Với tốc độ xả rác hiện nay, hằng ngày, bãi rác Nam Sơn tiếp nhận lượng rác khổng lồ 4.200 tấn/ngày, chứa 90 % lượng rác của TP Hà Nội.
Tuy không khí ô nhiễm như vậy, nhưng suốt những năm tháng qua, người dân nơi đây vẫn phải chấp nhận sống chung với rác. Thậm chí, rác giúp không ít người ở đây tồn tại qua cơn khốn khó. Có người nuôi 2 con học đại học nhờ những phế phẩm từ rác. Có người thoát li ra ngoài bươn trải, nhủ lòng tránh xa bãi rác, nhưng rồi trên bước đường mưu sinh nhọc nhằn, thất nghiệp, khốn khó họ đành phải quay về mưu sinh trên rác…
Anh Phan Văn Vĩnh (48 tuổi) đã làm nghề nhặt rác từ năm 1999, khi bãi rác Nam Sơn vừa đưa vào hoạt động. Thời gian đầu, 2 vợ chồng anh hằng ngày vào bãi nhặt rác mang về phân loại rồi bán. Dẫu vô cùng vất vả, cực nhọc nhưng họ dựa vào nó để nuôi 2 con ăn học.
Sau này, anh phát triển dần bằng việc thu mua lại của chính những người nhặt rác như mình rồi lại thuê người phân loại rác để đi bán lại cho các đầu nậu lớn hơn nên kinh tế có phần khấm khá.
Hiện nay, 2 con của anh đều theo học trường ĐH Dược ở Hà Nội. Cháu lớn chuẩn bị ra trường đi làm nên cuộc sống gia đình cũng bớt đi phần nào gánh nặng. Tuy cuộc sống gia đình đã dần ổn định, nhưng như thói quen, đêm nào anh Vĩnh cũng vẫn vào nhặt rác cùng mọi người.
Anh Vĩnh tâm sự: Mình được như thế này cũng nhờ nhặt rác nên bây giờ không muốn bỏ nghề, hơn nữa, đã 14 năm nay, ngày nào cũng bị ám bởi mùi bãi rác nên…đâm nghiện. Anh cười đùa thêm: Ngày nào đi làm về, vợ anh phải ngửi thấy mùi này mới yên tâm là anh đi làm, còn nếu không thấy mùi rác thì chắc chắn là anh đi chơi.
Như gia đình anh Vĩnh ở bãi rác Nam Sơn không nhiều. Vợ chồng anh Quang - chị Tâm là một ví dụ. Ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, cứ mỗi khi được nghỉ hè, 2 bạn trẻ lại giúp bố mẹ đi nhặt rác. Tình cảm của họ cũng nảy sinh từ trên bãi rác.
Học hết phổ thông, cả 2 cùng đi làm công nhân trong khu công nghiệp và rồi họ nên vợ nên chồng. Tuy nhiên, khi có con, đồng lương công nhân bữa đực bữa cái không đủ trang trải cuộc sống gia đình. Hơn nữa, đặc thù công việc khiến cả 2 gần như không còn thời gian chăm sóc con cái nên họ buộc phải nghỉ làm về với bãi rác này làm cuộc mưu sinh.
Anh Quang nói: Biết nhặt rác là vất vả, nhưng thời gian làm việc của 2 vợ chồng chỉ là 3 tiếng/ngày, thu nhập tốt hơn lại vừa có thời gian chăm sóc gia đình hay kiếm việc làm thêm ban ngày như làm ruộng, chạy xe ôm hoặc bán đồ tạp hóa ở nhà.
Còn chị Tâm, không giấu nỗi buồn khi cho biết, đứa con thứ 2 của chị mới 6 tháng tuổi, nhưng cứ 2 giờ sáng là phải gửi ông bà để cùng chồng đi nhặt rác. Chị nghèn nghẹn: Buồn và thương con lắm nhưng không biết làm thế nào…
Bám trụ mưu sinh ở bãi rác Nam Sơn không chỉ có những người nhặt rác. Anh Cao Tuấn (32 tuổi), nhưng đã có 12 năm kinh nghiệm làm nghề điều hành xe vào đổ rác.
Tuy không phải tiếp xúc trực tiếp với rác, nhưng thời gian đứng cạnh đống rác của anh kéo dài 8 tiếng/ngày (gần gấp 3 lần người nhặt rác). Làm 2 ngày anh được nghỉ 1 ngày.
Nhìn anh gầy quắt, đen sạm trong bộ bảo hộ lao động, tay cầm đèn pin chạy đi chạy lại xi-nhan cho các xe vào đổ rác, chúng tôi lấy làm lạ khi, chúng tôi đeo đến 3 khẩu trang mà vẫn choáng váng bởi mùi rác thì anh Tuấn không đeo cái khẩu trang nào nhưng vẫn đôn đáo nháy đèn, chỉ tay, thổi còi điều hành.
Hỏi anh, sao không đeo khẩu trang trong môi trường độc hại này? Anh Tuấn cười cười: đeo khẩu trang thì khó thổi còi, mỗi lần muốn thổi còi hay bực tức mắng lái xe lại phải kéo khẩu trang ra thì bất tiện lắm. Với lại, làm lâu cũng quen mùi mà.
Nói về khó khăn trong công việc, anh Tuấn cho biết thêm: Với người nhặt rác, họ chỉ làm việc 3 tiếng/ngày, còn anh phải đứng đây những 8 tiếng, lại phải thổi còi, gào hét đến khản cả cổ trong môi trường ô nhiễm này. Với những ngày thời tiết đẹp, còn đỡ, chứ phải những hôm vừa mưa xong rồi nắng luôn, mùi rác bốc lên rất kinh khủng.
Khó nhưng vẫn phải bám
Với diện tích 83,5ha, được chia thành 10 ô, +4 mét so với mực nước biển và chiều cao khi đổ đầy rác là + 39 mét (cốt mặt đường hiện tại là +15m), hiện tại, bãi rác Nam Sơn đang khai thác đến ô thứ 8 và chuẩn bị sang ô thứ 9.
Với tốc độ xả rác hiện nay, hằng ngày, bãi rác Nam Sơn tiếp nhận lượng rác khổng lồ 4.200 tấn/ngày, chứa 90 % lượng rác của TP Hà Nội. Hằng ngày có trên 450 chuyến xe ra vào để đổ rác nên môi trường quanh đây bị ô nhiễm nặng nề vì bụi và mùi.
Anh Tô Hà, Phó Giám đốc Bãi rác Nam Sơn cho biết: Chính quyền cũng đã đề xuất di dời khu dân cư xung quanh bãi rác đi nơi khác nhưng do vấn đề đền bù chưa được thỏa đáng nên người dân chưa đi. Hơn nữa, họ sống nhờ bãi rác này có thâm niên rồi, bây giờ chuyển họ đi thì họ sẽ sống bằng nghề gì?
Việc để người dân vào nhặt rác là việc hợp tác 2 bên cùng có lợi! Vừa giải quyết được công việc và thu nhập cho dân, lại vừa giảm tải được lượng rác trong bãi rác khi mỗi ngày có đến trên dưới 10 tấn rác được phân loại và mang ra khỏi bãi nhờ những người nhặt rác.
Mỗi ngày, luôn có từ 500 đến 800 người trong thời gian cao điểm vào đây nhặt rác. Một người có thể nhặt được khoảng gần 3 tạ rác chưa phân loại, nếu bán ngay cho các đầu mối thu mua thì cũng được khoảng 100.000 đồng/ngày/người. Bên cạnh đó, cũng không ít lần vận may mỉm cười với họ khi nhặt được tiền, vàng và một số đồ dùng giá trị mà có thể chủ nhân của nó “đãng trí” bỏ quên đi theo cùng rác.
Trong câu chuyện với chúng tôi, những cư dân bãi rác Nam Sơn kể rằng, cách đây 2 năm, có một cặp vợ chồng trong lúc bới rác đã nhặt được 14 cây vàng. Họ đồ rằng, có thể, băng nhóm tội phạm nào đó khi truy đuổi muốn phi tang hay cất giấu. Còn việc thi thoảng nhặt được vài trăm nghìn từ trong túi áo quần cũ là không hiếm. “Họ thường nhặt được tiền ở các ví cũ, túi áo cũ hay những phong bì cưới xin, phúng viếng còn sót lại” - anh Hải, bảo vệ bãi rác cho biết.
Tảng sáng, khi chúng tôi chuẩn bị rời khỏi bãi rác, lại thoáng nghe tiếng ai đó reo lên trong mớ âm thanh sột soạt bới rác: Chúng mày ơi, trong ví cũ này có tiền. Mà này, sao toàn tiền lạ thế này? Lại: Có con mèo mới chết này, mang về làm bữa cải thiện đi; Cho mày cái áo còn tốt này mang về tặng người yêu…
Có lẽ với những người nhặt rác, đây vừa là công việc thường ngày để mưu sinh. Và cũng đâu đó, le lói trong họ hi vọng gặp những vận may, biết đâu đang nằm sâu dưới rác. Câu chuyện nhặt được 14 cây vàng, thực thực, mê mê nhưng có sức hút lạ kì để họ quên đi sự nhọc nhằn, vất vả, ô nhiễm bao trùm. Dẫu sao, bãi rác Nam Sơn đang là sinh kế giúp họ tồn tại. Hiện thực ấy họ đang đối diện từng ngày, từng ngày…
Theo Tiền phong
Mưu sinh trên rác
21h đêm, chúng tôi có mặt tại cửa vào của bãi rác Nam Sơn(Sóc Sơn, Hà Nội). Là bãi chứa rác lớn nhất Hà Nội, nên khi còn cách bãi rác khá xa chúng tôi đã bị ám bởi không khí ngột ngạt, hôi nồng hầm hập.
Từ quốc lộ 3 đi vào bãi rác Nam Sơn khoảng 5km nhưng toàn bộ nhà dân dọc đường vào khu vực này gần như đã đóng hết cửa, có lẽ đó là biện pháp tự vệ duy nhất để cái mùi ám họ suốt 14 năm nay.
Hằng ngày có khoảng từ 500 đến 700 người vào nhặt rác tại bãi rác Nam Sơn |
Tuy không khí ô nhiễm như vậy, nhưng suốt những năm tháng qua, người dân nơi đây vẫn phải chấp nhận sống chung với rác. Thậm chí, rác giúp không ít người ở đây tồn tại qua cơn khốn khó. Có người nuôi 2 con học đại học nhờ những phế phẩm từ rác. Có người thoát li ra ngoài bươn trải, nhủ lòng tránh xa bãi rác, nhưng rồi trên bước đường mưu sinh nhọc nhằn, thất nghiệp, khốn khó họ đành phải quay về mưu sinh trên rác…
Anh Phan Văn Vĩnh (48 tuổi) đã làm nghề nhặt rác từ năm 1999, khi bãi rác Nam Sơn vừa đưa vào hoạt động. Thời gian đầu, 2 vợ chồng anh hằng ngày vào bãi nhặt rác mang về phân loại rồi bán. Dẫu vô cùng vất vả, cực nhọc nhưng họ dựa vào nó để nuôi 2 con ăn học.
Sau này, anh phát triển dần bằng việc thu mua lại của chính những người nhặt rác như mình rồi lại thuê người phân loại rác để đi bán lại cho các đầu nậu lớn hơn nên kinh tế có phần khấm khá.
Hiện nay, 2 con của anh đều theo học trường ĐH Dược ở Hà Nội. Cháu lớn chuẩn bị ra trường đi làm nên cuộc sống gia đình cũng bớt đi phần nào gánh nặng. Tuy cuộc sống gia đình đã dần ổn định, nhưng như thói quen, đêm nào anh Vĩnh cũng vẫn vào nhặt rác cùng mọi người.
Anh Vĩnh tâm sự: Mình được như thế này cũng nhờ nhặt rác nên bây giờ không muốn bỏ nghề, hơn nữa, đã 14 năm nay, ngày nào cũng bị ám bởi mùi bãi rác nên…đâm nghiện. Anh cười đùa thêm: Ngày nào đi làm về, vợ anh phải ngửi thấy mùi này mới yên tâm là anh đi làm, còn nếu không thấy mùi rác thì chắc chắn là anh đi chơi.
Như gia đình anh Vĩnh ở bãi rác Nam Sơn không nhiều. Vợ chồng anh Quang - chị Tâm là một ví dụ. Ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, cứ mỗi khi được nghỉ hè, 2 bạn trẻ lại giúp bố mẹ đi nhặt rác. Tình cảm của họ cũng nảy sinh từ trên bãi rác.
Vợ chồng anh Quang, chị Tâm đã gửi con nhỏ 6 tháng tuổi để hằng đêm đi nhặt rác |
Học hết phổ thông, cả 2 cùng đi làm công nhân trong khu công nghiệp và rồi họ nên vợ nên chồng. Tuy nhiên, khi có con, đồng lương công nhân bữa đực bữa cái không đủ trang trải cuộc sống gia đình. Hơn nữa, đặc thù công việc khiến cả 2 gần như không còn thời gian chăm sóc con cái nên họ buộc phải nghỉ làm về với bãi rác này làm cuộc mưu sinh.
Anh Quang nói: Biết nhặt rác là vất vả, nhưng thời gian làm việc của 2 vợ chồng chỉ là 3 tiếng/ngày, thu nhập tốt hơn lại vừa có thời gian chăm sóc gia đình hay kiếm việc làm thêm ban ngày như làm ruộng, chạy xe ôm hoặc bán đồ tạp hóa ở nhà.
Còn chị Tâm, không giấu nỗi buồn khi cho biết, đứa con thứ 2 của chị mới 6 tháng tuổi, nhưng cứ 2 giờ sáng là phải gửi ông bà để cùng chồng đi nhặt rác. Chị nghèn nghẹn: Buồn và thương con lắm nhưng không biết làm thế nào…
|
Tuy không phải tiếp xúc trực tiếp với rác, nhưng thời gian đứng cạnh đống rác của anh kéo dài 8 tiếng/ngày (gần gấp 3 lần người nhặt rác). Làm 2 ngày anh được nghỉ 1 ngày.
Nhìn anh gầy quắt, đen sạm trong bộ bảo hộ lao động, tay cầm đèn pin chạy đi chạy lại xi-nhan cho các xe vào đổ rác, chúng tôi lấy làm lạ khi, chúng tôi đeo đến 3 khẩu trang mà vẫn choáng váng bởi mùi rác thì anh Tuấn không đeo cái khẩu trang nào nhưng vẫn đôn đáo nháy đèn, chỉ tay, thổi còi điều hành.
Hỏi anh, sao không đeo khẩu trang trong môi trường độc hại này? Anh Tuấn cười cười: đeo khẩu trang thì khó thổi còi, mỗi lần muốn thổi còi hay bực tức mắng lái xe lại phải kéo khẩu trang ra thì bất tiện lắm. Với lại, làm lâu cũng quen mùi mà.
Nói về khó khăn trong công việc, anh Tuấn cho biết thêm: Với người nhặt rác, họ chỉ làm việc 3 tiếng/ngày, còn anh phải đứng đây những 8 tiếng, lại phải thổi còi, gào hét đến khản cả cổ trong môi trường ô nhiễm này. Với những ngày thời tiết đẹp, còn đỡ, chứ phải những hôm vừa mưa xong rồi nắng luôn, mùi rác bốc lên rất kinh khủng.
Khó nhưng vẫn phải bám
Với diện tích 83,5ha, được chia thành 10 ô, +4 mét so với mực nước biển và chiều cao khi đổ đầy rác là + 39 mét (cốt mặt đường hiện tại là +15m), hiện tại, bãi rác Nam Sơn đang khai thác đến ô thứ 8 và chuẩn bị sang ô thứ 9.
Với tốc độ xả rác hiện nay, hằng ngày, bãi rác Nam Sơn tiếp nhận lượng rác khổng lồ 4.200 tấn/ngày, chứa 90 % lượng rác của TP Hà Nội. Hằng ngày có trên 450 chuyến xe ra vào để đổ rác nên môi trường quanh đây bị ô nhiễm nặng nề vì bụi và mùi.
Anh Tô Hà, Phó Giám đốc Bãi rác Nam Sơn cho biết: Chính quyền cũng đã đề xuất di dời khu dân cư xung quanh bãi rác đi nơi khác nhưng do vấn đề đền bù chưa được thỏa đáng nên người dân chưa đi. Hơn nữa, họ sống nhờ bãi rác này có thâm niên rồi, bây giờ chuyển họ đi thì họ sẽ sống bằng nghề gì?
Việc để người dân vào nhặt rác là việc hợp tác 2 bên cùng có lợi! Vừa giải quyết được công việc và thu nhập cho dân, lại vừa giảm tải được lượng rác trong bãi rác khi mỗi ngày có đến trên dưới 10 tấn rác được phân loại và mang ra khỏi bãi nhờ những người nhặt rác.
Mỗi ngày, luôn có từ 500 đến 800 người trong thời gian cao điểm vào đây nhặt rác. Một người có thể nhặt được khoảng gần 3 tạ rác chưa phân loại, nếu bán ngay cho các đầu mối thu mua thì cũng được khoảng 100.000 đồng/ngày/người. Bên cạnh đó, cũng không ít lần vận may mỉm cười với họ khi nhặt được tiền, vàng và một số đồ dùng giá trị mà có thể chủ nhân của nó “đãng trí” bỏ quên đi theo cùng rác.
Trong câu chuyện với chúng tôi, những cư dân bãi rác Nam Sơn kể rằng, cách đây 2 năm, có một cặp vợ chồng trong lúc bới rác đã nhặt được 14 cây vàng. Họ đồ rằng, có thể, băng nhóm tội phạm nào đó khi truy đuổi muốn phi tang hay cất giấu. Còn việc thi thoảng nhặt được vài trăm nghìn từ trong túi áo quần cũ là không hiếm. “Họ thường nhặt được tiền ở các ví cũ, túi áo cũ hay những phong bì cưới xin, phúng viếng còn sót lại” - anh Hải, bảo vệ bãi rác cho biết.
Tảng sáng, khi chúng tôi chuẩn bị rời khỏi bãi rác, lại thoáng nghe tiếng ai đó reo lên trong mớ âm thanh sột soạt bới rác: Chúng mày ơi, trong ví cũ này có tiền. Mà này, sao toàn tiền lạ thế này? Lại: Có con mèo mới chết này, mang về làm bữa cải thiện đi; Cho mày cái áo còn tốt này mang về tặng người yêu…
Có lẽ với những người nhặt rác, đây vừa là công việc thường ngày để mưu sinh. Và cũng đâu đó, le lói trong họ hi vọng gặp những vận may, biết đâu đang nằm sâu dưới rác. Câu chuyện nhặt được 14 cây vàng, thực thực, mê mê nhưng có sức hút lạ kì để họ quên đi sự nhọc nhằn, vất vả, ô nhiễm bao trùm. Dẫu sao, bãi rác Nam Sơn đang là sinh kế giúp họ tồn tại. Hiện thực ấy họ đang đối diện từng ngày, từng ngày…
Theo Tiền phong
Bình luận