(VTC News) – Theo chỉ đạo của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa, ít nhất 14 tấn cá lồng của người dân tại các xã Thành Vinh, Thạch Cẩm (huyện Thạch Thành) bị chết đã phải đi tiêu hủy…
Theo tìm hiểu của PV báo VTC News, sự việc cá chết trắng bè trên sông Bưởi (Thanh Hóa) vừa qua đã khiến hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp và hàng ngàn hộ dân bị ảnh hưởng gián tiếp.
Ông Nguyễn Xuân Huy (Chủ tịch UBND xã Thành Vinh, huyện Thạch Thành) cho biết, lượng các lồng chết tại địa bàn là rất lớn. Thống kê ban đầu, hiện có tổng 14 tấn cá lồng đã chết. Trong đó tại xã Thành Vinh có 20 lồng cá thì chết 10,3 tấn cá; còn lại tại các xã Thạch Lâm, Thạnh Cẩm, Thành Mỹ chết khoảng 3,7 tấn cá.
Ngay sau khi nhận được chỉ đạo của các cơ quan chức năng cấp trên, chính quyền địa phương đã phối hợp cùng người dân đi tiêu hủy toàn bộ số cá chết bất thường này, tránh ô nhiễm môi trường.
Bà Nguyễn Thị Báu đau đớn đứng trước gần 3 tấn cá trắm chết vừa vớt lên xếp thành dãy dài trên mặt lồng. Nếu tính theo giá thị trường khoảng 150.000 đồng/kg, thì gia đình bà Báu thiệt hại ít nhất 160 triệu đồng.
Sự mất mát quá bất ngờ khiến bà Báu suy sụp. Bà nói trong nước mắt: “Gia đình tôi dốc hết vốn liếng nuôi cá. Nếu để đến cuối năm, lượng cá bán sẽ lãi từ 300-400 triệu. Giờ mất sạch, biết sống vào đâu”?.
Khi đưa cá đi tiêu hủy, bà Báu ngất lên ngất xuống, nước mắt lưng tròng. Bà khóc: “Ối giời oiuw, sao tôi lại khổ thế này? Kẻ nào đã giết hết cá của tôi?...”.
Còn anh Lê Huy Tiễn (trú tại thôn Lộc Phượng I, xã Thành Vinh) cho biết, khoảng 22h đêm 6/5, tại nhiều lồng đã phát hiện cá bơi chậm hơn, lờ đờ. Tuy nhiên cho rằng cá bị mệt mỏi do thời tiết thay đổi, nhiều người đã mang bạt quây lồng cá lại. Đến sáng thì chết cả loạt.
Nguồn nước sông ô nhiễm nặng khiến không ít gia đình bị ảnh hưởng. Theo thống kê, chỉ riêng tại xã Thành Mỹ, hiện có ít nhất 10% hộ gia đình thuộc hộ nghèo phải dùng nước trực tiếp từ dưới sông Bưởi. Tình trạng nước ô nhiễm và cá chết trắng sông làm người dân hoang mang và phải đi xin nước.
Ông Nguyễn Văn Chính (thôn Tân Tiến, xã Thành Mỹ) cho biết, xã chưa có nguồn nước máy, người dân chủ yếu dùng nước từ giếng khơi hoặc giếng khoan. Việc nước sông Bưởi ô nhiễm khiến không ít hộ lo sợ nguồn nước giếng sát bờ sông cũng bị ngấm độc theo.
Được biết, trước đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền, Phó Giám đốc Sở TN&MT Lưu Trọng Quang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lê văn Đốc cùng các ban ngành huyện Thạch Thành đã trực tiếp có mặt tại hiện trường cá chết.
Sau khi khảo sát thực trạng, ông Nguyễn Đức Quyền đã chỉ đạo các sở ngành chức năng, UBND huyện Thạch Thành khẩn trương vào cuộc truy tìm nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và chết cá hàng loạt. UBND huyện Thạch Thành cần thông kê chi tiết lượng cá chết của người dân, nhằm sớm có biện pháp hỗ trợ hỗ trợ kịp thời về kinh tế.
Ông Lê Văn Bình, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa) cho biết, từ thông tin báo chí phản ánh và báo cáo của UBND huyện Thạch Thành về tình trạng nước sông ô nhiễm, gây chết cá hàng loạt, ngày 5/5 đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp các ban ngành tỉnh Hòa Bình làm rõ nguyên nhân cá chết tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Theo đó, lãnh đạo Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình (trụ sở tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã thừa nhận việc xả nước thải ra thượng nguồn sông Bưởi gây ô nhiễm.
Theo giải trình từ phía Công ty cổ phần Hòa Bình, do nhà máy đang trong quá trình chạy thử và hệ thống xử lý nguồn nước thải chưa được hoàn thiện, dẫn tới việc đã lượng nước thải lớn xả thải chưa qua xử lý ra thượng nguồn sông Bưởi.
