Như con thú say máu, Vi Văn Hai không làm chủ được mình đã liên tiếp vung dao cướp đi mạng sống của bốn lương dân.
Sáng nay (30/9), TAND tỉnh Nghệ An đưa Vi Văn Hai về xét xử lưu động tại huyện Tương Dương. Trước giờ phiên tòa xử vụ án gây chấn động dư luận được đưa ra xét xử, chúng tôi trở lại bản Phồng, xã Tam Hợp - nơi xảy ra vụ thảm sát 4 người trong một gia đình.
Phó Bí thư Đảng ủy xã Tam Hợp Lô Đình Núi dẫn chúng tôi đến thăm nhà Vi Văn Hai đúng lúc ông Vi Văn Tiệp và bà Vi Thị Thẩm (bố mẹ của Hai) đang cúng cơm, làm vía.
“Năm nay, gia đình tôi toàn gặp chuyện xui xẻo. Con trâu nhà to nhất bản Phồng, thường được Hai đưa vào rừng kéo gỗ, tự nhiên lăn đùng ra chết. Xả thịt bán được 11 triệu đồng, vợ tôi vay mượn thêm mua một con trâu khác giá 25 triệu, nuôi được hơn tháng cũng chết nốt", ông Tiệp kể.
“Năm nay, gia đình tôi toàn gặp chuyện xui xẻo. Con trâu nhà to nhất bản Phồng, thường được Hai đưa vào rừng kéo gỗ, tự nhiên lăn đùng ra chết. Xả thịt bán được 11 triệu đồng, vợ tôi vay mượn thêm mua một con trâu khác giá 25 triệu, nuôi được hơn tháng cũng chết nốt", ông Tiệp kể.
Chị Vi Thị Nguyệt (vợ Hai): "Xin mọi người đừng bỏ rơi mẹ con em". Ảnh: Quang Long |
Xa 5 là nơi đồng bào miền núi dựng lều phát nương, làm rẫy. Nương rẫy của gia đình ông Vi Văn Tiệp cách bản Phồng hơn một giờ đường rừng. Nhà có hai anh em, Vi Văn Hai (tên thường gọi là Mằn) con trai cả, sức khỏe tốt, Hai là lao động chính nuôi sống cả gia đình.
Cứ dăm ba ngày, anh ta lại dắt dao vào Xa 5, bữa thì đi gieo lúa, bữa đi bắt tắc kè, tìm tổ ong mang về bản Phồng đổi gạo. “Nó siêng lắm, việc chi cũng làm. Nó làm ra tiền nuôi sống bố mẹ, vợ con, giờ nó đi tù tiền cũng đi theo nó luôn!”, bà Thẩm, mẹ của Vi Văn Hai trầm ngâm nhìn que hương cháy dở, nói như khóc.
Cứ dăm ba ngày, anh ta lại dắt dao vào Xa 5, bữa thì đi gieo lúa, bữa đi bắt tắc kè, tìm tổ ong mang về bản Phồng đổi gạo. “Nó siêng lắm, việc chi cũng làm. Nó làm ra tiền nuôi sống bố mẹ, vợ con, giờ nó đi tù tiền cũng đi theo nó luôn!”, bà Thẩm, mẹ của Vi Văn Hai trầm ngâm nhìn que hương cháy dở, nói như khóc.
Tháng 2 năm ngoái, Vi Văn Hai lấy vợ, sinh con. Chị Vi Thị Nguyệt lớn hơn chồng một tuổi, người cùng bản. Thêm miệng ăn trong nhà, ông Tiệp bảo con phát thêm rẫy, trồng thêm lúa. Ông Tiệp, bà Thẩm cho biết, thường ngày cậu con trai cả tính tình lầm lỳ, ít nói. “Bố mẹ nói cái chi, hắn cũng nghe lời. Rượu hắn không uống, thuốc hắn cũng không hút, hắn hiền lành chưa khi mô đánh nhau với trai bản”, bà Vi Thị Thẩm kể về con trai.
Căn nhà lá của gia đình Vi Văn Hai dựng trên triền đồi dốc, cách chỗ ở của anh Lô Văn Thọ chỉ 3 nóc nhà. Năm trước, ông Vi Văn Tiệp bố của Hai chính là người mai mối để anh Thọ đến với chị Yến, là người cầm tay buộc chỉ, kết tóc xe duyên cho người mà Vi Văn Hai phải gọi bằng anh. Giữa Vi Văn Hai và anh Thọ chưa từng xảy ra va chạm.
Trở lại với diễn biến vụ thảm sát tại bản Phồng ngày 2/7/2015, sau khi hái chanh ở rẫy, Vi Văn Hai đi vào lán của anh Thọ xin ít muối và cắt chanh chấm ăn. Thấy thế, chị Lê Thị Yến từ ngoài bước vào và xin Hai 1 quả để ăn. Anh Thọ thấy vậy mắng vợ mình rồi to tiếng quát Hai: “Mi ra đây để quan hệ với chị mi...”. Nghe thế, cả Hai và vợ đều phủ nhận. Vi Văn Hai và anh Thọ lao vào đánh nhau.
