• Zalo

Thang máy Việt không có cửa vào chung cư

Kinh tếChủ Nhật, 03/08/2014 05:28:00 +07:00Google News

Thị trường thang máy Việt Nam hiện thuộc về các hãng nước ngoài, trong khi đó, thang máy nội địa dù có giá thành rẻ hơn rất nhiều nhưng lại chưa có tên tuổi gì.

Thị trường thang máy Việt Nam hiện thuộc về các hãng nước ngoài, trong khi đó, thang máy nội địa dù có giá thành rẻ hơn rất nhiều nhưng lại chưa có tên tuổi gì.

Thang máy nội chưa có mấy tên tuổi

Khoảng 15 năm trước, thị trường thang máy Việt Nam đã bắt đầu hình thành, đến nay có hàng trăm công ty tham gia sản xuất, lắp ráp hoặc nhập khẩu thang máy. Mặc dù số lượng công ty thang máy Việt Nam rất lớn, song chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong miếng bánh thị phần cả nước.

 
Thang máy liên doanh chỉ chiếm một phần, chủ yếu là dành cho các toà nhà dưới 10 tầng, còn đa số những toà nhà trên 10 tầng chủ yếu dùng thang nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài. Thang máy Việt Nam vẫn phần nào thất thế trên sân nhà so với những hãng thang máy nước ngoài.

Đại diện một công ty thang máy cho rằng, số lượng các công ty thang máy lên tới hàng trăm, tuy nhiên số công ty có tên tuổi, hoạt động uy tín chuyên nghiệp chỉ khoảng 10 công ty, trong đó doanh nghiệp nội chỉ khoảng 3-4 đơn vị.

Chiếm phần nhiều các nhãn hiệu thang nước ngoài như Mitsubishi, Nippon (Nhật), Thyssenkrupp (Đức), Schindler (Thụy Sĩ),...


Với ưu thế có nguồn tài chính mạnh, các công ty thang máy nước ngoài đang đè bẹp các công ty trong nước. Ban đầu, các công ty trong nước sẽ là đơn vị bán hàng cho một số hãng sản xuất ở nước ngoài.

Sau khi chiếm thị phần ở Việt Nam, các công ty nước ngoài sẽ dùng sức mạnh tài chính tìm cách thâu tóm. Chính vì thế, không ít công ty thang máy trong nước coạt động khoảng 2-3 năm rồi bị đóng cửa.


Khó đủ sức cạnh tranh

Trong khi thang máy ngoại đã có một vị thế vững vàng thì dòng thang máy nội địa vẫn còn đang loay hoay tìm chỗ đứng cho mình. Hơn nửa số lượng thang máy trên thị trường nội địa hiện là thang được các công ty trong nước sản xuất, với mức độ nội địa hoá khác nhau.

 
Hiện nhiều công ty thang máy trong nước đã sản xuất được một số thiết bị cơ bản của thang, như cabin, hộp kỹ thuật... tuy nhiên, mức độ nội địa hóa vẫn còn thấp.

Nguyên nhân chính từ việc phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước vẫn còn rất hạn chế, nhiều linh kiện bắt buộc phải nhập từ nước ngoài.


Tổng giám đốc một công ty thang máy nội cho rằng, triển vọng cho cho các công ty trong nước còn rất lớn, vì các đơn vị này có lợi thế hơn hẳn về mặt quản lý nhân sự, nhất là trong lĩnh vực bảo trì.

Dự báo nhu cầu tiêu thụ thang máy ở Việt Nam sẽ tăng rất nhanh trong những năm tới do nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng, các dự án đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, khu đô thị mới, chung cư cao cấp, trung tâm thương mại được xây dựng ngày càng nhiều.

Khảo sát thị trường của một công ty thang máy cho thấy, thị trường Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ hơn 1.500 tháng máy và thang cuốn mỗi năm.

Cùng với việc cung cấp và lắp đặt hệ thống thang máy ngoại nhập, các công ty thang máy trong nước đã, đang tích cực nghiên cứu để có thể tự thiết kế và sản xuất được các cấu kiện trong thang máy. Họ kỳ vọng có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, tiến tới xuất khẩu để quảng bá thương hiệu, cạnh tranh với hàng ngoại.


Theo VNN

Bình luận
vtcnews.vn