Di tích nhà Vương được xây dựng theo lối kiến trúc cổ thành của vương triều phong kiến, đặc biệt nhất là những kệ đá kê chân cột nhà được điêu khắc hình quả thuốc phiện.
Kiến trúc lạ dinh thự "vua mèo"
"Pháo đài" nhà Vương, một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo được xây dựng trên một quả đồi hình mai rùa, dưới tán cây sa mộc cao vút. Nhìn bề ngoài ít ai biết được bên trong dinh thự đặc biệt này còn rất nhiều câu chuyện cho đến nay vẫn chưa có ai kể.
Từ trên quốc lộ 4C nhìn xuống, dinh thự nhà Vương ẩn hiện dưới hàng trăm cây sa mộc cao hàng chục mét, phía trước là chợ Sà Phìn và rất nhiều nhà dân, trong đó có 4 ngôi nhà là hậu duệ đời thứ 4 của "vua mèo" Vương Chính Đức.
Chị Nông Thị Duyên, hướng dẫn viên trong ban quản lí di tích vừa dẫn chúng tôi đến thăm dinh thự nhà Vương vừa kể: Ngày trước, Vương Chính Đức được vua Khải Định phong chức Bang tá cai quản cả khu Đồng Văn và ban tặng bức trướng "Biên Chinh Khả Phong".
Di tích nhà Vương được xây dựng theo lối kiến trúc đời Thanh (Trung Quốc) có diện tích 1.120m2, được tạo dựng bằng nguyên liệu đá xanh, gỗ thông và ngói đất nung. Xung quanh nhà xây tường bao bằng đá, dày 60-80cm, cao 2,5-3m, có cổng đá 15 bậc, xây ghép đá chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ.
Hiện bên trong dinh thự còn lưu giữ được một số hiện vật nhưng nguyên vẹn nhất chính là toàn bộ khu dinh thự. Từ tường rào cho đến phòng ăn, phòng ngủ cũng như các lô cốt, hầm chứa thuốc phiện cho đến những nơi gần trăm năm phơi nắng gió như mái hiên nay đã nhuốm màu rêu phong nhưng vẫn rất rắn chắc.
Chị Duyên cho biết thêm, xưa kia Vương Chính Đức là người giàu có nhất vùng nhờ buôn bán thuốc phiện. Sà Phìn chính là nơi trung chuyển thuốc phiện từ tam giác vàng Miến Điện với vùng Vân Nam (Trung Quốc) sang Đông Dương. Để có thể tự bảo vệ mình cũng như khuếch trương thanh thế, cụ Vương còn ngấm ngầm sắm sửa vũ khí và có cả quân đội bí mật là những trưởng họ người Mông trung thành trong vùng.
Khi bắt tay xây dựng cơ dinh cho dòng họ mình, Vương Chính Đức đã mời thầy địa lý người Tàu đi khảo sát khắp vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Đến thung lũng Sà Phìn, thấy địa thế ở đây nổi lên như mai rùa, thầy địa lý đã chọn vùng đất này, và lý giải: Hai ngọn núi phía trước như hai mâm xôi có thể nuôi sống con cháu muôn đời; còn phía sau là bức tường thành vòng cung ôm lấy dinh thự, nếu dựa lưng vào đó dòng họ sẽ vững chãi.
Việc xây dựng dinh thự của người đứng đầu dân tộc đó xưa như muốn khẳng định vị thế của mình. Giống như "vua Mèo" Vương Chính Đức, "vua Tày" Vi Văn Định, Thổ Ty châu Hoàng A Tưởng cũng có một dinh thự chiếm vị chí đắc địa ở (Bắc Hà - Lào Cai). Có lẽ nhờ địa thế đắc địa ấy mà qua mấy cuộc chiến tranh, nhiều công trình kiến trúc quanh đó đều tan hoang, nhưng nhà Vương vẫn còn đó, không một mảnh bom, viên đạn nào rơi vào.
Dinh thự họ Vương xây trong 8 năm và tốn khoảng 150.000 đồng bạc trắng. Hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam và những tốp thợ giỏi nhất người Mông.
