Ngày 18/5, tròn 10 năm cơn bão Chanchu cướp đi sinh mạng của gần 200 ngư dân miền trung, mười năm qua, như cây phong ba trước bão, những người mẹ, người vợ đã kiên cường sống, vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, nuôi nấng con cái nên người.
Xã Bình Minh (Thăng Bình, Quảng Nam) được biết đến với những "ngôi làng Chanchu", "gia đình Chanchu". Mười năm trước, 86 ngư phủ của Bình Minh tử nạn trong trận bão, chỉ có 6 xác được tìm thấy, số còn lại mãi mãi nằm lại với biển sâu trong nỗi đau nghẹn ngào của gia đình người thân.
Giữa trưa nắng, mắt bà Nguyễn Thị Hoa (54 tuổi, ở thôn Bình Tịnh, xã Bình Minh) như nhòa đi khi nhắc lại hãi chữ Chan chu. Ký ức ngày đau thương 10 năm trước khiến người phụ nữ dáng người khắc khổ này thêm kiệt quệ. Chồng và 2 người con trai chết cùng lúc trong cơn bão, là nỗi đau vô tận, không bao giờ nguôi. Và bà là người hi hữu, nhận một lúc... hai xác chồng.
Bà Hoa kể rằng: Nhà nghèo chồng và hai con phải theo tàu của ngư dân trong vùng đi câu mực. Nhận được tin tàu của chồng con bị quật nát trên Biển Đông, bà như chết đứng.
Mấy ngày sau bà nhận được tin thi thể chồng được tìm thấy. Do khi trục vớt lên, xác của các ngư dân qua nhiều ngày đã bị phân hủy, bốc mùi nên bỏ vào bao ni lông, mỗi thi thể được ghi mảnh giấy tên, địa chỉ dán bên ngoài. Đến khi chôn cất xong, qua ngày sau thì gia đình bất ngờ lại nhận được cuộc điện thoại của một ngư dân đi cùng chuyến sống sót trở về nói thấy thi thể chồng vẫn còn để trong bao ni lông. Gia đình ra Đà Nẵng nhận lại đúng xác chồng bà.
Thêm một lần nữa bà lại lo mai táng, chôn cất chồng mình cạnh ngôi mộ của người xấu số mà do nhầm lẫn đã đưa về trước đó. Riêng thi thể hai người con trai của bà mãi mãi không bao giờ tìm thấy.
"Hằng đêm, tôi vẫn mơ thấy hai con và chồng. Thương hai con giờ này không biết xác nằm phương nào?" bà Hoa nghẹn ngào. Từ ngày chồng mất con mất, bà và con gái sống nương tựa vào nhau. Con gái nay đã lấy chồng, hằng ngày bà Hoa quẳng gánh hàng rong bán cho học sinh trường làng sống qua bữa.
Giữa căn nhà vợ chồng ông Nguyễn Văn Nghĩa và bà Nguyễn Thị Tới (thôn Hà Bình, xã Bình Minh,) là mô hình con tàu QN 90127. Con tàu được ông bà mượn người đóng sau thảm họa Chanchu để nhắc nhớ về một ký ức đau thương. Con tàu chở ước mơ của hai người con trai bà vươn khơi, bám biển, ước mơ về một cuộc sống no đủ nhưng tất cả đã chìm trong cơn bão dữ.
Thắp nén nhang cho hai người con Nguyễn Văn Tam, Nguyễn Văn Tứ, nước mắt bà Lợi lại tuôn trào. “Nếu không có cơn bão đó thì hai anh em nó giờ cũng hơn ba chục tuổi rồi, kinh tế chắc cũng bớt chật vật. Đằng này…chỉ còn lại hai thân già và mấy đứa trẻ” – bà Tới ngậm ngùi.
Giống như xã Bình Minh, phường Thanh Khê Đông (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cũng có những “xóm Chan Chu”, “xóm không chồng” sau cơn cuồng phong thịnh nộ giữa trùng khơi ngày ấy. Nỗi đau đã qua tròn một thập kỷ, chị Đỗ Thị Phượng (phường Thanh Khê Đông) vẫn ám ảnh mãi những ngày tháng năm tăm tối nhất cuộc đời.
