'Ông quan chức không cần tiền mà chỉ cần nhận những giây phút sung sướng. Ông ấy sẵn sàng bố trí việc làm cho cô ấy để đổi lấy điều mình mong muốn. Trong trường hợp nhận hối lộ tình dục như thế, sẽ tiến hành thu hồi cái gì, thu hồi tài sản tham nhũng như thế nào…?', GS. TS Lê Hồng Hạnh đặt vấn đề.
Sáng nay tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo: “Thu hồi tài sản tham nhũng – Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” do Ban Nội chính Trung ương, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội.
Tại Hội thảo, GS. TS Lê Hồng Hạnh, Nguyên Viện trưởng Viện khoa học Pháp lý (Bộ Tư Pháp), cho rằng khái niệm "Thu hồi tài sản" hiện nay cần phải hiểu một cách rộng hơn, phù hợp với thực tế.
"Ví dụ có một ông Thứ trưởng đang mong muốn có bằng tiến sỹ. Để đạt được điều đó ông Thứ trưởng tìm mọi cách để bổ nhiệm cho con gái ông Hiệu trưởng Trường Đại học vào một vị trí trong cơ quan nhà nước, dù cô đó không đủ điều kiện. Vậy khi cơ quan quản lý nhà nước phát hiện ra chúng ta sẽ thu hồi tài sản tham nhũng là cái gì?", ông Hạnh đặt vấn đề.
Tương tự, ông Hạnh đề cập việc thu hồi tài sản trong những vụ tham nhũng tình dục. "Ông quan chức không cần tiền mà chỉ cần nhận những giây phút sung sướng. Ông ấy sẵn sàng bố trí việc làm cho cô ấy để đổi lấy điều mình mong muốn. Trường hợp này thì thu hồi như thế nào, thu hồi cái gì? Tương tự như bà Bộ trưởng, ông Bộ trưởng, người ta không cần tài sản, không cần tiền, người ta chỉ cần ăn chơi trác táng thì sao?
Rõ ràng khái niệm "Thu hồi tài sản tham nhũng" hiện nay chưa đúng. Thu hồi là phải thu hồi tất cả các lợi ích, chứ không chỉ là tài sản. Tất cả những điều đó cần phải đặt ra để chúng ta nghiên cứu làm sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế”, ông Hạnh đề nghị.
Trước đó, tại Hội thảo “Hoàn thiện các quy định về tội hối lộ trong Bộ luật hình sự năm 1999” do Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Chương trình phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam tổ chức (ngày 29/10), ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cũng cho rằng, chắc chắn có chuyện hối lộ bằng tình dục ở Việt Nam, vì thế nên bổ sung vào Bộ luật Hình sự để ngăn chặn, xử lý.
Nguyên Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Đặng Quang Phương cũng cho rằng, cần phải hiều tài sản tham nhũng theo nghĩa rộng như tham nhũng thời gian của cơ quan đơn vị. “Chúng ta thường nói 30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, hay đến cơ quan nhưng không làm việc, đó cũng là tham nhũng”, ông Phương nói.
Nguồn: Văn Kiên(Tiền phong)
Sáng nay tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo: “Thu hồi tài sản tham nhũng – Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” do Ban Nội chính Trung ương, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội.
Tại Hội thảo, GS. TS Lê Hồng Hạnh, Nguyên Viện trưởng Viện khoa học Pháp lý (Bộ Tư Pháp), cho rằng khái niệm "Thu hồi tài sản" hiện nay cần phải hiểu một cách rộng hơn, phù hợp với thực tế.
"Ví dụ có một ông Thứ trưởng đang mong muốn có bằng tiến sỹ. Để đạt được điều đó ông Thứ trưởng tìm mọi cách để bổ nhiệm cho con gái ông Hiệu trưởng Trường Đại học vào một vị trí trong cơ quan nhà nước, dù cô đó không đủ điều kiện. Vậy khi cơ quan quản lý nhà nước phát hiện ra chúng ta sẽ thu hồi tài sản tham nhũng là cái gì?", ông Hạnh đặt vấn đề.
GS. TS Lê Hồng Hạnh, Nguyên Viện trưởng Viện khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp): 'Người ta nhận hối lộ tình dục thì thu hồi tài sản thế nào?' |
Tương tự, ông Hạnh đề cập việc thu hồi tài sản trong những vụ tham nhũng tình dục. "Ông quan chức không cần tiền mà chỉ cần nhận những giây phút sung sướng. Ông ấy sẵn sàng bố trí việc làm cho cô ấy để đổi lấy điều mình mong muốn. Trường hợp này thì thu hồi như thế nào, thu hồi cái gì? Tương tự như bà Bộ trưởng, ông Bộ trưởng, người ta không cần tài sản, không cần tiền, người ta chỉ cần ăn chơi trác táng thì sao?
Rõ ràng khái niệm "Thu hồi tài sản tham nhũng" hiện nay chưa đúng. Thu hồi là phải thu hồi tất cả các lợi ích, chứ không chỉ là tài sản. Tất cả những điều đó cần phải đặt ra để chúng ta nghiên cứu làm sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế”, ông Hạnh đề nghị.
Trước đó, tại Hội thảo “Hoàn thiện các quy định về tội hối lộ trong Bộ luật hình sự năm 1999” do Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Chương trình phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam tổ chức (ngày 29/10), ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cũng cho rằng, chắc chắn có chuyện hối lộ bằng tình dục ở Việt Nam, vì thế nên bổ sung vào Bộ luật Hình sự để ngăn chặn, xử lý.
Nguyên Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Đặng Quang Phương cũng cho rằng, cần phải hiều tài sản tham nhũng theo nghĩa rộng như tham nhũng thời gian của cơ quan đơn vị. “Chúng ta thường nói 30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, hay đến cơ quan nhưng không làm việc, đó cũng là tham nhũng”, ông Phương nói.
Nguồn: Văn Kiên(Tiền phong)
Bình luận