Thấy con dao của anh Thọ nằm trong lán, Hai vội vớ lấy, đuổi theo chém nhiều nhát khiến anh Thọ tử vong tại chỗ. Quá sợ hãi, chị Yến địu con bỏ chạy về hướng khe suối. Vi Văn Hai tiếp tục cầm dao đuổi theo, gặp bà Viêng Thị Dương đang đứng gội đầu ven suối, hắn dùng dao hạ sát bà Dương; đuổi theo chém chết mẹ con chị Yến. “Hắn về nhà, không có biểu hiện chi khác lạ. Hắn vẫn đi làm rẫy bình thường. Bố hắn khi nghe tin con bị bắt, lăn ra ốm”, bà Vi Thị Thẩm nhớ lại.
Trong cơn cuồng sát, chàng thanh niên “hiền lành” ngày nào đột ngột biến thành ác thú. Như con thú say máu, Vi Văn Hai không làm chủ được mình đã liên tiếp vung dao cướp đi mạng sống của bốn lương dân.
Căn nhà của Vi Văn Hai - hung thủ thảm sát tại bản Phồng. Ảnh: Quang Long |
Khe Cặt - dư âm buồn
Xã Tam Hợp có 468 nóc nhà, 2.143 nhân khẩu, đời sống của người Tày Poọng, người Mông của Tam Hợp hết sức khó khăn. Miền rừng heo hút, vì thói quen và vì thiếu thức ăn, nhiều em học sinh bán trú tại bản Xốp Nặm hằng ngày ăn cơm chan nước suối. Trong một lần mang quần áo, chăn ấm về hỗ trợ học sinh Xốp Nặm, nhìn bữa cơm đạm bạc của các em và chứng kiến cảnh học sinh ăn cơm với nước suối, nhiều người cùng đi trong đoàn công tác xã hội của báo Tiền Phong đã bật khóc.
Từ khu vực Xa 5 gần hiện trường vụ thảm sát kinh hoàng, khe Kẻn Tà vòng qua vực núi rồi đổ vào Khe Cặt (bản Phồng), nhập với nhánh khác từ thung lũng đổ tới, hình thành dòng suối Chà Lạt chảy qua bản Xốp Nặm, trung tâm xã Tam Hợp.
Những căn nhà sàn nằm nghiêng trên sườn dốc, đìu hiu trong gió rừng chiều. “Nhà Hai và nhà tui cách nhau ba phút đi bộ, bố mẹ hắn cũng nghèo. Từ hôm hắn gây tội, bị bắt đến giờ, ông Tiệp bố hắn ốm lên ốm xuống, đi ra đường cũng không dám nhìn ai.
Cái Nguyệt, vợ Vi Văn Hai chiều mô cũng bồng con đứng thơ thẩn ven rừng, buồn rũ rượi. Cả nhà hắn mang tiếng với dân bản, nhưng tội lỗi do Hai gây ra chứ bố mẹ, vợ con hắn không có lỗi", Trưởng bản Phồng, ông Viêng Văn Độ nói. Ông Độ là em cùng mẹ khác cha với ông Lô Văn Bình.
Những căn nhà sàn nằm nghiêng trên sườn dốc, đìu hiu trong gió rừng chiều. “Nhà Hai và nhà tui cách nhau ba phút đi bộ, bố mẹ hắn cũng nghèo. Từ hôm hắn gây tội, bị bắt đến giờ, ông Tiệp bố hắn ốm lên ốm xuống, đi ra đường cũng không dám nhìn ai.
Cái Nguyệt, vợ Vi Văn Hai chiều mô cũng bồng con đứng thơ thẩn ven rừng, buồn rũ rượi. Cả nhà hắn mang tiếng với dân bản, nhưng tội lỗi do Hai gây ra chứ bố mẹ, vợ con hắn không có lỗi", Trưởng bản Phồng, ông Viêng Văn Độ nói. Ông Độ là em cùng mẹ khác cha với ông Lô Văn Bình.
Mất vợ, mất con trai, con dâu và cháu nội, cụ ông tuổi gần đất xa trời lâm vào cảnh bơ vơ. Thương anh, trưởng bản Phồng Viêng Văn Độ và vợ thay phiên nhau túc trực, hằng ngày nấu cháo, chăm sóc ông Bình. Bà con dân bản xúm lại người một tay, giúp ông Bình dựng căn nhà nhỏ sát cạnh nhà em trai. Đồn Biên phòng Tam Hợp quyên góp tiền, huyện Tương Dương hỗ trợ cụ già bất hạnh 50 triệu đồng.
Ông Bình bảo, ông chỉ giận Hai, không trách bố mẹ anh ta. “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính. ông Tiệp bà Thẩm cũng không muốn sự thể ra rứa, tội lỗi Hai gây ra thì tự nó phải chịu!”. Dưới sự đùm bọc, cưu mang của vợ chồng trưởng bản Viêng Văn Độ và bà con bản Phồng, ông Lô Văn Bình đã hồi phục.
Video vụ thảm sát ở Nghệ An
Nguồn: Tiền Phong
Bình luận