Góc cuộc sống: Phát sóng vào 4h20 ngày 19/1/2014 trên kênh VTC10
Từ Quốc lộ 46 rẽ sang đường 15 qua Mỹ Sơn (ĐôLương), vượt đỉnh Cồn Nem là đến đất Trù Sơn, cái nôi của nghề gốm truyền thốngở Đô Lương nói riêng và cả xứ Nghệ nói chung. Trong sắc thu, những mẻ gốm thôđược nắng, đỏ rực cả một khoảng sân dài.
“Góc cuộc sống” kỳ này sẽ có dịp giới thiệu đếnđộc giả về một làng gốm có một không hai còn tồn tại ở một vùng quê nghèo xứNghệ. Nói như vậy, bởi vì đây là nơi duy nhất còn làm ra các loại nồi bằngđất trong cả nước. Chính vì thế mà ngoài cái tên Trù Sơn, đây còn được gọi làlàng "Nồi Đất". Khác với Phù Lãng hay Bát Tràng, người thợ gốm TrùSơn không để cả khối đất lên bàn xoay, mà dùng đất đã nhào nhuyễn vắt theo hìnhcon chạch mà họ gọi là rói để ghép nối từng phần. Tất cả các công cụ làm gốmcũng chỉ gồm một cái bàn xoay, vài miếng giẻ nhỏ và những khoanh nứa mỏng (gọilà khót) để tạo dáng và làm nhẵn. Vật liệu dùng để nung gốm chỉ là lá cây, cókhi là rơm rạ. Vất vả nhất là khâu lấy đất và làm nhuyễn đất, thường do đàn ôngđảm nhiệm, bởi họ phải đến tận làng Hội Yên (Nghi Văn, Nghi Lộc) cách Trù Sơn10km mới có loại đất sét để làm gốm.
Tuy nhiên, do sự phát triển ồ ạt của đồ nhôm, đồnhựa, số lượng sản phẩm của Trù Sơn cũng ngày càng hạn chế. Tìm cho gốm Trù Sơnmột hướng đi để phát triển đến một đẳng cấp cao hơn chỉ mới là ý tưởng củanhững nhà chuyên môn. Còn đối với các cán bộ văn hóa - thông tin huyện Đô Lươngcũng như tỉnh Nghệ An thì chỉ mong sao gìn giữ được những nét duyên mộc mạcnguyên sơ của nó, mà sản phẩm vẫn bán được đều đều, để người dân yên tâm màkhông bỏ nghề... Mời khán giả cùng ghé Trù Sơn để tìm hiểu thêm về nghề làm gốm này. Chương trình được phát sóng vào 4h20 ngày 19/1/2014 trên Kênh VTC10.
Bình luận