Khảo sát tại khu vực từ đoạn nhà máy mía đường xuôi dọc sông Bưởi về phía hạ lưu, nước ô nhiễm chuyển màu xanh đục, bố mùi hôi lạ thường, nổi bọt đen và gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt…
Nhóm PV
Theo tìm hiểu của PV báo VTC News, sự việc cá chết trắng bè trên sông Bưởi (Thanh Hóa) vừa qua đã khiến hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp và hàng ngàn hộ dân bị ảnh hưởng gián tiếp.
Ông Nguyễn Xuân Huy (Chủ tịch UBND xã Thành Vinh, huyện Thạch Thành) cho biết, lượng các lồng chết tại địa bàn là rất lớn. Thống kê ban đầu, hiện có tổng 14 tấn cá lồng đã chết. Trong đó tại xã Thành Vinh có 20 lồng cá thì chết 10,3 tấn cá; còn lại tại các xã Thạch Lâm, Thạnh Cẩm, Thành Mỹ chết khoảng 3,7 tấn cá.
Nhiều gia đình ven sông Bưởi (Thanh Hóa) sạt nghiệp vì cá chết hàng loạt. |
Bà Nguyễn Thị Báu đau đớn đứng trước gần 3 tấn cá trắm chết vừa vớt lên xếp thành dãy dài trên mặt lồng. Nếu tính theo giá thị trường khoảng 150.000 đồng/kg, thì gia đình bà Báu thiệt hại ít nhất 160 triệu đồng.
Sự mất mát quá bất ngờ khiến bà Báu suy sụp. Bà nói trong nước mắt: “Gia đình tôi dốc hết vốn liếng nuôi cá. Nếu để đến cuối năm, lượng cá bán sẽ lãi từ 300-400 triệu. Giờ mất sạch, biết sống vào đâu”?.
Khi đưa cá đi tiêu hủy, bà Báu ngất lên ngất xuống, nước mắt lưng tròng. Bà khóc: “Ối giời oiuw, sao tôi lại khổ thế này? Kẻ nào đã giết hết cá của tôi?...”.
Còn anh Lê Huy Tiễn (trú tại thôn Lộc Phượng I, xã Thành Vinh) cho biết, khoảng 22h đêm 6/5, tại nhiều lồng đã phát hiện cá bơi chậm hơn, lờ đờ. Tuy nhiên cho rằng cá bị mệt mỏi do thời tiết thay đổi, nhiều người đã mang bạt quây lồng cá lại. Đến sáng thì chết cả loạt.
Nguồn nước sông ô nhiễm nặng khiến không ít gia đình bị ảnh hưởng. Theo thống kê, chỉ riêng tại xã Thành Mỹ, hiện có ít nhất 10% hộ gia đình thuộc hộ nghèo phải dùng nước trực tiếp từ dưới sông Bưởi. Tình trạng nước ô nhiễm và cá chết trắng sông làm người dân hoang mang và phải đi xin nước.
Ông Nguyễn Văn Chính (thôn Tân Tiến, xã Thành Mỹ) cho biết, xã chưa có nguồn nước máy, người dân chủ yếu dùng nước từ giếng khơi hoặc giếng khoan. Việc nước sông Bưởi ô nhiễm khiến không ít hộ lo sợ nguồn nước giếng sát bờ sông cũng bị ngấm độc theo.
Người dân nuôi cá đau đớn vì cá chết trắng bè. |
Sau khi khảo sát thực trạng, ông Nguyễn Đức Quyền đã chỉ đạo các sở ngành chức năng, UBND huyện Thạch Thành khẩn trương vào cuộc truy tìm nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và chết cá hàng loạt. UBND huyện Thạch Thành cần thông kê chi tiết lượng cá chết của người dân, nhằm sớm có biện pháp hỗ trợ hỗ trợ kịp thời về kinh tế.
Ông Lê Văn Bình, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa) cho biết, từ thông tin báo chí phản ánh và báo cáo của UBND huyện Thạch Thành về tình trạng nước sông ô nhiễm, gây chết cá hàng loạt, ngày 5/5 đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp các ban ngành tỉnh Hòa Bình làm rõ nguyên nhân cá chết tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Theo đó, lãnh đạo Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình (trụ sở tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã thừa nhận việc xả nước thải ra thượng nguồn sông Bưởi gây ô nhiễm.
Theo giải trình từ phía Công ty cổ phần Hòa Bình, do nhà máy đang trong quá trình chạy thử và hệ thống xử lý nguồn nước thải chưa được hoàn thiện, dẫn tới việc đã lượng nước thải lớn xả thải chưa qua xử lý ra thượng nguồn sông Bưởi.
Khảo sát tại khu vực từ đoạn nhà máy mía đường xuôi dọc sông Bưởi về phía hạ lưu, nước ô nhiễm chuyển màu xanh đục, bố mùi hôi lạ thường, nổi bọt đen và gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt…
Nhóm PV
Bình luận