Sáng 27/5, lễ tang nhạc sỹ Thuận Yến diễn ra tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Đông đảo gia đình, bạn bè, người hâm mộ đã đến tiễn đưa nhạc sỹ Màu hoa đỏ về nơi an nghỉ cuối cùng.
Đầy đủ con gái, con trai cùng con cháu nội ngoại đã có mặt bên linh cữu đưa người nhạc sỹ hiền hậu về miền cực lạc. Con gái Thanh Lam tiều tụy khóc thương cha - người đã bên cạnh dìu dắt cô trong cuộc đời và sự nghiệp.
Nhạc sỹ Thuận Yến về đất mẹ trong những ngày tháng 5, khi trên phố, Màu hoa phượng của người rực lửa. Vậy là, ‘ánh hoàng hôn’ đã tắt sau gần một thế kỷ sáng tác và lao động nghệ thuật không mệt mỏi.
Thuận Yến đến với âm nhạc bằng cuộc lên đường cùng dân tộc ra trận, người nhạc sỹ khi ấy trở thành người chiến sỹ trên trận tuyến đánh thù, bằng lời ca và âm nhạc, thổi vào cuộc sống kháng chiến một hơi thở mới, đầy khí thế và sục sôi yêu nước.
Ông đi vào những chiến trường ác liệt nhất, sống cùng cán bộ chiến sỹ những thời khắc lịch sử, đau thương nhưng vô cùng anh dũng, dùng âm nhạc của lòng yêu nước cất lên những giai điệu đầy tự hào về Bài ca tiếp vận, Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc, Mỗi bước ta đi…
Sau này, bằng lòng kính trọng vô bờ bến với lãnh tụ, người dùng âm nhạc viết nên những giai điệu đầy ngợi ca, Bác Hồ - một tình yêu bao la, Vầng trăng Ba Ðình, Miền Trung nhớ Bác, Người về thăm quê đi vào lòng người như những sáng tác hay nhất, xúc động nhất về Bác Hồ kính yêu.
Ngày đất nước giải phóng, non sông thu về một mối, Thuận Yến hát về Màu hoa đỏ, hát về Hương tràm đầy xúc động với tâm thế một người vừa bước ra khỏi đạn bom và đau thương.
Còn nhớ, cuối những năm 80 thế kỷ trước, người nhạc sỹ của những bài ca ra trận trở về với gia đình bé nhỏ, tiếp tục viết những giai điệu cho cô con gái yêu mà đến giờ, người nghe vẫn còn nhớ mãi như những bản tình ca hay nhất mọi thời.
Cái tên Thanh Lam cũng được tạo dựng từ những Chia tay hoàng hôn, Tình yêu không lời, Khát vọng, Đợi chờ, Em tôi…của cha mình.
Vậy là, người nằm xuống sau gần một thế kỷ sống cùng âm nhạc, chia tay Thuận Yến, Chia tay hoàng hôn, tiễn đưa một cây đại thụ của nền âm nhạc cách mạng về đất mẹ...
Nghe lại những sáng tác của nhạc sỹ Thuận Yến:
Video bài hát Chia tay hoàng hôn:
Video bài hát Bài ca tiếp vận:
Video bài hát Màu hoa đỏ:
Video bài hát Em tôi:
An Yên
Đầy đủ con gái, con trai cùng con cháu nội ngoại đã có mặt bên linh cữu đưa người nhạc sỹ hiền hậu về miền cực lạc. Con gái Thanh Lam tiều tụy khóc thương cha - người đã bên cạnh dìu dắt cô trong cuộc đời và sự nghiệp.
Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân đến viếng nhạc sỹ Thuận Yến |
Thuận Yến đến với âm nhạc bằng cuộc lên đường cùng dân tộc ra trận, người nhạc sỹ khi ấy trở thành người chiến sỹ trên trận tuyến đánh thù, bằng lời ca và âm nhạc, thổi vào cuộc sống kháng chiến một hơi thở mới, đầy khí thế và sục sôi yêu nước.
Ông đi vào những chiến trường ác liệt nhất, sống cùng cán bộ chiến sỹ những thời khắc lịch sử, đau thương nhưng vô cùng anh dũng, dùng âm nhạc của lòng yêu nước cất lên những giai điệu đầy tự hào về Bài ca tiếp vận, Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc, Mỗi bước ta đi…
Sau này, bằng lòng kính trọng vô bờ bến với lãnh tụ, người dùng âm nhạc viết nên những giai điệu đầy ngợi ca, Bác Hồ - một tình yêu bao la, Vầng trăng Ba Ðình, Miền Trung nhớ Bác, Người về thăm quê đi vào lòng người như những sáng tác hay nhất, xúc động nhất về Bác Hồ kính yêu.
Ngày đất nước giải phóng, non sông thu về một mối, Thuận Yến hát về Màu hoa đỏ, hát về Hương tràm đầy xúc động với tâm thế một người vừa bước ra khỏi đạn bom và đau thương.
Còn nhớ, cuối những năm 80 thế kỷ trước, người nhạc sỹ của những bài ca ra trận trở về với gia đình bé nhỏ, tiếp tục viết những giai điệu cho cô con gái yêu mà đến giờ, người nghe vẫn còn nhớ mãi như những bản tình ca hay nhất mọi thời.
Cái tên Thanh Lam cũng được tạo dựng từ những Chia tay hoàng hôn, Tình yêu không lời, Khát vọng, Đợi chờ, Em tôi…của cha mình.
Vậy là, người nằm xuống sau gần một thế kỷ sống cùng âm nhạc, chia tay Thuận Yến, Chia tay hoàng hôn, tiễn đưa một cây đại thụ của nền âm nhạc cách mạng về đất mẹ...
Sự ra đi của nhạc sỹ Thuận Yến, biểu tượng của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam khiến nhiều thế hệ khán giả không khỏi tiếc nuối. (Ảnh: Phạm Thành) |
Video bài hát Chia tay hoàng hôn:
Video bài hát Bài ca tiếp vận:
Video bài hát Màu hoa đỏ:
Video bài hát Em tôi:
An Yên
Bình luận