AFP trích lời một số nhà phân tích cho biết thất bại của Nhật Bản trong việc giải cứu hai con tin bị IS hành quyết làm dấy lên dư luận hoài nghi về năng lực của Tokyo trong việc xử lý khủng hoảng quốc tế.
Theo phân tích, có hai điểm yếu kém gắn liền với nhau của Nhật Bản được cho là đã bộc lộ rõ ràng là vấn đề ngoại giao và tình báo.
Theo các nhà phân tích, vụ hai con tin Nhật Bản bị hành quyết là một "lời cảnh tỉnh" đối với Nhật Bản, một đất nước cho đến nay vẫn tìm cách tránh can dự vào cuộc xung đột tại Trung Đông. Sự bất lực của chính quyền Tokyo cho thấy rõ lỗ hổng của nền ngoại giao Nhật Bản trong khu vực.
Takashi Kawakami, một chuyên gia về an ninh đồng thời là giáo sư tại Đại học Takushoku, nhận định: "Chính phủ thiếu thông tin và điều đó đã khiến cho họ gặp khó khăn trong việc xử lý tình hình."
Theo chuyên gia này, rút kinh nghiệm từ thảm kịch đó, Chính quyền Nhật Bản "phải tăng cường hoạt động tình báo cả ở trong nước lẫn ngoài nước."
Từ khi khủng hoảng bùng phát, Tokyo đã cho thấy họ thiếu đầu mối liên lạc và kinh nghiệm xử lý vụ việc tại Trung Đông. Nhật Bản có vẻ gần như hoàn toàn phụ thuộc vào đồng minh quan trọng là Jordan - cũng đang cố gắng giải cứu một phi công của nước này bị IS bắt giữ từ cuối tháng 12/2014.
Theo ông Masanori Naito, giáo sư nghiên cứu về Hồi giáo và Trung Đông tại Đại học Doshisha ở Kyoto, lẽ ra Tokyo nên tìm kiếm sự giúp đỡ của Thổ Nhĩ Kỳ, một nước từng thành công trong việc cứu thoát con tin của mình khỏi bàn tay của IS.
Chính quyền Nhật Bản đã công khai thừa nhận thiếu sót. Hôm 1/2, Tokyo xác nhận ý định tăng cường hoạt động thu thập thông tin tình báo, đồng thời củng cố việc bảo vệ an ninh cho cơ sở Nhật Bản trên thế giới.
Theo Vietnam+
Theo phân tích, có hai điểm yếu kém gắn liền với nhau của Nhật Bản được cho là đã bộc lộ rõ ràng là vấn đề ngoại giao và tình báo.
Theo các nhà phân tích, vụ hai con tin Nhật Bản bị hành quyết là một "lời cảnh tỉnh" đối với Nhật Bản, một đất nước cho đến nay vẫn tìm cách tránh can dự vào cuộc xung đột tại Trung Đông. Sự bất lực của chính quyền Tokyo cho thấy rõ lỗ hổng của nền ngoại giao Nhật Bản trong khu vực.
Người dân Nhật Bản tham gia cuộc tuần hành trong im lặng tại thủ đô Tokyo, bày tỏ sự tiếc thương đối với Kenji Goto |
Theo chuyên gia này, rút kinh nghiệm từ thảm kịch đó, Chính quyền Nhật Bản "phải tăng cường hoạt động tình báo cả ở trong nước lẫn ngoài nước."
Từ khi khủng hoảng bùng phát, Tokyo đã cho thấy họ thiếu đầu mối liên lạc và kinh nghiệm xử lý vụ việc tại Trung Đông. Nhật Bản có vẻ gần như hoàn toàn phụ thuộc vào đồng minh quan trọng là Jordan - cũng đang cố gắng giải cứu một phi công của nước này bị IS bắt giữ từ cuối tháng 12/2014.
Theo ông Masanori Naito, giáo sư nghiên cứu về Hồi giáo và Trung Đông tại Đại học Doshisha ở Kyoto, lẽ ra Tokyo nên tìm kiếm sự giúp đỡ của Thổ Nhĩ Kỳ, một nước từng thành công trong việc cứu thoát con tin của mình khỏi bàn tay của IS.
Chính quyền Nhật Bản đã công khai thừa nhận thiếu sót. Hôm 1/2, Tokyo xác nhận ý định tăng cường hoạt động thu thập thông tin tình báo, đồng thời củng cố việc bảo vệ an ninh cho cơ sở Nhật Bản trên thế giới.
Theo Vietnam+
Bình luận