• Zalo

Thận yếu, thận hỏng do những thói quen không ngờ

Sức khỏeThứ Ba, 13/10/2015 06:35:00 +07:00Google News

(VTC News) - Thận hỏng có nhiều nguyên nhân gây ra, và khi thận đã hỏng thì biểu hiện là như thế nào? Nhân Hòa (tổng hợp)

(VTC News) - Thận hỏng có nhiều nguyên nhân gây ra, và khi thận đã hỏng thì biểu hiện là như thế nào?

Bạn có thể sống một cuộc sống hoàn toàn bình thường dù thận chỉ làm việc với 20% chức năng của nó. Đó chính là lý do tại sao sự suy giảm chức năng gây thiệt hại cho thận thường diễn ra chậm và khó phát hiện trong một thời gian dài.

Đôi khi, ngay cả những thói quen thông thường cũng có thể gây hại cho thận của bạn và đến khi phát hiện ra thì đã quá muộn, thận không thể thực hiện tốt chức năng như kích thích tố sản xuất, lọc máu, hấp thụ chất khoáng, sản xuất nước tiểu và duy trì sự cân bằng axit-kiềm như trước đó.


Thói quen gây hại thận

1. Ăn uống thiếu vitamin B6

Một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ vitamin là vô cùng quan trọng đối với chức năng của thận. Thiếu hụt vitamin B6 làm tăng nguy cơ sỏi thận. Bạn nên tiêu thụ ít nhất 1,3 mg vitamin B6 mỗi ngày. Các nguồn giàu vitamin này bao gồm cá, đậu xanh, gan bò, khoai tây, các loại rau giàu tinh bột và các loại trái cây họ cam quýt...
 

2. Lười thể dục

Tập thể dục là một cách tốt để bảo vệ thận. Những người thường xuyên thể dục có nguy cơ bị sỏi thận thấp hơn 31% so với những người lười thể dục. Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh không những giảm nguy cơ sỏi thận mà còn giúp thận làm việc tốt hơn.

3. Thiếu magiê

Nếu không được bổ sung đủ magiê, cơ thể sẽ không thể hấp thụ và tiêu hóa canxi đúng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng quá tải canxi và hình thành sỏi thận, thận hỏng, thận yếu. Để ngăn chặn điều đó, bạn nên bổ sung magiê trong chế độ ăn uống của mình bằng cách tiêu thụ các loại rau lá xanh, đậu, hạt giống và các loại hạt...

4. Ngủ không ngon giấc

Một giấc ngủ đêm tốt là rất quan trọng đối với thận. Sự gián đoạn giấc ngủ mãn tính có thể gây ra bệnh thận do ảnh hưởng trực tiếp đến các mô thận. Bạn nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm để tốt cho thận của mình.

5. Không uống đủ nước
 

Thận phải được cung cấp đủ nước mới có thể thực hiện tốt chức năng của mình. Nếu bạn không uống đủ nước, các độc tố có thể bắt đầu tích tụ trong máu và không được lọc thải hết qua thận, tăng nguy cơ sỏi thận. Cách dễ dàng nhất để xem bạn có uống đủ nước hay không là kiểm tra màu sắc nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng thì có thể bạn đang thiếu nước.

6. Nhịn tiểu

Giữ lại nước tiểu trong bàng quang (nhịn tiểu) là một ý tưởng tồi vì nó làm tăng áp lực nước tiểu ở thận và dẫn đến suy thận, thận hỏng, thận yếu.

7. Tiêu thụ quá nhiều muối

Muối quan trọng đối với cơ thể, nhưng không có nghĩa là bạn tiêu thụ bao nhiêu cũng được. Tiêu thụ nhiều muối có thể làm tăng huyết áp gây căng thẳng cho thận, khiến thận làm việc không hiệu quả. Tốt nhất, bạn không nên tiêu thụ quá 5,8 gam muối mỗi ngày.

8. Tiêu thụ quá nhiều caffeine

Bạn thường tiêu thụ nhiều caffeine hơn bạn nghĩ và điều này vô tình sẽ khiến thận phải làm việc quá mức, ảnh hưởng đến cả huyết áp của bạn.

