Theo dự báo của giới chuyên gia, diễn biến thị trường trong tháng Mười rất phức tạp, mặc dù đã bắt đầu có sự kỳ vọng về một đợt phục hồi ngắn nhưng nhìn về trung hạn, đà giảm của thị trường chưa có dấu hiệu dừng lại.
Phục hồi… kỹ thuật
Chỉ số VN-Index rơi từ mốc 473,28 điểm (20/8) về mức 395,12 điểm (26/9), giảm tương ứng 16,5%, bên cạnh đó chỉ số HNX-Index cũng để tuột mất 14,36 điểm, lao từ mốc 70,65 điểm (20/8) về mức 56,29 điểm (26/9) và giảm tương ứng 20,3%.
Hiện nay, tâm lý bi quan vẫn đang tiếp tục bao trùm thị trường, bởi giới đầu tư vẫn lo ngại về lĩnh vực ngân hàng và những ảnh hưởng của lĩnh vực này tới các ngành kinh tế khác là rất khó xác định.
Tuy nhiên dưới góc độ phân tích kỹ thuật, ông Nguyễn Thế Minh - Chuyên viên phân tích kỹ thuật, Công ty Chứng khoán Bản Việt lại cho rằng, các thông tin xấu trong lĩnh vực ngân hàng liên tục xuất hiện trong thời gian gần đây đã khiến cho thị trường chứng khoán có thêm một đợt giảm mạnh và chỉ số HNX-Index tạo lập đáy mới 55,42 điểm (20/9) đã kích thích dòng tiền bắt đáy vào thị trường.
Trong báo cáo gần đây ông Minh đã chỉ ra khả năng thị trường sẽ có nhịp phục hồi ngắn rất nhanh và mạnh, cơ hội cũng lớn hơn kỳ thanh toán T+3 (diễn biến này đã từng xảy ra trong tháng 07 và 08/2012). Tuy nhiên sau nhịp phục hồi này, ông Minh lại dự báo về khả năng thị trường sẽ có vài phiên giảm mạnh.
Phân tích dữ liệu về sự biến động của HNX-Index, ông Nguyễn Tuấn-Trưởng Phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán FLC nhận định, chỉ số HNX-Index sau khi chạm mức đáy lịch sử 55,27 điểm (9/1/2012) và bật tăng lên chỉ mang tính chất hồi phục kỹ thuật và chưa thể đánh dấu một chu kỳ tăng giá mới.
Điều đáng nói, khối lượng giao dịch chứng khoán trên thị trường cũng càng lúc càng giảm, trên sàn HoSE, giá trị giao dịch mỗi phiên giảm từ mức bình quân 400–500 tỷ đồng xuống còn 300 tỷ đồng.
Bên phía sàn HNX, dòng tiền cũng có dấu hiệu cạn kiệt khi với giá trị giao dịch của các phiên gần đây chỉ đạt trên 100 tỷ đồng, trong khi con số bình quân trước đó là trên 200–300 tỷ đồng.
Tiếp tục dò đáy
Theo ông Nguyễn Tuấn, khối lượng giao dịch trên cả hai sàn có xu hướng giảm rất mạnh. Tại sàn HoSE khối lượng giao dịch đã ở mức yếu nhất trong vòng một tháng trở lại đây. Bên sàn HNX thì tình trạng này còn bi quan hơn, khi khối lượng giao dịch rơi về mức thấp nhất trong vòng bảy tháng vừa qua.
Về hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài, ông Minh cho biết, khối ngoại đã hạn chế giao dịch và dần có động thái rút ra khỏi thị trường. Đây cũng là diễn biến thông thường sau hoạt động cơ cấu danh mục của quỹ ETF (Exchange-Traded Fund), thị trường thường đi ngang kèm thanh khoản thấp. Do đó, trong thời điểm ngắn hạn hiện tại vẫn rất khó để nhà đầu tư tham gia vào thị trường.
Ngoài ra, ông Tuấn cũng cho rằng trong bối cảnh nợ xấu ngân hàng chưa được giải quyết triệt để dẫn đến tắc nghẽn tín dụng, kèm theo tổng cầu yếu sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn hơn, từ đó nợ xấu lại tăng… dẫn đến vòng xoáy suy giảm kinh tế tiếp tục.
Và vấn đề quan trọng sẽ tác động đến thị trường chứng khoán ở tháng Mười sẽ đến từ việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 9 đã tăng 2,2% so với tháng trước. Trong hoàn cảnh tổng cầu đang yếu như hiện nay thì đây là dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng CPI những tháng tới tiếp tục đứng ở mức cao, từ đó ảnh hưởng đến quá trình hạ lãi suất tín dụng và sức khỏe doanh nghiệp sẽ không sớm cải thiện.