Các bộ phận dù bằng đá hay gỗ đều được chạm khắc cầu kỳ, khéo léo thành hình con rồng, con phượng, con dơi... tượng trưng cho sự trường tồn, hưng thịnh của các dòng họ quyền quý. Những cây cột cái được chạm trổ hình mai rùa hai vẩy rồng từ dưới chân lên đỉnh, cùng với các cột con được khắc ở chân hình rơi phú quí, mái nhà cong cong như cánh bay của rồng.
Nhà Vương cùng dân đánh giặc
Điều đặc biệt là đá kê chân cột được tạo hình thành quả thuốc phiện giống y như đúc, bên ngoài còn có những nét hoa văn độc đáo. Không chỉ đá kê chân cột mà dưới mái hiên, xà nhà cũng được điêu khắc hình quả, hoa anh túc (thuốc phiện).
Những viên đá kê chân cột to như cái chum được các thợ giỏi bậc nhất ở Vân Nam thời đó điêu khắc rồi dùng bạc trắng mài cho thật bóng, cho đến thời điểm này quan sát chúng ta vẫn thấy sự ánh lên của kệ đá.
Dinh thự nhà Vương độc đáo ở chỗ, nhà chia ba lớp: Tiền sinh, trung sinh, hậu sinh. Giữa bốn dãy nhà gỗ hai tầng khép kín là một sân rộng. Cổng vào dinh có đôi câu đối: "Gia tích thiện Hiền nhân xuất nhập/Môn phong lưu Quý khách vãng lai". Tạm dịch là "Nhà quý hiền, người vào ra/Cửa phong lưu, khách lui tới".
Người kế vị "vua Mèo" Vương Chính Đức là con trai Vương Chí Sình đúng vào lúc Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Vương Chí Sình đi cách mạng theo lời kêu gọi đoàn kết dân tộc của cụ Hồ.
Vương Chí Sình về Hà Nội gặp cụ Hồ cứ một mực gọi là Bác. Hỏi tuổi mới vỡ nhẽ Vương Chí Sình hơn bác Hồ 4 tuổi, vậy là kết nghĩa anh em. Vương Chí Sình đổi tên thành Vương Chí Thành cho đồng chí hướng với Hồ Chí Minh. Vương Chí Thành là Đại biểu Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa hai khóa I và II. Tại thời điểm đó, năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng ông Vương Chí Thành (tức Vương Chí Sình) một thanh bảo kiếm có ghi hai dòng chữ: "Tận tâm báo quốc/ Bất thụ nô lệ", "Hết lòng với Tổ quốc/ Không chịu làm nô lệ".
Sau đó không lâu, trong đợt gặp mặt đó Bác Hồ đã tặng Vương Chí Sình một chiếc áo trấn thủ nữa. Được biết chiếc áo trấn thủ đó được hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Hải Dương kính tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1950. Trước ngực áo có thêu dòng chữ "Kính tặng Hồ Chí Minh, hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Hải Dương" và dòng chữ "Chuyển tặng Vương Chí Thành, Đại biểu Quốc hội".
Hiện chiếc áo trấn thủ và thanh kiếm đó vẫn đang được lưu giữ một phiên bản trong dinh thực của nhà Vương. Áo rất đơn giản, ngắn đến thắt lưng, cổ, tròn, không có tay áo. Gồm có hai mảnh: Mảnh trước và mảnh sau, nối liền nhau ở cạnh sườn và một bên vai. Còn cạnh sườn và trên vai bên kia thì cài cúc. Mỗi mảnh áo may hai lần vải, ở giữa nhồi bông, chần hình quả trám. Áo gọn gàng, giữ nhiệt tốt.
Theo Nguoiduatin
Di tích nhà Vương ở Sà Phìn (Đồng Văn - Hà Giang) là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo được xây dựng trên một quả đồi hình mai rùa, dưới tán những cây sa mộc cao vút. Câu chuyện về thanh bảo kiếm và chiếc áo chấn thủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho con trai của "vua mèo" là Vương Chí Sình hiện đang được lưu giữ trong "vương phủ" cho đến nay ìa có rất ít người biết đến...
