(VTC News) - Đã có những lúc các cầu thủ nhập tịch rất gần đội tuyển và gây ấn tượng mạnh mẽ trong các trận giao hữu nhưng rồi trước thềm các giải đấu lớn người ta gần như không nhắc đến tên họ. HLV trưởng luôn là người lắc đầu với các cầu thủ nhập tịch. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tuyển quốc gia là cuộc chơi riêng của nhưng cầu thủ "máu đỏ da vàng"?.
Mang đến Nam Phi một đội hình nhiều màu da, người Đức đã chiếu sáng cả một kỳ World Cup 2010 và đem lại cho thế giới bóng đá những trận cầu mãn nhãn. Dù không thể đăng quang nhưng họ đã thổi những luồng gió mát vào lòng người hâm mộ qua đó ít nhiều xua tan sự oi ả mà lối đá thực dụng tạo nên suốt mùa hè vừa qua.
Người Đức đã dần chuyển mình từ hình ảnh về một cỗ xe tăng thường chậm chậm tiến về đích để thay vào đó là lối đá tổng hợp đầy quyến rũ mà công lớn trong việc này thuộc về những cầu thủ không mang trong mình 100% dòng máu người Đức. Họ đến từ nhiều nơi trên thế giới từ châu Phi (Boateng), châu Âu (Klose, Podoski), Nam Mỹ (Cacau) và một đất nước có 3/4 diện tích ở châu Á (Ozil - Thổ Nhỹ Kì). Vai trò của những cầu thủ nhập tịch là rất lớn lao, Ozil trở thành linh hồn của Đức, Boateng thành "máy quét" hiệu quả, bộ đôi tiền đạo đến từ Ba Lan (Podoski, Klose) trở thành hai "nòng súng" còn Cacau thì ầm thầm tỏa sáng. Họ đã đóng góp 8/16 bàn thắng tại World Cup (bằng tổng số bàn thắng của đội vô địch Tây Ban Nha).
Chính sách nhập tịch cho các cầu thủ đã có tại Đức suốt 10 năm qua và những cầu thủ trong chính sách này tuy chưa một lần mang người Đức đến vinh quang nhưng cũng đã giúp vương quốc bia có một vị trí ổn định trên bản đồ bóng đá thế giới. Những cái tên nổi bật có thể kể đến Klose - cầu thủ đã ghi 14 bàn trong 3 kỳ World Cup hay Podoski - cầu thủ trẻ xuất sắc nhất World Cup 2006 và giờ là những Ozil, Boateng.... Việc một đại gia từng ba lần vô địch World Cup và 2 lần vô địch Euro lại có nhiều cầu thủ nhập tịch như vậy trong đội hình khiến nhiều người ái ngại nhưng nếu không nhìn vào màu da thì đố ai biết trong đội hình tuyển Đức ai là cầu thủ nhập tịch. Boateng thi đấu không một chút hoang dã mà là một lối đá kỉ luật và cần mẫn, Ozil đa năng và nhiệt huyết đậm chất thủ lĩnh, Podoski và Klose đá rất hiệu quả còn Cacau cũng không hề thể hiện mình là một vũ công samba khi anh luôn mạnh mẽ trong các pha xử lý. Trong vài năm tới, có thể Klose và Cacau sẽ chia tay đội tuyển vì lý do tuổi tác nhưng chắc chắn trong đội hình tuyển Đức, các yếu tố nhập ngoại vẫn còn tiếp tục được sản xuất và sử dụng.
Nhìn thành công của người Đức, không ít khán giả Việt Nam cảm thấy nuối tiếc khi trong đội hình tuyển quốc gia tại các giải đấu lớn chưa một lần có cầu thủ nhập tịch ra sân. Những cầu thủ được nhập tịch đều là những hảo thủ tại V-League có chất lượng cao hơn cầu thủ nội. Hơn nữa, họ còn có các yếu tố như thể hình, thể lực, độ rắn, độ quái.... Cũng như các cầu thủ nhập tịch của tuyển Đức, các cầu thủ nập tịch Việt Nam cũng đến từ nhiều nơi trên thế giới nhưng sau một quá trình lâu dài sinh sống và thi đấu tại Việt Nam họ đã thực sự trở thành người Việt Nam, có người đã lấy vợ, sinh con và định cư mãi mãi ở đây. Họ cũng không có cơ hội được khoác áo tại tuyển quốc gia gốc của mình nên khát khao thể hiện luôn rất mãnh liệt.