Chị kể: “Nghe tin bão Chan Chu ngoài khơi, tui với mấy chị em trong xóm lật đật chạy qua nhà chủ tàu hỏi coi có bị chi không, họ nói không can chi. Mấy hôm sau họ chạy sang nhà kêu thuyền chìm, mọi người mất tích hết rồi. Tui thả tay….”. Chồng chị, anh Lê Văn Đức và em chồng cùng có mặt trong chuyến thuyền nằm lại đại dương năm đó, trước ngày chồng ra khơi, chị vẫn vững vàng tin anh sẽ quay trở về sau mấy lần trăng như niềm tin rắn rỏi cố hữu bao đời trong những người phụ nữ miền biển.
Liền những ngày sau khi biết tin chồng gặp nạn, chị một tay dắt đứa con vừa lên ba, một tay bế đứa còn lại mới 17 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng nhỏ bằng cái chai ra bãi biển Thanh Khê ngóng tàu về. “Tui không hy vọng chồng mình còn sống, vì tui hiểu bão tố giữa biển kinh hoàng thế nào, đằng ni thuyền chồng tui mất tích nữa. Tui chỉ cầu mong họ tìm được xác chồng”, chị nói.
Hôm tàu chở thi thể về, chị năm lần bảy lượt tới lật từng người xem có chồng mình không, dấu hiệu duy nhất để chị nhận ra chồng là một chiếc răng giữa của anh bị mẻ. Còn nhìn tay chân, cơ thể thì không phân biệt được bởi các thi thể đã trương phình, phân hủy. Chị còn cắn răng tìm xác em chồng, vì đứa em dâu vừa ra tới nơi ngã quỵ không đứng dậy nổi. Đến chuyến tàu cuối cùng, chị chấp nhận hiện thực hai anh em chồng đã vĩnh viễn nằm lại đáy biển lạnh lẽo.
Mười năm qua, chị một thân một mình nuôi hai con ăn học, bươn chải đủ nghề: bán cá, dọn dẹp thuê… Hàng ngày khi hai con đi học, chị lủi thủi trong căn nhà ký ức của hai vợ chồng, căn nhà ấy cũng là tài sản đầu tiên của anh chị sau khi cưới nhau được một năm trời.
Chị trải lòng: “Hồi đầu nhớ chồng quay quắt là tui dắt con ra biển ngồi, con hỏi tàu ba ở mô ba là tui khóc, nghe con kể với bạn ba tao ở trên bàn thờ tui cũng khóc. Nhưng rồi nghĩ mình phải cứng rắn lên để nuôi con, cực mấy tui cũng chịu được, tuyệt đối không đi thêm bước nữa để giữ nguyên vẹn tình thương cho con mình”. Bây giờ, hai cô con gái đã học lớp 8 và lớp 6, dễ thương, ngoan ngoãn. “Tính hai đứa đằm, hiền khô y ba hắn rứa. Hồi nớ ổng còn sống, chẳng bao giờ mất lòng ai”, chị nói.
Nhà chị Nguyễn Thị Loan, vợ ngư dân xấu số Lê Văn Bung (tổ 87, phường Thanh Khê Đông) cách đó không xa, nằm trong con hẻm ngoằn ngoèo, chật chội. Giữa trưa nắng chang chang, chị lột chiếc khăn trùm để lộ khuôn mặt bị nắng ăn rám đen, cười hiền: “Tới đúng hôm ghê, mọi hôm giờ ni tui đi bốc vác chưa về đâu”.
Đó là một trong hai kế sinh nhai của chị: bốc vác và chạy xe thồ. Người dân trong xóm nói, chị “vững như cột, nhanh như điện”, giỏi làm, giỏi xoay sở. Ban ngày chị đi bốc vác cho những xe cá về lấy hàng, hết hàng lại dong xe ra đường chạy xe ôm, hệt như một người đàn ông.
