(VTC News) – Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải quy định rõ ràng những vấn đề được trưng cầu ý dân và cơ quan chịu trách nhiệm việc này.
Chiều 3/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự Luật Trưng cầu ý dân. Đây là dự luật lần đầu tiên được trình lên Quốc hội để các đại biểu cho ý kiến, với nội dung quan trọng và người dân đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, ý kiến các đại biểu Quốc hội về vấn đề này còn rất khác nhau.
Đại biểu Trần Văn Tư (Đồng Nai) |
Phát biểu góp ý cho dự thảo luật, đại biểu Trần Văn Tư (Đồng Nai) cho rằng quy định những vấn đề cần trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước là phù hợp.
“Ví dụ quyết định những vấn đề về Phú Quốc thì không chỉ của tỉnh Kiên Giang, của miền Tây Nam Bộ mà là của cả nước. Hay như vấn đề hạt nhân, có hay không có đó phải là quyết định của cả nước. Chứ khi xảy ra hậu quả thì đâu chỉ có vùng dân ở khu vực mà là của cả nước”, đại biểu Tư lập luận.
Tuy nhiên, vị đại biểu tỉnh Đồng Nai băn khoăn nhất là những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân.
“Ví dụ vấn đề chiến tranh, lãnh thổ có đưa ra lấy ý kiến nhân dân không?”, ông Tư đặt câu hỏi.
“Ví dụ quyết định những vấn đề về Phú Quốc thì không chỉ của tỉnh Kiên Giang, của miền Tây Nam Bộ mà là của cả nước. Hay như vấn đề hạt nhân, có hay không có đó phải là quyết định của cả nước. Chứ khi xảy ra hậu quả thì đâu chỉ có vùng dân ở khu vực mà là của cả nước”, đại biểu Tư lập luận.
Tuy nhiên, vị đại biểu tỉnh Đồng Nai băn khoăn nhất là những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân.
“Ví dụ vấn đề chiến tranh, lãnh thổ có đưa ra lấy ý kiến nhân dân không?”, ông Tư đặt câu hỏi.
Đại biểu Trần Văn Tư cho rằng cần thận trọng khi đưa vấn đề ra trưng cầu ý dân. “Ví dụ năm 2014, với sự kiện giàn khoan Trung Quốc khi ấy nếu lấy ý kiến trưng cầu ý dân thì coi chừng chiến tranh đấy. Vì lúc đó đa số yêu cầu đòi đánh. Do đó những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân phải do Quốc hội quyết định”, ông Tư nói.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) nêu quan điểm, để luật này thực thi trong đời sống, bên cạnh những vấn đề có tính nguyên tắc, cần luật định những vấn đề bắt buộc phải trưng cầu ý dân liên quan đến quốc kế dân sinh, an ninh quốc gia, còn lại những vấn đề khác sẽ do Quốc hội quyết định.
Cụ thể có thể quy định ngay trong luật những vấn đề đề nghị trưng cầu ý dân như về Hiến pháp, tuổi nghỉ hưu, việc bỏ tiền mặt để sử dụng thẻ, có sử dụng đồng tiền chung hay không, liên minh-liên kết với nước khác để chống lại kẻ xâm lược chung, những chế định pháp luật lớn (như luật hình sự, đất đai, bộ luật dân sự...
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) nêu quan điểm, để luật này thực thi trong đời sống, bên cạnh những vấn đề có tính nguyên tắc, cần luật định những vấn đề bắt buộc phải trưng cầu ý dân liên quan đến quốc kế dân sinh, an ninh quốc gia, còn lại những vấn đề khác sẽ do Quốc hội quyết định.
Cụ thể có thể quy định ngay trong luật những vấn đề đề nghị trưng cầu ý dân như về Hiến pháp, tuổi nghỉ hưu, việc bỏ tiền mặt để sử dụng thẻ, có sử dụng đồng tiền chung hay không, liên minh-liên kết với nước khác để chống lại kẻ xâm lược chung, những chế định pháp luật lớn (như luật hình sự, đất đai, bộ luật dân sự...
“Luật nên quy định cứng những vấn đề bắt buộc trưng cầu ý dân, còn lại những vấn đề “mềm” có thể do Quốc hội quyết định”, đại biểu Đỗ Văn Đương nêu.
Đại biểu Đỗ Văn Đương |
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng cho rằng, những vấn đề đề nghị trưng cầu ý dân cần cụ thể hơn để luật dễ đi vào cuộc sống.
“Luật mà không có gì cụ thể thì rất khó thực hiện. Vấn đề sửa đổi Hiến pháp, vấn đề lớn liên quan đến lợi ích quốc gia, quyền con người, những vấn đề tạo ra tác động xã hội rộng lớn ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân… cần đưa rõ hơn vào trong luật.”, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nêu.