9. Dùng thuốc giảm đau thường xuyên

Tất cả các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng phụ, và một trong những tác dụng phụ nguy hiểm nhất là gây ra thiệt hại cho thận do thận phải làm việc cật lực để đào thải hết lượng thuốc đó khỏi máu.

10. Tiêu thụ quá nhiều protein

Tiêu thụ quá nhiều protein trong chế độ ăn uống có thể gây hại cho thận vì thận phải nỗ lực làm việc nhiều hơn, có thể dẫn đến giảm chức năng của thận.

11. Uống quá nhiều rượu
 

Các độc tố được tìm thấy trong rượu không chỉ gây tổn hại gan, mà còn có hại cho thận. Uống rượu sẽ làm tăng khối lượng công việc mà thận phải làm nên về lâu dài sẽ khiến thận bị hủy hoại nhanh chóng.

12. Hút thuốc

Hút thuốc dẫn đến thu hẹp và xơ cứng mạch máu, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho tất cả các cơ quan quan trọng, bao gồm cả thận.

Nguyên nhân hàng đầu gây hỏng thận

1. Béo phì

Béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thận. Nhiều người còn cho rằng căn bệnh có xu hướng tấn công phụ nữ cao hơn nhiều so với nam giới. Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác cơ chế gây bệnh của béo phì.
 


2. Tiếp xúc với hóa chất

Bên cạnh thói quen hút thuốc lá, các nhà khoa học khẳng định tiếp xúc với hóa chất độc hại như thuốc nhuộm aniline, amiang, benzen, cadmium… cũng làm tăng khả năng mắc bệnh.

3.  Ảnh hưởng của yếu tố di truyền

Những đối tượng có người thân từng mắc ung thư thận dễ đối diện với căn bệnh cao hơn bình thường. Trong số các dạng ung thư thận, ung thư do di truyền thường gây ra hội chứng Von Hippel-Lindau (VHL), bệnh sơ cứng ống thận, hội chứng Birt-Hogg-Dube, ung thư tế bào trong và tế bào kẽ của thận.

4. Tia xạ

Các đối tượng từng được chiếu xạ nhằm điều trị rối loạn ở tử cung dễ đối diện với ung thư thận hơn so với người chưa từng thực hiện. Trong khi đó, giới nghiên cứu khẳng định chiếu xạ làm tăng nguy cơ mắc bệnh rất nhỏ nên không cần quá lo lắng.

Biểu hiện thận có vấn đề


1. Buồn nôn

Khi cảm thấy buồn nôn, bị nôn mửa, chúng ta thường nghĩ tới nguyên nhân do thực phẩm hoặc tì vị có vấn đề. Thực ra, điều này rất có thể do chức năng thận có vấn đề, khiến các chất thải không được bài thải kịp thời. Các chất độc bị lưu lại này gây kích thích hoạt tính của các men tiêu hoá, khiến cơ thể có cảm giác nôn nao khó chịu, thậm chí gây nôn mửa. Nếu bị nôn nao khó chịu lâu ngày, chữa không thấy hiệu quả, nên kịp thời làm các kiểm tra chức năng thận.

2. Chóng mặt

Khi thấy chóng mặt, chúng ta thường cho rằng do thiếu ngủ gây ra. Nhưng khi phát hiện ra dù có nghỉ ngơi thế nào, vẫn không đỡ chóng mặt, thậm chí vẫn đau đầu, lúc này kiểm tra mới thấy huyết áp tăng cao. Thật ra, đó là do thận có vấn đề. Lúc đó, phải chữa bệnh về thận mới có thể giải quyết triệt để căn bệnh này.

3. Mệt mỏi
Mệt mỏi làm thận hư, thận yếu

Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormone gọi là erythropoi-etin, hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít ery-thropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu và có thể điều trị được.

Tiểu nhiều về đêm

Đi tiểu từ 2 lần hoặc số lượng nước tiểu quá 1/4 so với cả ngày; nặng hơn là mỗi tiếng lại đi tiểu 1 lần, lượng nước tiểu gần hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày… gọi là “tiểu nhiều về đêm”.

Nhân Hòa (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn