(VTC News) – ĐBQH Chu Sơn Hà (Hà Nội) khẳng định gần đây đã có nhiều tiêu cực trong cơ quan xét xử, điển hình như việc Thẩm phán, Chánh án “làm tiền” ngay tại phiên tòa cho nên tiêu chuẩn của thẩm phán rất quan trọng.
Thảo luận tại hội trường Quốc hội về các Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sáng nay (27/10), Phó trưởng đoàn ĐBQH Hà Nội Chu Sơn Hà cho rằng tiêu chuẩn bổ nhiệm thẩm phán rất quan trọng, đặc biệt trong thời điểm mà các tiêu cực trong xét xử án ngày càng nhiều.
“Vừa qua, có nhiều tiêu cực trong cơ quan xét xử điển hình một số vụ án mà thông tin báo chí đã đưa như việc thẩm phán, chánh án làm tiền ngay tại phiên tòa. Cho nên, tiêu chuẩn của thẩm phán rất quan trọng”, ông Hà nhấn mạnh.
Theo ông Hà, hiện đã có những yêu cầu về đào tạo bồi dưỡng chuyên môn của thẩm phán nhưng đây mới chỉ là yêu cầu. Quan trọng là đào tạo, nâng cao, phẩm chất đạo đức của thẩm phán.
Thảo luận tại hội trường Quốc hội về các Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sáng nay (27/10), Phó trưởng đoàn ĐBQH Hà Nội Chu Sơn Hà cho rằng tiêu chuẩn bổ nhiệm thẩm phán rất quan trọng, đặc biệt trong thời điểm mà các tiêu cực trong xét xử án ngày càng nhiều.
“Vừa qua, có nhiều tiêu cực trong cơ quan xét xử điển hình một số vụ án mà thông tin báo chí đã đưa như việc thẩm phán, chánh án làm tiền ngay tại phiên tòa. Cho nên, tiêu chuẩn của thẩm phán rất quan trọng”, ông Hà nhấn mạnh.
Theo ông Hà, hiện đã có những yêu cầu về đào tạo bồi dưỡng chuyên môn của thẩm phán nhưng đây mới chỉ là yêu cầu. Quan trọng là đào tạo, nâng cao, phẩm chất đạo đức của thẩm phán.
Cộng cả hai vấn đề đó thì thẩm phán mới đáp ứng được mong mỏi nguyện vọng của nhân dân và để các tổ chức, cá nhân tham gia tố tụng (từ hình sự, dân sự đến hành chính, hôn nhân gia đình) tin tưởng.
Nhìn nhận về công tác xét tuyển thẩm phán, Đại biểu này cho rằng, chúng ta phải tiến tới xét tuyển thẩm phán rất chặt chẽ. Không thể có chuyện cứ xét tuyển công chức xong là có thể trở thành thẩm phán được.
“Trong dự án luật quy định trong trường hợp đặc biệt thì TAND tối cao được phong người chưa là thẩm phán lên thẳng thẩm phán cao cấp. Tôi nghĩ rằng chúng ta hơi chủ quan. Nghề nghiệp của thẩm phán phải có quá trình, có kinh nghiệm từ xét xử sơ cấp, những vụ án, vụ việc chưa nghiêm trọng mới đến nghiêm trọng được. Đòi hỏi đối với thẩm phán cao cấp rất cao”, ông Hà nêu ý kiến.
Về quy định độ tuổi của thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, Đại biểu Chu Sơn Hà cho rằng chỉ nên quy định của độ tuổi của thẩm phán theo quy định của Bộ Luật Lao động. Lý do là bởi, dự án Luật quy định thẩm phán là cán bộ công chức cho nên độ tuổi của thẩm phán phải theo Luật cán bộ công chức.
ĐBQH Hà Nội Chu Sơn Hà:'Có thẩm phán, chánh án làm tiền ngay tại phiên tòa'... |
Nhìn nhận về công tác xét tuyển thẩm phán, Đại biểu này cho rằng, chúng ta phải tiến tới xét tuyển thẩm phán rất chặt chẽ. Không thể có chuyện cứ xét tuyển công chức xong là có thể trở thành thẩm phán được.
“Trong dự án luật quy định trong trường hợp đặc biệt thì TAND tối cao được phong người chưa là thẩm phán lên thẳng thẩm phán cao cấp. Tôi nghĩ rằng chúng ta hơi chủ quan. Nghề nghiệp của thẩm phán phải có quá trình, có kinh nghiệm từ xét xử sơ cấp, những vụ án, vụ việc chưa nghiêm trọng mới đến nghiêm trọng được. Đòi hỏi đối với thẩm phán cao cấp rất cao”, ông Hà nêu ý kiến.
Về quy định độ tuổi của thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, Đại biểu Chu Sơn Hà cho rằng chỉ nên quy định của độ tuổi của thẩm phán theo quy định của Bộ Luật Lao động. Lý do là bởi, dự án Luật quy định thẩm phán là cán bộ công chức cho nên độ tuổi của thẩm phán phải theo Luật cán bộ công chức.
Còn đối với những trường hợp đặc biệt khác như thẩm phán có trình độ chuyên môn sâu, có đạo đức, có sức khỏe thì có thể áp dụng theo khoản 3 Điều 87 Bộ Luật Lao động để áp dụng kéo dài thời gian.
Đồng tình với ý kiến của ĐB Chu Sơn Hà về về việc cần coi trọng các tiêu chí xét tuyển thẩm phán của thẩm phán nhưng Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (Đoàn TP.HCM) quan ngại: Hiến pháp 2013 khẳng định quyền tư pháp của thẩm phán và. Theo Nghị quyết Bộ Chính trị về cải cách tư pháp thì lấy tòa án là trung tâm, trọng tâm là công tác xét xử. Yêu cầu tính độc lập của thẩm phán ngày càng cao.
Theo ông Ánh, luật tổ chức tòa án cần phải xoay quanh nguyên tắc thẩm phán, lấy thẩm phán làm trung tâm để xây dựng luật, cũng giống như Luật tổ chức Quốc hội thì phải lấy ĐBQH làm trung tâm.
“Cũng xin nhắc lại, nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước ta có sự phân công trách nhiệm thì mới có cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Không nên nhầm lẫn. Ngoài việc cán bộ tòa án, cán bộ của viện kiểm soát thì họ còn là những chủ thể đặc biệt, cho nên trong luật cần có quy định đặc biệt chứ không nên để thẩm phán giống công chức khác”, ông Ánh nhấn mạnh.
Về độ tuổi nghỉ hưu, theo Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh, thẩm phán tòa án tối cao không chỉ nước ta mà tất cả các nước đều có chế định đặc thù dành cho chủ thể này. Nên trong luật này phải cụ thể hóa tuổi của thẩm phán tối cao, ghi thẳng vào luật thì mới mang tính chủ thể đặc biệt, còn giống công chức khác thì không có gì đặc biệt.
“Nếu không quy định tuổi, năm nay 50 tuổi được bổ nhiệm lên thẩm phán tối cao, 55 tuổi sẽ hết nhiệm kỳ 5 năm lần đầu, qua nhiệm kỳ lần thứ 2 tôi vẫn còn tuổi làm việc tới 60 tuổi chẳng hạn thì tôi có được bổ nhiệm thẩm phán tối cao nhiệm kỳ tiếp theo 10 năm hay không?”, ông Ánh đặt câu hỏi.
Do vậy, ông Ánh đề nghị, đưa quy định tuổi của thẩm phán tối cao vào luật, chứ không cần quy định trong văn bản nào khác.
Lan Uyên
Đồng tình với ý kiến của ĐB Chu Sơn Hà về về việc cần coi trọng các tiêu chí xét tuyển thẩm phán của thẩm phán nhưng Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (Đoàn TP.HCM) quan ngại: Hiến pháp 2013 khẳng định quyền tư pháp của thẩm phán và. Theo Nghị quyết Bộ Chính trị về cải cách tư pháp thì lấy tòa án là trung tâm, trọng tâm là công tác xét xử. Yêu cầu tính độc lập của thẩm phán ngày càng cao.
ĐBQH Huỳnh Ngọc Ánh (TP.HCM) |
Theo ông Ánh, luật tổ chức tòa án cần phải xoay quanh nguyên tắc thẩm phán, lấy thẩm phán làm trung tâm để xây dựng luật, cũng giống như Luật tổ chức Quốc hội thì phải lấy ĐBQH làm trung tâm.
“Cũng xin nhắc lại, nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước ta có sự phân công trách nhiệm thì mới có cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Không nên nhầm lẫn. Ngoài việc cán bộ tòa án, cán bộ của viện kiểm soát thì họ còn là những chủ thể đặc biệt, cho nên trong luật cần có quy định đặc biệt chứ không nên để thẩm phán giống công chức khác”, ông Ánh nhấn mạnh.
Về độ tuổi nghỉ hưu, theo Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh, thẩm phán tòa án tối cao không chỉ nước ta mà tất cả các nước đều có chế định đặc thù dành cho chủ thể này. Nên trong luật này phải cụ thể hóa tuổi của thẩm phán tối cao, ghi thẳng vào luật thì mới mang tính chủ thể đặc biệt, còn giống công chức khác thì không có gì đặc biệt.
“Nếu không quy định tuổi, năm nay 50 tuổi được bổ nhiệm lên thẩm phán tối cao, 55 tuổi sẽ hết nhiệm kỳ 5 năm lần đầu, qua nhiệm kỳ lần thứ 2 tôi vẫn còn tuổi làm việc tới 60 tuổi chẳng hạn thì tôi có được bổ nhiệm thẩm phán tối cao nhiệm kỳ tiếp theo 10 năm hay không?”, ông Ánh đặt câu hỏi.
Do vậy, ông Ánh đề nghị, đưa quy định tuổi của thẩm phán tối cao vào luật, chứ không cần quy định trong văn bản nào khác.
Lan Uyên
Bình luận