Nói đâu xa, chắc hẳn các fan của tuyển quốc gia chưa thể quên được hai lần đăng quang của bóng đá Singapore tại đấu trường khu vực với nòng cốt là những cầu thủ nhập tịch từ nhiều nơi trên thế giới. Người Sing đã đi tiên phong trong việc này và có những thành công vang dội vậy thì tại sao người Việt lại không áp dụng trong khi V-league luôn là giải VĐQG hấp dẫn và có chất lượng nhất khu vực? Trình độ các cầu thủ ngoại ở Việt Nam cũng tốt hơn những người anh em tại Asean.
Đã có những lúc các cầu thủ nhập tịch rất gần đội tuyển và gây ấn tượng mạnh mẽ trong các trận giao hữu nhưng rồi trước thềm các giải đấu lớn người ta gần như không nhắc đến tên họ. HLV trưởng luôn là người lắc đầu với các cầu thủ nhập tịch. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tuyển quốc gia là cuộc chơi riêng của nhưng cầu thủ "máu đỏ da vàng"?.
Câu hỏi được đặt ra là bóng đá Việt Nam đúng hay sai khi vẫn lắc đầu với các cầu thủ nhập tịch? Nếu là người chăm chú xem các giải bóng đá châu Âu thì bạn sẽ trả lời ngay là sai bởi tại châu Âu chuyện các cầu thủ nhập tịch thi đấu là một chuyện rất phổ biến. Ý vô địch World Cup 2006, Tây Ban Nha vô địch Euro 2008 đều có dáng dấp của người Nam Mỹ trong đội tuyển hay Đức với đội hình "hợp chủng quốc", Pháp với Zidane nhập khẩu từ Algieria... Các đội bóng lớn, quốc gia lớn đều có cầu thủ nhập tịch thì tại sao Việt Nam lại không?
Trên thực tế, nếu cứ để 11 cầu thủ nội ra sân thì năm này qua năm khác chúng ta đều có lứa cầu thủ kế cận còn nếu một thời gian nào đó cho cầu thủ nhập tịch vào tuyển thì liệu sau khi các cầu thủ này già đi hay mất phong độ, liệu chúng ta sẽ có lớp cầu thủ nhập tịch mới tiếp bước không? Không cầu thủ nhập tịch, Việt Nam vẫn thắng đội hình "hợp chủng quốc" của người Sing. Không cầu thủ nhập tịch, Việt Nam vẫn thắng Thái Lan và Vô địch AFF Cup. Tuy nhiên, trong tương lai Việt Nam sẽ hướng xa hơn đến đấu trường châu lục và khi đó có thể chúng ta cần những cầu thủ này giúp sức nhưng chắc chắn VFF sẽ chỉ cho các cầu thủ nhập tịch vào tuyển khi nào lối sống, cách chơi bóng của họ được "thuần Việt".
Tại V-League, từng có trường hợp cầu thủ ngoại sau khi ghi bàn thì cởi áo thi đấu của CLB để lộ áo trong là quốc kỳ nơi họ sinh ra. Liệu một ngày nào đó trong tuyển Viêt Nam có kịch bản tương tự khi cầu thủ nhập tịch trút bỏ chiếc áo đỏ ra và ăn mừng bàn thắng với một là quốc kỳ đất nước đã sinh ra anh tay rồi chạy khắc sân, khi đó đối phương, các khán giả và đặc biệt là chính chung ta sẽ có những suy nghĩ gì dù nó là hình ảnh rất bình thường?.
Lê Đắc Tá([email protected])
Mang đến Nam Phi một đội hình nhiều màu da, người Đức đã chiếu sáng cả một kỳ World Cup 2010 và đem lại cho thế giới bóng đá những trận cầu mãn nhãn. Dù không thể đăng quang nhưng họ đã thổi những luồng gió mát vào lòng người hâm mộ qua đó ít nhiều xua tan sự oi ả mà lối đá thực dụng tạo nên suốt mùa hè vừa qua.
Mesut Ozil - Nhạc trưởng của ĐT Đức có bố và mẹ đều là người Thổ Nhỹ Kì. |
Người Đức đã dần chuyển mình từ hình ảnh về một cỗ xe tăng thường chậm chậm tiến về đích để thay vào đó là lối đá tổng hợp đầy quyến rũ mà công lớn trong việc này thuộc về những cầu thủ không mang trong mình 100% dòng máu người Đức. Họ đến từ nhiều nơi trên thế giới từ châu Phi (Boateng), châu Âu (Klose, Podoski), Nam Mỹ (Cacau) và một đất nước có 3/4 diện tích ở châu Á (Ozil - Thổ Nhỹ Kì). Vai trò của những cầu thủ nhập tịch là rất lớn lao, Ozil trở thành linh hồn của Đức, Boateng thành "máy quét" hiệu quả, bộ đôi tiền đạo đến từ Ba Lan (Podoski, Klose) trở thành hai "nòng súng" còn Cacau thì ầm thầm tỏa sáng. Họ đã đóng góp 8/16 bàn thắng tại World Cup (bằng tổng số bàn thắng của đội vô địch Tây Ban Nha).
Chính sách nhập tịch cho các cầu thủ đã có tại Đức suốt 10 năm qua và những cầu thủ trong chính sách này tuy chưa một lần mang người Đức đến vinh quang nhưng cũng đã giúp vương quốc bia có một vị trí ổn định trên bản đồ bóng đá thế giới. Những cái tên nổi bật có thể kể đến Klose - cầu thủ đã ghi 14 bàn trong 3 kỳ World Cup hay Podoski - cầu thủ trẻ xuất sắc nhất World Cup 2006 và giờ là những Ozil, Boateng.... Việc một đại gia từng ba lần vô địch World Cup và 2 lần vô địch Euro lại có nhiều cầu thủ nhập tịch như vậy trong đội hình khiến nhiều người ái ngại nhưng nếu không nhìn vào màu da thì đố ai biết trong đội hình tuyển Đức ai là cầu thủ nhập tịch. Boateng thi đấu không một chút hoang dã mà là một lối đá kỉ luật và cần mẫn, Ozil đa năng và nhiệt huyết đậm chất thủ lĩnh, Podoski và Klose đá rất hiệu quả còn Cacau cũng không hề thể hiện mình là một vũ công samba khi anh luôn mạnh mẽ trong các pha xử lý. Trong vài năm tới, có thể Klose và Cacau sẽ chia tay đội tuyển vì lý do tuổi tác nhưng chắc chắn trong đội hình tuyển Đức, các yếu tố nhập ngoại vẫn còn tiếp tục được sản xuất và sử dụng.
Nhìn thành công của người Đức, không ít khán giả Việt Nam cảm thấy nuối tiếc khi trong đội hình tuyển quốc gia tại các giải đấu lớn chưa một lần có cầu thủ nhập tịch ra sân. Những cầu thủ được nhập tịch đều là những hảo thủ tại V-League có chất lượng cao hơn cầu thủ nội. Hơn nữa, họ còn có các yếu tố như thể hình, thể lực, độ rắn, độ quái.... Cũng như các cầu thủ nhập tịch của tuyển Đức, các cầu thủ nập tịch Việt Nam cũng đến từ nhiều nơi trên thế giới nhưng sau một quá trình lâu dài sinh sống và thi đấu tại Việt Nam họ đã thực sự trở thành người Việt Nam, có người đã lấy vợ, sinh con và định cư mãi mãi ở đây. Họ cũng không có cơ hội được khoác áo tại tuyển quốc gia gốc của mình nên khát khao thể hiện luôn rất mãnh liệt.