Con đường vào dinh thự hai bên là những cây sa mộc cao hàng chục mét |
Kiến trúc lạ dinh thự "vua mèo"
"Pháo đài" nhà Vương, một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo được xây dựng trên một quả đồi hình mai rùa, dưới tán cây sa mộc cao vút. Nhìn bề ngoài ít ai biết được bên trong dinh thự đặc biệt này còn rất nhiều câu chuyện cho đến nay vẫn chưa có ai kể.
Từ trên quốc lộ 4C nhìn xuống, dinh thự nhà Vương ẩn hiện dưới hàng trăm cây sa mộc cao hàng chục mét, phía trước là chợ Sà Phìn và rất nhiều nhà dân, trong đó có 4 ngôi nhà là hậu duệ đời thứ 4 của "vua mèo" Vương Chính Đức.
Chị Nông Thị Duyên, hướng dẫn viên trong ban quản lí di tích vừa dẫn chúng tôi đến thăm dinh thự nhà Vương vừa kể: Ngày trước, Vương Chính Đức được vua Khải Định phong chức Bang tá cai quản cả khu Đồng Văn và ban tặng bức trướng "Biên Chinh Khả Phong".
Di tích nhà Vương được xây dựng theo lối kiến trúc đời Thanh (Trung Quốc) có diện tích 1.120m2, được tạo dựng bằng nguyên liệu đá xanh, gỗ thông và ngói đất nung. Xung quanh nhà xây tường bao bằng đá, dày 60-80cm, cao 2,5-3m, có cổng đá 15 bậc, xây ghép đá chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ.
Hiện bên trong dinh thự còn lưu giữ được một số hiện vật nhưng nguyên vẹn nhất chính là toàn bộ khu dinh thự. Từ tường rào cho đến phòng ăn, phòng ngủ cũng như các lô cốt, hầm chứa thuốc phiện cho đến những nơi gần trăm năm phơi nắng gió như mái hiên nay đã nhuốm màu rêu phong nhưng vẫn rất rắn chắc.
Chị Duyên cho biết thêm, xưa kia Vương Chính Đức là người giàu có nhất vùng nhờ buôn bán thuốc phiện. Sà Phìn chính là nơi trung chuyển thuốc phiện từ tam giác vàng Miến Điện với vùng Vân Nam (Trung Quốc) sang Đông Dương. Để có thể tự bảo vệ mình cũng như khuếch trương thanh thế, cụ Vương còn ngấm ngầm sắm sửa vũ khí và có cả quân đội bí mật là những trưởng họ người Mông trung thành trong vùng.
Xung quanh dinh thự được bao bọc bởi bức tường đá rất rắn chắc |
Khi bắt tay xây dựng cơ dinh cho dòng họ mình, Vương Chính Đức đã mời thầy địa lý người Tàu đi khảo sát khắp vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Đến thung lũng Sà Phìn, thấy địa thế ở đây nổi lên như mai rùa, thầy địa lý đã chọn vùng đất này, và lý giải: Hai ngọn núi phía trước như hai mâm xôi có thể nuôi sống con cháu muôn đời; còn phía sau là bức tường thành vòng cung ôm lấy dinh thự, nếu dựa lưng vào đó dòng họ sẽ vững chãi.
Việc xây dựng dinh thự của người đứng đầu dân tộc đó xưa như muốn khẳng định vị thế của mình. Giống như "vua Mèo" Vương Chính Đức, "vua Tày" Vi Văn Định, Thổ Ty châu Hoàng A Tưởng cũng có một dinh thự chiếm vị chí đắc địa ở (Bắc Hà - Lào Cai). Có lẽ nhờ địa thế đắc địa ấy mà qua mấy cuộc chiến tranh, nhiều công trình kiến trúc quanh đó đều tan hoang, nhưng nhà Vương vẫn còn đó, không một mảnh bom, viên đạn nào rơi vào.