Cũng có cùng suy nghĩ này, đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (TP.HCM) lo lắng nếu quy định chung quá, “không biết đến khi nào mới thực hiện được một cuộc trưng cầu ý dân. Phải cụ thể hơn mới thực hiện được”.
Trong khi đó, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho biết có trên 4/5 quốc gia có hình thức trưng cầu ý dân. Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam cũng đã đề cập vấn đề này. Ông Dương Trung Quốc cho rằng việc trưng cầu ý dân mang tính số đông nên có tính bảo thủ.
“Luật mà không có gì cụ thể thì rất khó thực hiện. Vấn đề sửa đổi Hiến pháp, vấn đề lớn liên quan đến lợi ích quốc gia, quyền con người, những vấn đề tạo ra tác động xã hội rộng lớn ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân… cần đưa rõ hơn vào trong luật.”, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm nêu.
Cũng có cùng suy nghĩ này, đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (TP.HCM) lo lắng nếu quy định chung quá, “không biết đến khi nào mới thực hiện được một cuộc trưng cầu ý dân. Phải cụ thể hơn mới thực hiện được”.
Trong khi đó, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho biết có trên 4/5 quốc gia có hình thức trưng cầu ý dân. Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam cũng đã đề cập vấn đề này. Ông Dương Trung Quốc cho rằng việc trưng cầu ý dân mang tính số đông nên có tính bảo thủ.
GS Nguyễn Lân Dũng: Chặt 6.700 cây xanh phải xin ý kiến Quốc hội
VTV
Vì có tính bảo thủ nên người dân tự chịu trách nhiệm trước quyết định của mình. Tuy nhiên, việc trưng cầu ý dân cũng cần phải có lộ trình thực hiện một cách hợp lý.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng tinh thần của Hiến pháp là tất cả những vấn đề trưng cầu ý dân đều do Quốc hội quyết định, vì thế bổ sung thêm quyền đề nghị trưng cầu ý dân cho Thủ tướng, Chủ tịch nước là bổ sung Hiến pháp.
“Cái gì đã Hiến định thì phải tuân thủ. Không thể quy định bổ sung thêm quyền đề nghị trưng cầu ý dân của Chủ tịch nước, Thủ tướng”, đại biểu Trần Du Lịch nêu.
Quan điểm của đại biểu Trần Du Lịch không nhận được sự đồng tình của các đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Trương Trọng Nghĩa.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng tinh thần của Hiến pháp là tất cả những vấn đề trưng cầu ý dân đều do Quốc hội quyết định, vì thế bổ sung thêm quyền đề nghị trưng cầu ý dân cho Thủ tướng, Chủ tịch nước là bổ sung Hiến pháp.
“Cái gì đã Hiến định thì phải tuân thủ. Không thể quy định bổ sung thêm quyền đề nghị trưng cầu ý dân của Chủ tịch nước, Thủ tướng”, đại biểu Trần Du Lịch nêu.
Quan điểm của đại biểu Trần Du Lịch không nhận được sự đồng tình của các đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Trương Trọng Nghĩa.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Trương Trọng Nghĩa có cùng quan điểm việc dự thảo luật đưa ra quy định Thủ tướng, Chủ tịch nước có quyền đề nghị trưng cầu ý dân không vi hiến.
“Chỉ Quốc hội có quyền quyết định trưng cầu ý dân. Nhưng làm luật thì chúng ta có quyền bàn đến nội hàm ai có quyền đề nghị trưng cầu ý dân. Vì vậy, không có gì là vi hiến cả, bởi vì quyền quyết định là của Quốc hội, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể mở ra vấn đề ai có quyền đề nghị trưng cầu ý dân”, đại biểu Quyết Tâm nói.
Về phạm vi trưng cầu ý dân, dự thảo luật theo hướng trưng cầu ý dân trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, phạm vi này cần “mềm” hơn để luật không quá máy móc, cứng nhắc. Nên theo hướng có những việc phải trưng cầu ý dân toàn quốc, có việc chỉ trưng cầu ở khu vực chịu tác động lớn nhất.
Về phạm vi trưng cầu ý dân, dự thảo luật theo hướng trưng cầu ý dân trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, phạm vi này cần “mềm” hơn để luật không quá máy móc, cứng nhắc. Nên theo hướng có những việc phải trưng cầu ý dân toàn quốc, có việc chỉ trưng cầu ở khu vực chịu tác động lớn nhất.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, có những vấn đề phải hỏi ý kiến toàn dân như tên nước, quốc ca, quốc kỳ, gia nhập đồng tiền chung.
Tuy nhiên, có những vấn đề liên quan đến địa phương nào đó thì chỉ trưng cầu ở địa phương đó.
Bình luận