Nói đâu xa, chắc hẳn các fan của tuyển quốc gia chưa thể quên được hai lần đăng quang của bóng đá Singapore tại đấu trường khu vực với nòng cốt là những cầu thủ nhập tịch từ nhiều nơi trên thế giới. Người Sing đã đi tiên phong trong việc này và có những thành công vang dội vậy thì tại sao người Việt lại không áp dụng trong khi V-league luôn là giải VĐQG hấp dẫn và có chất lượng nhất khu vực? Trình độ các cầu thủ ngoại ở Việt Nam cũng tốt hơn những người anh em tại Asean.
Đã có những lúc các cầu thủ nhập tịch rất gần đội tuyển và gây ấn tượng mạnh mẽ trong các trận giao hữu nhưng rồi trước thềm các giải đấu lớn người ta gần như không nhắc đến tên họ. HLV trưởng luôn là người lắc đầu với các cầu thủ nhập tịch. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tuyển quốc gia là cuộc chơi riêng của nhưng cầu thủ "máu đỏ da vàng"?.
Trở thành công dân Việt Nam từ ngày 25/12/2007, Phan Văn Santos vẫn chưa tìm được chỗ đứng trong ĐTVN do phong độ thi đấu không ổn định. Ảnh: Hữu Tùng |
Câu hỏi được đặt ra là bóng đá Việt Nam đúng hay sai khi vẫn lắc đầu với các cầu thủ nhập tịch? Nếu là người chăm chú xem các giải bóng đá châu Âu thì bạn sẽ trả lời ngay là sai bởi tại châu Âu chuyện các cầu thủ nhập tịch thi đấu là một chuyện rất phổ biến. Ý vô địch World Cup 2006, Tây Ban Nha vô địch Euro 2008 đều có dáng dấp của người Nam Mỹ trong đội tuyển hay Đức với đội hình "hợp chủng quốc", Pháp với Zidane nhập khẩu từ Algieria... Các đội bóng lớn, quốc gia lớn đều có cầu thủ nhập tịch thì tại sao Việt Nam lại không?
Trên thực tế, nếu cứ để 11 cầu thủ nội ra sân thì năm này qua năm khác chúng ta đều có lứa cầu thủ kế cận còn nếu một thời gian nào đó cho cầu thủ nhập tịch vào tuyển thì liệu sau khi các cầu thủ này già đi hay mất phong độ, liệu chúng ta sẽ có lớp cầu thủ nhập tịch mới tiếp bước không? Không cầu thủ nhập tịch, Việt Nam vẫn thắng đội hình "hợp chủng quốc" của người Sing. Không cầu thủ nhập tịch, Việt Nam vẫn thắng Thái Lan và Vô địch AFF Cup. Tuy nhiên, trong tương lai Việt Nam sẽ hướng xa hơn đến đấu trường châu lục và khi đó có thể chúng ta cần những cầu thủ này giúp sức nhưng chắc chắn VFF sẽ chỉ cho các cầu thủ nhập tịch vào tuyển khi nào lối sống, cách chơi bóng của họ được "thuần Việt".
Tại V-League, từng có trường hợp cầu thủ ngoại sau khi ghi bàn thì cởi áo thi đấu của CLB để lộ áo trong là quốc kỳ nơi họ sinh ra. Liệu một ngày nào đó trong tuyển Viêt Nam có kịch bản tương tự khi cầu thủ nhập tịch trút bỏ chiếc áo đỏ ra và ăn mừng bàn thắng với một là quốc kỳ đất nước đã sinh ra anh tay rồi chạy khắc sân, khi đó đối phương, các khán giả và đặc biệt là chính chung ta sẽ có những suy nghĩ gì dù nó là hình ảnh rất bình thường?.
Lê Đắc Tá([email protected])
Bình luận