Dinh thự họ Vương xây trong 8 năm và tốn khoảng 150.000 đồng bạc trắng. Hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam và những tốp thợ giỏi nhất người Mông.
Các bộ phận dù bằng đá hay gỗ đều được chạm khắc cầu kỳ, khéo léo thành hình con rồng, con phượng, con dơi... tượng trưng cho sự trường tồn, hưng thịnh của các dòng họ quyền quý. Những cây cột cái được chạm trổ hình mai rùa hai vẩy rồng từ dưới chân lên đỉnh, cùng với các cột con được khắc ở chân hình rơi phú quí, mái nhà cong cong như cánh bay của rồng.
Hầu hết những viên đá gần cổng vào đều được khắc hình người hoặc động vật |
Nhà Vương cùng dân đánh giặc
Điều đặc biệt là đá kê chân cột được tạo hình thành quả thuốc phiện giống y như đúc, bên ngoài còn có những nét hoa văn độc đáo. Không chỉ đá kê chân cột mà dưới mái hiên, xà nhà cũng được điêu khắc hình quả, hoa anh túc (thuốc phiện).
Những viên đá kê chân cột to như cái chum được các thợ giỏi bậc nhất ở Vân Nam thời đó điêu khắc rồi dùng bạc trắng mài cho thật bóng, cho đến thời điểm này quan sát chúng ta vẫn thấy sự ánh lên của kệ đá.
Dinh thự nhà Vương độc đáo ở chỗ, nhà chia ba lớp: Tiền sinh, trung sinh, hậu sinh. Giữa bốn dãy nhà gỗ hai tầng khép kín là một sân rộng. Cổng vào dinh có đôi câu đối: "Gia tích thiện Hiền nhân xuất nhập/Môn phong lưu Quý khách vãng lai". Tạm dịch là "Nhà quý hiền, người vào ra/Cửa phong lưu, khách lui tới".
Người kế vị "vua Mèo" Vương Chính Đức là con trai Vương Chí Sình đúng vào lúc Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Vương Chí Sình đi cách mạng theo lời kêu gọi đoàn kết dân tộc của cụ Hồ.
Những chân cột hiên cũng được chạm khắc hình quả hoặc hoa anh túc độc đáo |
Vương Chí Sình về Hà Nội gặp cụ Hồ cứ một mực gọi là Bác. Hỏi tuổi mới vỡ nhẽ Vương Chí Sình hơn bác Hồ 4 tuổi, vậy là kết nghĩa anh em. Vương Chí Sình đổi tên thành Vương Chí Thành cho đồng chí hướng với Hồ Chí Minh. Vương Chí Thành là Đại biểu Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa hai khóa I và II. Tại thời điểm đó, năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng ông Vương Chí Thành (tức Vương Chí Sình) một thanh bảo kiếm có ghi hai dòng chữ: "Tận tâm báo quốc/ Bất thụ nô lệ", "Hết lòng với Tổ quốc/ Không chịu làm nô lệ".
Sau đó không lâu, trong đợt gặp mặt đó Bác Hồ đã tặng Vương Chí Sình một chiếc áo trấn thủ nữa. Được biết chiếc áo trấn thủ đó được hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Hải Dương kính tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1950. Trước ngực áo có thêu dòng chữ "Kính tặng Hồ Chí Minh, hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Hải Dương" và dòng chữ "Chuyển tặng Vương Chí Thành, Đại biểu Quốc hội".
Hiện chiếc áo trấn thủ và thanh kiếm đó vẫn đang được lưu giữ một phiên bản trong dinh thực của nhà Vương. Áo rất đơn giản, ngắn đến thắt lưng, cổ, tròn, không có tay áo. Gồm có hai mảnh: Mảnh trước và mảnh sau, nối liền nhau ở cạnh sườn và một bên vai. Còn cạnh sườn và trên vai bên kia thì cài cúc. Mỗi mảnh áo may hai lần vải, ở giữa nhồi bông, chần hình quả trám. Áo gọn gàng, giữ nhiệt tốt.
Theo Nguoiduatin
Bình luận