(VTC News) - Đập Vajont, Italia là nơi xảy ra một thảm họa hy hữu nhất thế giới khi mà đập chưa vỡ, chưa xả đáy nhưng 2.000 người dân vẫn thiệt mạng vì nước lũ.
Là một trong những con đập lớn nhất thế giới, Vajont cao 262m, dày 27m ở đáy và 3.4m ở mép trên cùng.
Thế nhưng đến năm 1963, một vụ sạt đất đã xảy ra trên sườn núi Monte Toc, những khối đất khổng lồ lao xuống lòng hồ với tốc độ 110km/h khiến mực nước trong lòng hồ dâng nhanh kinh hoàng, tràn ra khỏi mép đập và lao thẳng xuống ngôi làng bên dưới.
Kích thước khổng lồ của Vajont đã không thể cứu được những người dân của ngôi làng phía dưới. Quá trình dự báo ban đầu đã bị sai lệch do chủ quan của cơ quan cảnh báo.
Điều này dẫn tới việc không thể kiểm soát lượng đất đá đổ từ vách núi xuống hồ, gây ra những con sóng cao đến 200m, gấp 10 lần dự báo vào vượt qua bức tường đập vững chắc. Chính vì thế, đã có 2.000 người thiệt mạng dù cho Vajont vẫn còn nguyên.
Trong tháng 12/2008, khi phát động Năm Quốc tế về Trái đất, UNESCO đã nhắc đến thảm họa Vajont như một 'câu chuyện cảnh giác' với 'thất bại của các kỹ sư và nhà địa chất'.
Hiện nay, đập Vajont đã bị bỏ hoang không còn sử dụng nữa. Nó được hoàn thành vào năm 1959, nằm trong thung lũng của sông Vajont, dưới chân núi Monte Toc, cách Venice 100km về phía Bắc.
Vụ thảm họa kinh hoàng nhưng hy hữu xảy ra tại đây vào ngày 9/10/1963, dù đập không vỡ hay xả đáy nhưng nước sông đã tràn qua mép đập, quét qua làng Longarone bên dưới thung lũng làm ít nhất 2.000 người thiệt mạng.
Bề mặt trên của đập Vajont |
Là một trong những con đập lớn nhất thế giới, Vajont cao 262m, dày 27m ở đáy và 3.4m ở mép trên cùng.
Thế nhưng đến năm 1963, một vụ sạt đất đã xảy ra trên sườn núi Monte Toc, những khối đất khổng lồ lao xuống lòng hồ với tốc độ 110km/h khiến mực nước trong lòng hồ dâng nhanh kinh hoàng, tràn ra khỏi mép đập và lao thẳng xuống ngôi làng bên dưới.
Kích thước khổng lồ của Vajont đã không thể cứu được những người dân của ngôi làng phía dưới. Quá trình dự báo ban đầu đã bị sai lệch do chủ quan của cơ quan cảnh báo.
Đập Vajont nhìn từ làng Longarone |
Điều này dẫn tới việc không thể kiểm soát lượng đất đá đổ từ vách núi xuống hồ, gây ra những con sóng cao đến 200m, gấp 10 lần dự báo vào vượt qua bức tường đập vững chắc. Chính vì thế, đã có 2.000 người thiệt mạng dù cho Vajont vẫn còn nguyên.
Trong tháng 12/2008, khi phát động Năm Quốc tế về Trái đất, UNESCO đã nhắc đến thảm họa Vajont như một 'câu chuyện cảnh giác' với 'thất bại của các kỹ sư và nhà địa chất'.
Tùng Đinh
Bình luận