(VTC News) - Cậu học trò 16 tuổi Shouryya Ray đã làm cả thế giới sửng sốt khi công bố tìm ra lời giải cho bài toán ‘huyền thoại’ của Issac Newton từng khiến các nhà khoa học bó tay suốt 350 năm qua.
Sau khi công bố đáp án, Ray đã được báo chí tung hô và ca ngợi là một ‘thiên tài’. Cậu học sinh đến từ Dresden, nước Đức, đã giải quyết 2 lý thuyết cơ bản về động lực học phân tử mà các nhà vật lý và toán học trước đây chỉ có thể tính toán bằng việc sử dụng máy tính hiện đại.
Lời giải được đưa ra bởi Ray đồng nghĩa với việc giờ đây các nhà khoa học có thể tính được đường bay của một quả bóng ném và dự đoán việc nó sẽ đập vào tường và bật trở lại theo cách như thế nào.
Shouryya Ray lao vào giải toán sau chuyến đi tới trường Đại học Dresden, nơi các giáo sư quả quyết rằng những lý thuyết trên không thể được giải quyết.
Ray giải thích: ‘Tôi chỉ tự hỏi bản thân mình: Tại sao lại không thể làm điều đó. Tôi nghĩ rằng đó không phải là một vấn đề quá khó khăn và không tin rằng không có lời giải thích đáng’.
Ray bắt đầu giải các phương trình phức tạp ngay từ khi mới lên 6, nhưng không hề thừa nhận mình là ‘thần đồng’. Lý do mà cậu đưa ra là: ‘Tôi cũng có nhiều điểm yếu. Có nhiều thứ khác ở trường mà tôi ước mình có thể làm tốt, chẳng hạn như bóng đá’.
Trong suốt nhiều năm, Ray miệt mài và đam mê tìm tòi cái mà cậu gọi là ‘vẻ đẹp nội tại’ của toán học.
Khi còn nhỏ, bố của cậu, một kỹ sư, đã bắt đầu kiểm tra trí não của Roy bằng việc đặt ra cho cậu những vấn đề số học.
Sau khi chuyển đến từ Calcutta, Ấn Độ 4 năm trước khi không biết chút gì về tiếng Đức, giờ đây Ray đã có thể sử dụng trôi chảy ngôn ngữ này.
Trí thông minh của cậu học trò đã nhanh chóng được ghi nhận tại lớp học và cậu được đặc cách ‘nhảy cóc’ 2 năm. Ray sắp sửa trải qua kỳ thi tốt nghiệp trung học dù mới chỉ 16 tuổi.
Thúy Hạnh
Sau khi công bố đáp án, Ray đã được báo chí tung hô và ca ngợi là một ‘thiên tài’. Cậu học sinh đến từ Dresden, nước Đức, đã giải quyết 2 lý thuyết cơ bản về động lực học phân tử mà các nhà vật lý và toán học trước đây chỉ có thể tính toán bằng việc sử dụng máy tính hiện đại.
Lời giải được đưa ra bởi Ray đồng nghĩa với việc giờ đây các nhà khoa học có thể tính được đường bay của một quả bóng ném và dự đoán việc nó sẽ đập vào tường và bật trở lại theo cách như thế nào.
Cậu học trò 16 tuổi Shouryya Ray đã được tung hô là ‘thiên tài’ sau khi giải quyết lý thuyết được đưa ra bởi Issac Newton |
Shouryya Ray lao vào giải toán sau chuyến đi tới trường Đại học Dresden, nơi các giáo sư quả quyết rằng những lý thuyết trên không thể được giải quyết.
Ray giải thích: ‘Tôi chỉ tự hỏi bản thân mình: Tại sao lại không thể làm điều đó. Tôi nghĩ rằng đó không phải là một vấn đề quá khó khăn và không tin rằng không có lời giải thích đáng’.
Bài toán mà Newton đưa ra đã gây tranh cãi trong giới khoa học hơn 350 năm |
Ray bắt đầu giải các phương trình phức tạp ngay từ khi mới lên 6, nhưng không hề thừa nhận mình là ‘thần đồng’. Lý do mà cậu đưa ra là: ‘Tôi cũng có nhiều điểm yếu. Có nhiều thứ khác ở trường mà tôi ước mình có thể làm tốt, chẳng hạn như bóng đá’.
Trong suốt nhiều năm, Ray miệt mài và đam mê tìm tòi cái mà cậu gọi là ‘vẻ đẹp nội tại’ của toán học.
Khi còn nhỏ, bố của cậu, một kỹ sư, đã bắt đầu kiểm tra trí não của Roy bằng việc đặt ra cho cậu những vấn đề số học.
Sau khi chuyển đến từ Calcutta, Ấn Độ 4 năm trước khi không biết chút gì về tiếng Đức, giờ đây Ray đã có thể sử dụng trôi chảy ngôn ngữ này.
Trí thông minh của cậu học trò đã nhanh chóng được ghi nhận tại lớp học và cậu được đặc cách ‘nhảy cóc’ 2 năm. Ray sắp sửa trải qua kỳ thi tốt nghiệp trung học dù mới chỉ 16 tuổi.
Thúy Hạnh
Bình luận