Tối đến, còn thời gian lại xuống biển kéo lưới thuê. Rắn rỏi vậy, nhưng tua lại thước phim của mười năm trước, mắt chị ngấn nước: “Tui đâu có tìm được xác chồng, ổng bỏ mẹ con tui đi biền biệt từ đó tới giờ đâu có về nữa. Tui lập mộ gió cho ổng ở trên Hòa Sơn (huyện Hòa Vang), vài hôm nữa lên thăm ổng”.
Chị nói nỗi đau mất chồng là một, thì nỗi bất hạnh không ba của đàn con là mười. Nhiều năm trước, có đêm đang ngủ chị nghe đứa con trai đầu bật dậy lục đục mở cửa, hỏi con đi đâu giờ này, nó nói: ba xách giỏ về đứng ngoài cổng má ơi!. “Từ đó tui dặn lòng làm vừa làm mẹ vừa làm ba thay ổng, việc chi đàn ông làm được là tui làm được”, chị mạnh mẽ nói.
Căn nhà mẹ con chị ở cũ kỷ, mốc meo, từ ngày anh đi tới giờ vẫn không sửa sang gì vì quá chật vật. Mái tôn thủng lỗ chỗ, nắng đâm thẳng xuống nền nhà, căn gác lâu nay không dám bước lên vì sợ sập.
“Tui còn không có thời gian dọn dẹp nhà cửa, mọi việc nhờ một tay cu Phương hết”, chị thật thà. Cậu con đầu Lê Bảo Phương, 17 tuổi trầm tính, ở nhà đảm trách những việc không tên thay mẹ, từ quét dọn, giặt giũ cho tới nấu nướng. Đêm nào ít bài tập, Phương xuống bãi kéo lưới thuê kiếm vài ba chục ngàn, dồn lại cuối tháng trả tiền điện, tiền nước để gánh mưu sinh trên vai mẹ đỡ nặng.
10 năm qua nhưng ký ức đau thương về trận bão lịch sử vẫn không phai mờ trong tâm trí người dân miền Trung.
Nguồn: Tiền Phong
Xã Bình Minh (Thăng Bình, Quảng Nam) được biết đến với những "ngôi làng Chanchu", "gia đình Chanchu". Mười năm trước, 86 ngư phủ của Bình Minh tử nạn trong trận bão, chỉ có 6 xác được tìm thấy, số còn lại mãi mãi nằm lại với biển sâu trong nỗi đau nghẹn ngào của gia đình người thân.
Mẹ và con nạn nhân xấu số tại lễ cầu siêu cho linh hồn các nạn nhân xấu số 10 năm trước. Ảnh T.Tuấn. |
Bà Hoa kể rằng: Nhà nghèo chồng và hai con phải theo tàu của ngư dân trong vùng đi câu mực. Nhận được tin tàu của chồng con bị quật nát trên Biển Đông, bà như chết đứng.
Mẹ già đau lòng ngóng chờ thi thể con 10 năm trước. Ảnh Trần Tuấn. |
Mấy ngày sau bà nhận được tin thi thể chồng được tìm thấy. Do khi trục vớt lên, xác của các ngư dân qua nhiều ngày đã bị phân hủy, bốc mùi nên bỏ vào bao ni lông, mỗi thi thể được ghi mảnh giấy tên, địa chỉ dán bên ngoài. Đến khi chôn cất xong, qua ngày sau thì gia đình bất ngờ lại nhận được cuộc điện thoại của một ngư dân đi cùng chuyến sống sót trở về nói thấy thi thể chồng vẫn còn để trong bao ni lông. Gia đình ra Đà Nẵng nhận lại đúng xác chồng bà.
Thêm một lần nữa bà lại lo mai táng, chôn cất chồng mình cạnh ngôi mộ của người xấu số mà do nhầm lẫn đã đưa về trước đó. Riêng thi thể hai người con trai của bà mãi mãi không bao giờ tìm thấy.
"Hằng đêm, tôi vẫn mơ thấy hai con và chồng. Thương hai con giờ này không biết xác nằm phương nào?" bà Hoa nghẹn ngào. Từ ngày chồng mất con mất, bà và con gái sống nương tựa vào nhau. Con gái nay đã lấy chồng, hằng ngày bà Hoa quẳng gánh hàng rong bán cho học sinh trường làng sống qua bữa.
Thi thể các ngư dân xấu số được đưa về đất liền đúng 10 năm về trước. Ảnh Trần Tuấn. |
Giữa căn nhà vợ chồng ông Nguyễn Văn Nghĩa và bà Nguyễn Thị Tới (thôn Hà Bình, xã Bình Minh,) là mô hình con tàu QN 90127. Con tàu được ông bà mượn người đóng sau thảm họa Chanchu để nhắc nhớ về một ký ức đau thương. Con tàu chở ước mơ của hai người con trai bà vươn khơi, bám biển, ước mơ về một cuộc sống no đủ nhưng tất cả đã chìm trong cơn bão dữ.
Thắp nén nhang cho hai người con Nguyễn Văn Tam, Nguyễn Văn Tứ, nước mắt bà Lợi lại tuôn trào. “Nếu không có cơn bão đó thì hai anh em nó giờ cũng hơn ba chục tuổi rồi, kinh tế chắc cũng bớt chật vật. Đằng này…chỉ còn lại hai thân già và mấy đứa trẻ” – bà Tới ngậm ngùi.
Giống như xã Bình Minh, phường Thanh Khê Đông (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cũng có những “xóm Chan Chu”, “xóm không chồng” sau cơn cuồng phong thịnh nộ giữa trùng khơi ngày ấy. Nỗi đau đã qua tròn một thập kỷ, chị Đỗ Thị Phượng (phường Thanh Khê Đông) vẫn ám ảnh mãi những ngày tháng năm tăm tối nhất cuộc đời.
Chị kể: “Nghe tin bão Chan Chu ngoài khơi, tui với mấy chị em trong xóm lật đật chạy qua nhà chủ tàu hỏi coi có bị chi không, họ nói không can chi. Mấy hôm sau họ chạy sang nhà kêu thuyền chìm, mọi người mất tích hết rồi. Tui thả tay….”. Chồng chị, anh Lê Văn Đức và em chồng cùng có mặt trong chuyến thuyền nằm lại đại dương năm đó, trước ngày chồng ra khơi, chị vẫn vững vàng tin anh sẽ quay trở về sau mấy lần trăng như niềm tin rắn rỏi cố hữu bao đời trong những người phụ nữ miền biển.
Các thuyền viên tàu ĐNa 90345 trở về sau trận bão Chan chu vào ngày 24/5/2006. Ảnh Trần Tuấn. |
Liền những ngày sau khi biết tin chồng gặp nạn, chị một tay dắt đứa con vừa lên ba, một tay bế đứa còn lại mới 17 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng nhỏ bằng cái chai ra bãi biển Thanh Khê ngóng tàu về. “Tui không hy vọng chồng mình còn sống, vì tui hiểu bão tố giữa biển kinh hoàng thế nào, đằng ni thuyền chồng tui mất tích nữa. Tui chỉ cầu mong họ tìm được xác chồng”, chị nói.
Hôm tàu chở thi thể về, chị năm lần bảy lượt tới lật từng người xem có chồng mình không, dấu hiệu duy nhất để chị nhận ra chồng là một chiếc răng giữa của anh bị mẻ. Còn nhìn tay chân, cơ thể thì không phân biệt được bởi các thi thể đã trương phình, phân hủy. Chị còn cắn răng tìm xác em chồng, vì đứa em dâu vừa ra tới nơi ngã quỵ không đứng dậy nổi. Đến chuyến tàu cuối cùng, chị chấp nhận hiện thực hai anh em chồng đã vĩnh viễn nằm lại đáy biển lạnh lẽo.
Mười năm qua, chị một thân một mình nuôi hai con ăn học, bươn chải đủ nghề: bán cá, dọn dẹp thuê… Hàng ngày khi hai con đi học, chị lủi thủi trong căn nhà ký ức của hai vợ chồng, căn nhà ấy cũng là tài sản đầu tiên của anh chị sau khi cưới nhau được một năm trời.
