Đã hơn 5 tháng kể từ khi xảy ra vụ thảm sát chấn động khiến 6 người trong gia đình tử vong ở Bình Phước, đến nay, một số chi tiết liên quan đến vụ án mới được tiết lộ.
Vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước đã bước sang giai đoạn truy tố, xét xử. Dự kiến 3 đối tượng: Nguyễn Hải Dương (ngụ An Giang), Vũ Văn Tiến (cùng 24 tuổi, ngụ Bình Phước) và Trần Đình Thoại (27 tuổi, ngụ Vĩnh Long, cùng tạm trú TP.HCM) sẽ được đưa ra xét xử trong phiên tòa lưu động diễn ra vào ngày mai (17/12) tại Trung tâm hành chính H.Chơn Thành (thuộc khu phố Trung Lợi, TT.Chơn Thành, Bình Phước, cách hiện trường vụ thảm sát khoảng 5km-PV) về 2 tội “giết người” và “cướp tài sản”.
Liên quan đến vụ thảm án từng gây chấn động dư luận xảy ra rạng sáng ngày 7/7, một vài tình tiết trong vụ án này ít ai biết, đến nay mới được tiết lộ.
Theo đó, ngay sau khi vụ án xảy ra, ban chuyên án tập trung xác định mối quan hệ làm ăn, mua bán của doanh nghiệp; việc vay mượn, nợ nần của gia đình nạn nhân và doanh nghiệp mà ít ai ngờ đến chính bạn trai cũ của con gái chủ nhà gây ra vụ thảm án này.
Đầu tiên, cơ quan chức năng phải lấy mẫu giám định của 45 người trên 78 người vào hiện trường sáng 7/7. Sau đó, ban chuyên án đã rà soát, lấy lời khai 120 đối tượng của 8 băng nhóm tội phạm hình sự ở tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trước ngày xảy ra vụ án, nhóm H. “lựu đạn”, băng nhóm tội phạm hình sự nổi cộm ở tỉnh Bình Dương có xuất hiện ở khu vực hiện trường. Trong khi đó, một nguồn tin khác cung cấp: C.P., người dân tộc, được một trong những chủ gỗ, do mâu thuẫn với bà Nguyễn Thị Ánh Nga (vợ ông Lê Văn Mỹ), thuê gây ra vụ án và C.P đang ở Campuchia. Ban chuyên án cũng đã tìm đến C.P lấy mẫu để giám định.
Trong quá trình đấu thầu để mua gỗ nguyên liệu, bà Nga thường đứng sau để em trai đứng ra đấu giá và có nhiều mâu thuẫn với các chủ đấu thầu khác. Các chủ đấu thầu thường có các băng nhóm bảo kê để khống chế đe dọa lẫn nhau.
Xác định đối tượng ra tay không phải vì mâu thuẫn trong mối quan hệ làm ăn kinh doanh, ban chuyên án đã chuyển hướng điều tra sang mối quan hệ tình cảm của con và cháu của ông Mỹ.
Cơ quan điều tra xác định có cuộc gọi đi, cuộc gọi đến và tin nhắn trong số điện thoại của Dư Minh Vỹ (cháu bà Nga). Lúc gần 2h sáng 7/7, số điện thoại này có nhắn cho Vỹ 3 tin nhắn, địa điểm là tại hiện trường xảy ra vụ án.
Trước đó, trong đêm 6/7, số điện thoại lạ này có gọi cho Lê Thị Ánh Linh (con gái ông Mỹ) 2 cuộc. Cơ quan điều tra đã rà soát và phát hiện số thuê bao này sử dụng qua 3 điện thoại khác nhau, trong đó có điện thoại của Đ.C.L.
Cơ quan điều tra đã triệu tập L. làm việc. L. khai cho Dương mượn điện thoại nhưng không biết mượn để làm gì và ngày 7/7 Dương đã trả lại.
Đến đây, ban chuyên án xác định Dương là đối tượng tình nghi nổi trội. Giám định mẫu AND và vân tay của Dương, Cơ quan điều tra xác định đúng với vân tay dính máu ở tay nắm của phòng nạn nhân Linh và mẫu gen để lại trong phần đầu găng tay cao su thu được trong phòng bà Nga và cháu Quốc Anh (con của ông Mỹ, bà Nga).
Đấu tranh với Dương, 15h ngày 10/7, Dương thừa nhận hành vi và khai ra Vũ Văn Tiến (25 tuổi, ngụ Hóc môn, TP.HCM).
Với sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát và Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước cùng sự nỗ lực của các chiến sĩ tham gia chuyên án, vụ án đã nhanh chóng được phá.
Từ chỉ huy đến các cán bộ, chiến sĩ công an không ngại khó khăn, không kể ngày đêm thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để sớm kết thúc chuyên án. Chỉ với 80 tiếng đồng hồ, ban chuyên án đã làm rõ đối tượng phạm tội, trả lại sự bình yên cho người dân và xã hội.
Vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước đã bước sang giai đoạn truy tố, xét xử. Dự kiến 3 đối tượng: Nguyễn Hải Dương (ngụ An Giang), Vũ Văn Tiến (cùng 24 tuổi, ngụ Bình Phước) và Trần Đình Thoại (27 tuổi, ngụ Vĩnh Long, cùng tạm trú TP.HCM) sẽ được đưa ra xét xử trong phiên tòa lưu động diễn ra vào ngày mai (17/12) tại Trung tâm hành chính H.Chơn Thành (thuộc khu phố Trung Lợi, TT.Chơn Thành, Bình Phước, cách hiện trường vụ thảm sát khoảng 5km-PV) về 2 tội “giết người” và “cướp tài sản”.
Liên quan đến vụ thảm án từng gây chấn động dư luận xảy ra rạng sáng ngày 7/7, một vài tình tiết trong vụ án này ít ai biết, đến nay mới được tiết lộ.
Dương đang thực hiện lại hành vi giết Vỹ tại cổng nhà - Ảnh: N.L |
Đầu tiên, cơ quan chức năng phải lấy mẫu giám định của 45 người trên 78 người vào hiện trường sáng 7/7. Sau đó, ban chuyên án đã rà soát, lấy lời khai 120 đối tượng của 8 băng nhóm tội phạm hình sự ở tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trước ngày xảy ra vụ án, nhóm H. “lựu đạn”, băng nhóm tội phạm hình sự nổi cộm ở tỉnh Bình Dương có xuất hiện ở khu vực hiện trường. Trong khi đó, một nguồn tin khác cung cấp: C.P., người dân tộc, được một trong những chủ gỗ, do mâu thuẫn với bà Nguyễn Thị Ánh Nga (vợ ông Lê Văn Mỹ), thuê gây ra vụ án và C.P đang ở Campuchia. Ban chuyên án cũng đã tìm đến C.P lấy mẫu để giám định.
Trong quá trình đấu thầu để mua gỗ nguyên liệu, bà Nga thường đứng sau để em trai đứng ra đấu giá và có nhiều mâu thuẫn với các chủ đấu thầu khác. Các chủ đấu thầu thường có các băng nhóm bảo kê để khống chế đe dọa lẫn nhau.
Dương và Tiến đang diễn lại cảnh khống chế và giết Vỹ - Ảnh: N.L |
Cơ quan điều tra xác định có cuộc gọi đi, cuộc gọi đến và tin nhắn trong số điện thoại của Dư Minh Vỹ (cháu bà Nga). Lúc gần 2h sáng 7/7, số điện thoại này có nhắn cho Vỹ 3 tin nhắn, địa điểm là tại hiện trường xảy ra vụ án.
Trước đó, trong đêm 6/7, số điện thoại lạ này có gọi cho Lê Thị Ánh Linh (con gái ông Mỹ) 2 cuộc. Cơ quan điều tra đã rà soát và phát hiện số thuê bao này sử dụng qua 3 điện thoại khác nhau, trong đó có điện thoại của Đ.C.L.
Cơ quan điều tra đã triệu tập L. làm việc. L. khai cho Dương mượn điện thoại nhưng không biết mượn để làm gì và ngày 7/7 Dương đã trả lại.
Đến đây, ban chuyên án xác định Dương là đối tượng tình nghi nổi trội. Giám định mẫu AND và vân tay của Dương, Cơ quan điều tra xác định đúng với vân tay dính máu ở tay nắm của phòng nạn nhân Linh và mẫu gen để lại trong phần đầu găng tay cao su thu được trong phòng bà Nga và cháu Quốc Anh (con của ông Mỹ, bà Nga).
Dương và Tiến trong một buổi thực nghiệm tại hiện trường - Ảnh: N.L |
Với sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát và Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước cùng sự nỗ lực của các chiến sĩ tham gia chuyên án, vụ án đã nhanh chóng được phá.
Từ chỉ huy đến các cán bộ, chiến sĩ công an không ngại khó khăn, không kể ngày đêm thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để sớm kết thúc chuyên án. Chỉ với 80 tiếng đồng hồ, ban chuyên án đã làm rõ đối tượng phạm tội, trả lại sự bình yên cho người dân và xã hội.
Video: Tái dựng hiện trường vụ thảm sát ở Bình Phước
Nguồn: Thanh niên
Bình luận