“Kết hợp với biểu hiện khối lượng giao dịch trên thị trường hiện nay còn đứng ở mức thấp, thị trường chứng khoán trong trung hạn sẽ có thể có những mức điểm giảm sâu hơn hiện nay,” ông Tuấn nói.
Phòng phân tích Công ty chứng khoán Woori CBV nhận định, về phương diện kỹ thuật, thị trường có phiên hồi phục trong ngày thứ Hai (26/9) cho nỗ lực tạo đáy trung hạn. Tuy nhiên chỉ số VN-Index vẫn đang dao động trong mô hình tạo đáy và vẫn chưa có tín hiệu bứt phá. Ngưỡng cơ sở cần thiết để thiết lập vị thế mua cho các nhà đầu cơ theo xu hướng là ở mức 404- 405 điểm và nếu như giá tăng qua mức này với khối lượng gia tăng thì khả năng thị trường đã tạo đáy trung hạn.
Mặc dù đồng tình với quan điển trên, song ông Minh kỳ vọng, đặc tính ở thị trường chứng khoán Việt Nam là năm nào cũng có hai sóng phục hồi để nhà đầu tư kiếm lời.
“Chúng ta đã chứng kiến thị trường đã có nhịp sóng tăng mạnh vào các tháng đầu năm 2012 và một đợt giảm mạnh kể từ giữa tháng 05/2012, đặc biệt là hiện tượng chỉ số HNX-Index xác lập đáy mới. Nên theo mô hình dự báo định lượng, thị trường vẫn có khả năng xuất hiện nhịp sóng phục hồi vào tháng 10, nhưng tôi chưa kỳ vọng thị trường sẽ có con sóng lớn sau đó,” ông Minh dự báo
Theo báo cáo phân tích từ Công ty Chứng khoán FPTS cũng chỉ ra, trong ngắn hạn VN-Index đã ba lần kiểm tra thành công vùng hỗ trợ 380-390 điểm, chứng tỏ ngưỡng này đã trở thành một ngưỡng đỡ khá mạnh cho VN-Index trong thời gian tới. Hiện tại VN-Index đang chịu tác động của mô hình ba đáy, theo mô hình này khả năng quay trở lại kiểm tra ngưỡng kháng cự 405 trong tuần và việc kiểm tra ngưỡng này sẽ quyết định xu thế mới cho VN-Index trong ngắn hạn../.
Sau những biến cố bất thường xuất phát từ ngành ngân hàng, thị trường chứng khoán chứng kiến một đợt lao dốc mạnh mẽ. Cùng với đó, khối lượng giao dịch cũng về mức rất thấp do hầu hết các nhà đầu tư vẫn đứng ngoài thị trường vì sợ những rủi ro như trong thời gian qua.
Phục hồi… kỹ thuật
Hiện nay, tâm lý bi quan vẫn đang tiếp tục bao trùm thị trường, bởi giới đầu tư vẫn lo ngại về lĩnh vực ngân hàng và những ảnh hưởng của lĩnh vực này tới các ngành kinh tế khác là rất khó xác định.
Tuy nhiên dưới góc độ phân tích kỹ thuật, ông Nguyễn Thế Minh - Chuyên viên phân tích kỹ thuật, Công ty Chứng khoán Bản Việt lại cho rằng, các thông tin xấu trong lĩnh vực ngân hàng liên tục xuất hiện trong thời gian gần đây đã khiến cho thị trường chứng khoán có thêm một đợt giảm mạnh và chỉ số HNX-Index tạo lập đáy mới 55,42 điểm (20/9) đã kích thích dòng tiền bắt đáy vào thị trường.
Trong báo cáo gần đây ông Minh đã chỉ ra khả năng thị trường sẽ có nhịp phục hồi ngắn rất nhanh và mạnh, cơ hội cũng lớn hơn kỳ thanh toán T+3 (diễn biến này đã từng xảy ra trong tháng 07 và 08/2012). Tuy nhiên sau nhịp phục hồi này, ông Minh lại dự báo về khả năng thị trường sẽ có vài phiên giảm mạnh.
Phân tích dữ liệu về sự biến động của HNX-Index, ông Nguyễn Tuấn-Trưởng Phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán FLC nhận định, chỉ số HNX-Index sau khi chạm mức đáy lịch sử 55,27 điểm (9/1/2012) và bật tăng lên chỉ mang tính chất hồi phục kỹ thuật và chưa thể đánh dấu một chu kỳ tăng giá mới.
Điều đáng nói, khối lượng giao dịch chứng khoán trên thị trường cũng càng lúc càng giảm, trên sàn HoSE, giá trị giao dịch mỗi phiên giảm từ mức bình quân 400–500 tỷ đồng xuống còn 300 tỷ đồng.
Bên phía sàn HNX, dòng tiền cũng có dấu hiệu cạn kiệt khi với giá trị giao dịch của các phiên gần đây chỉ đạt trên 100 tỷ đồng, trong khi con số bình quân trước đó là trên 200–300 tỷ đồng.
Tiếp tục dò đáy
Theo ông Nguyễn Tuấn, khối lượng giao dịch trên cả hai sàn có xu hướng giảm rất mạnh. Tại sàn HoSE khối lượng giao dịch đã ở mức yếu nhất trong vòng một tháng trở lại đây. Bên sàn HNX thì tình trạng này còn bi quan hơn, khi khối lượng giao dịch rơi về mức thấp nhất trong vòng bảy tháng vừa qua.
Về hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài, ông Minh cho biết, khối ngoại đã hạn chế giao dịch và dần có động thái rút ra khỏi thị trường. Đây cũng là diễn biến thông thường sau hoạt động cơ cấu danh mục của quỹ ETF (Exchange-Traded Fund), thị trường thường đi ngang kèm thanh khoản thấp. Do đó, trong thời điểm ngắn hạn hiện tại vẫn rất khó để nhà đầu tư tham gia vào thị trường.
Ngoài ra, ông Tuấn cũng cho rằng trong bối cảnh nợ xấu ngân hàng chưa được giải quyết triệt để dẫn đến tắc nghẽn tín dụng, kèm theo tổng cầu yếu sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn hơn, từ đó nợ xấu lại tăng… dẫn đến vòng xoáy suy giảm kinh tế tiếp tục.
Và vấn đề quan trọng sẽ tác động đến thị trường chứng khoán ở tháng Mười sẽ đến từ việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 9 đã tăng 2,2% so với tháng trước. Trong hoàn cảnh tổng cầu đang yếu như hiện nay thì đây là dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng CPI những tháng tới tiếp tục đứng ở mức cao, từ đó ảnh hưởng đến quá trình hạ lãi suất tín dụng và sức khỏe doanh nghiệp sẽ không sớm cải thiện.
“Kết hợp với biểu hiện khối lượng giao dịch trên thị trường hiện nay còn đứng ở mức thấp, thị trường chứng khoán trong trung hạn sẽ có thể có những mức điểm giảm sâu hơn hiện nay,” ông Tuấn nói.
Phòng phân tích Công ty chứng khoán Woori CBV nhận định, về phương diện kỹ thuật, thị trường có phiên hồi phục trong ngày thứ Hai (26/9) cho nỗ lực tạo đáy trung hạn. Tuy nhiên chỉ số VN-Index vẫn đang dao động trong mô hình tạo đáy và vẫn chưa có tín hiệu bứt phá. Ngưỡng cơ sở cần thiết để thiết lập vị thế mua cho các nhà đầu cơ theo xu hướng là ở mức 404- 405 điểm và nếu như giá tăng qua mức này với khối lượng gia tăng thì khả năng thị trường đã tạo đáy trung hạn.
Mặc dù đồng tình với quan điển trên, song ông Minh kỳ vọng, đặc tính ở thị trường chứng khoán Việt Nam là năm nào cũng có hai sóng phục hồi để nhà đầu tư kiếm lời.
“Chúng ta đã chứng kiến thị trường đã có nhịp sóng tăng mạnh vào các tháng đầu năm 2012 và một đợt giảm mạnh kể từ giữa tháng 05/2012, đặc biệt là hiện tượng chỉ số HNX-Index xác lập đáy mới. Nên theo mô hình dự báo định lượng, thị trường vẫn có khả năng xuất hiện nhịp sóng phục hồi vào tháng 10, nhưng tôi chưa kỳ vọng thị trường sẽ có con sóng lớn sau đó,” ông Minh dự báo
Theo báo cáo phân tích từ Công ty Chứng khoán FPTS cũng chỉ ra, trong ngắn hạn VN-Index đã ba lần kiểm tra thành công vùng hỗ trợ 380-390 điểm, chứng tỏ ngưỡng này đã trở thành một ngưỡng đỡ khá mạnh cho VN-Index trong thời gian tới. Hiện tại VN-Index đang chịu tác động của mô hình ba đáy, theo mô hình này khả năng quay trở lại kiểm tra ngưỡng kháng cự 405 trong tuần và việc kiểm tra ngưỡng này sẽ quyết định xu thế mới cho VN-Index trong ngắn hạn../.
Linh Chi (Vietnam+)
Bình luận