Chị trải lòng: “Hồi đầu nhớ chồng quay quắt là tui dắt con ra biển ngồi, con hỏi tàu ba ở mô ba là tui khóc, nghe con kể với bạn ba tao ở trên bàn thờ tui cũng khóc. Nhưng rồi nghĩ mình phải cứng rắn lên để nuôi con, cực mấy tui cũng chịu được, tuyệt đối không đi thêm bước nữa để giữ nguyên vẹn tình thương cho con mình”. Bây giờ, hai cô con gái đã học lớp 8 và lớp 6, dễ thương, ngoan ngoãn. “Tính hai đứa đằm, hiền khô y ba hắn rứa. Hồi nớ ổng còn sống, chẳng bao giờ mất lòng ai”, chị nói.
“Ổng lúc nào cũng đằm tính, hiền khô như nụ cười trong ảnh vậy”, chị Nguyễn Thị Phượng (phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê) nói về người chồng xấu số của mình đã tử nạn 10 năm trước. Ảnh: Thanh Trần. |
Nhà chị Nguyễn Thị Loan, vợ ngư dân xấu số Lê Văn Bung (tổ 87, phường Thanh Khê Đông) cách đó không xa, nằm trong con hẻm ngoằn ngoèo, chật chội. Giữa trưa nắng chang chang, chị lột chiếc khăn trùm để lộ khuôn mặt bị nắng ăn rám đen, cười hiền: “Tới đúng hôm ghê, mọi hôm giờ ni tui đi bốc vác chưa về đâu”.
Đó là một trong hai kế sinh nhai của chị: bốc vác và chạy xe thồ. Người dân trong xóm nói, chị “vững như cột, nhanh như điện”, giỏi làm, giỏi xoay sở. Ban ngày chị đi bốc vác cho những xe cá về lấy hàng, hết hàng lại dong xe ra đường chạy xe ôm, hệt như một người đàn ông.
Tối đến, còn thời gian lại xuống biển kéo lưới thuê. Rắn rỏi vậy, nhưng tua lại thước phim của mười năm trước, mắt chị ngấn nước: “Tui đâu có tìm được xác chồng, ổng bỏ mẹ con tui đi biền biệt từ đó tới giờ đâu có về nữa. Tui lập mộ gió cho ổng ở trên Hòa Sơn (huyện Hòa Vang), vài hôm nữa lên thăm ổng”.
Chị nói nỗi đau mất chồng là một, thì nỗi bất hạnh không ba của đàn con là mười. Nhiều năm trước, có đêm đang ngủ chị nghe đứa con trai đầu bật dậy lục đục mở cửa, hỏi con đi đâu giờ này, nó nói: ba xách giỏ về đứng ngoài cổng má ơi!. “Từ đó tui dặn lòng làm vừa làm mẹ vừa làm ba thay ổng, việc chi đàn ông làm được là tui làm được”, chị mạnh mẽ nói.
Căn nhà mẹ con chị ở cũ kỷ, mốc meo, từ ngày anh đi tới giờ vẫn không sửa sang gì vì quá chật vật. Mái tôn thủng lỗ chỗ, nắng đâm thẳng xuống nền nhà, căn gác lâu nay không dám bước lên vì sợ sập.
“Tui còn không có thời gian dọn dẹp nhà cửa, mọi việc nhờ một tay cu Phương hết”, chị thật thà. Cậu con đầu Lê Bảo Phương, 17 tuổi trầm tính, ở nhà đảm trách những việc không tên thay mẹ, từ quét dọn, giặt giũ cho tới nấu nướng. Đêm nào ít bài tập, Phương xuống bãi kéo lưới thuê kiếm vài ba chục ngàn, dồn lại cuối tháng trả tiền điện, tiền nước để gánh mưu sinh trên vai mẹ đỡ nặng.
10 năm qua nhưng ký ức đau thương về trận bão lịch sử vẫn không phai mờ trong tâm trí người dân miền Trung.
Nguồn: Tiền Phong
Bình luận