ chịu trách nhiệm.
“Ví dụ như khai thác thủy sản thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lĩnh vực vận tải biển thuộc quản lý của bộ Giao thông Vận tải; lĩnh vực du lịch đảo biển do Bộ Văn hóa, Du lịch, Thể thao quản lý”, Thủ tướng lấy dẫn chứng.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng các loại hình kinh tế biển khó có thể phân chia rõ ràng hoặc tổng hợp trong một Bộ. Chính phủ đang cho tổng kết đánh giá nhiệm vụ để đảm bảo các Bộ hoạt động hợp lý, đảm bảo quản lý nhà nước.
“Việc lập Bộ Kinh tế biển, chúng tôi sẽ nghiên cứu tiếp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho nhiệm kỳ sau”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông tin.
Phạm Thịnh
Bình luận