(VTC News) – Những ảnh hưởng nghiêm trọng của biến động tỷ giá từ giữa tháng 8 đã lộ diện, nhiều đại gia Việt mất hàng trăm tỷ đồng.
Tỷ giá biến động mạnh
Tháng 8 là tháng “đáng nhớ” của thị trường ngoại hối. Ngày 11/8, Trung Quốc khiến cả thế giới rúng động khi phá giá đồng nhân dân tệ với biên độ lớn. Động thái này của Trung Quốc được xem là hỗ trợ xuất khẩu – hoạt động đang gặp nhiều khó khăn.
Giới chuyên gia lo ngại việc Trung Quốc liên tục hạ giá đồng nhân dân tệ sẽ tác động tới nền kinh tế thế giới. Vì vậy, rất nhanh chóng, nhiều quốc gia đồng loạt hạ giá nội tệ để “bảo vệ” hàng hóa của mình. Quy mô điều chỉnh lớn tới mức báo chí thế giới nhắc tới cụm từ “chiến tranh tiền tệ” khá nhiều.
Trong tháng 8, Ngân hàng Nhà nước cũng nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-3%. Ngân hàng Nhà nước giải thích: “Tiếp sau sự kiện phá giá mạnh của đồng Nhân dân tệ, tâm lý thị trường trong nước còn nặng nề do lo ngại các hệ lụy của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất.
Nhằm tiếp tục chủ động dẫn dắt thị trường, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ từ mức 21.673 VND/USD lên 21.890 VND/USD”.
Phản ứng lại quyết định nới rộng biên độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, thị trường ngoại hối biến động mạnh. Giá USD nhảy vọt trong cả hệ thống ngân hàng và trên thị trường tự do. Giá USD “chợ đen” có thời điểm vọt lên sát 23.000 đồng/USD.
Chỉ nửa tháng sau khi tỷ giá biến động mạnh, nhiều doanh nghiệp lớn đã than thở lỗ vì tỷ giá. Chênh lệch tỷ giá khiến Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) lỗ 1.200 tỷ đồng, khiến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ảnh hưởng nặng. Còn Tập đoàn Điện lực Việt Nam đối mặt với khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá có thể cao gấp 10 lần khoản lỗ của TKV.
Đại gia Việt mất hàng trăm tỷ
Một số doanh nghiệp niêm yết được dự báo sẽ hứng chịu khoản lỗ khủng từ chênh lệch tỷ giá. Nhưng đó mới chỉ là dự đoán. Khi “mùa” báo cáo tài chính quý 3 đang đến, những khoản lỗ này mới chính thức lộ diện.
Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC) tiếp tục là đơn vị bị ảnh hưởng nặng nề do chênh lệch tỷ giá. Trước đó chia sẻ với báo chí, ông Lê Thế Sơn, Kế toán trưởng PPC cho biết trong quý 3/2015, lợi nhuận của Công ty đạt thấp hơn so với hai quý đầu năm. Tỷ giá JPY/VND đã tăng hơn 5% trong quý 3 khiến chênh lệch tỷ giá tại công ty đạt hơn 200 tỷ đồng.
Tới khi có số liệu chính thức, khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá tại PPC còn lớn hơn. PPC cho biết trong kỳ công ty mẹ chịu lỗ chênh lệch tỷ giá sau khi đánh giá lại tỷ giá của khoản nợ vay có nguồn gốc ngoại tệ cuối kỳ là 213,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi tỷ giá 422,13 tỷ đồng.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả lãi ròng trong quý 3/2015 chỉ đạt 73,3 tỷ đồng giảm mạnh so với con số lãi ròng 338,36 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) cũng chịu ảnh hưởng tương tự. Lợi nhuận sau thế quý 3 của công ty chỉ đạt 69,09 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 475,46 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh doanh thu giảm tới 43%, chi phí tài chính, chênh lệch tỷ giá cũng là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của NT2 giảm tới 405,56 tỷ đồng, tương ứng 85,3%.
NT2 cho biết: “Chi phí tài chính tăng chủ yếu do trong quý 3 năm 2015, công ty chịu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá từ việc đánh giá lại các khoản vay dài hạn có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo”.
Theo báo cáo tài chính quý 3/2015 của NT2, chi phí tài chính trong kỳ là 269,15 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lãi vay chỉ là 43,42 tỷ đồng. Như vậy, lỗ chênh lệch tỷ giá tại NT2 là 225,73 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ cũng thấm đòn vì biến động tỷ giá. Lợi nhuận sau thuế quý 3 của công ty giảm tới 76%. Chi phí tài chính trong kỳ tăng mạnh, xấp xỉ 21,33 tỷ đồng, gấp 9,7 lần cùng kỳ năm ngoái là một trong những yếu tố “nhấn chìm” lợi nhuận.
Nguyên nhân là do công ty hạch toán 20 tỷ đồng lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện. Được biết, phần lớn các khoản vay của Sợi Thế kỷ đều bằng ngoại tệ (USD).
Bảo Linh
Tỷ giá biến động mạnh
Tháng 8 là tháng “đáng nhớ” của thị trường ngoại hối. Ngày 11/8, Trung Quốc khiến cả thế giới rúng động khi phá giá đồng nhân dân tệ với biên độ lớn. Động thái này của Trung Quốc được xem là hỗ trợ xuất khẩu – hoạt động đang gặp nhiều khó khăn.
Giới chuyên gia lo ngại việc Trung Quốc liên tục hạ giá đồng nhân dân tệ sẽ tác động tới nền kinh tế thế giới. Vì vậy, rất nhanh chóng, nhiều quốc gia đồng loạt hạ giá nội tệ để “bảo vệ” hàng hóa của mình. Quy mô điều chỉnh lớn tới mức báo chí thế giới nhắc tới cụm từ “chiến tranh tiền tệ” khá nhiều.
Trong tháng 8, Ngân hàng Nhà nước cũng nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-3%. Ngân hàng Nhà nước giải thích: “Tiếp sau sự kiện phá giá mạnh của đồng Nhân dân tệ, tâm lý thị trường trong nước còn nặng nề do lo ngại các hệ lụy của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất.
Phản ứng lại quyết định nới rộng biên độ tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, thị trường ngoại hối biến động mạnh. Giá USD nhảy vọt trong cả hệ thống ngân hàng và trên thị trường tự do. Giá USD “chợ đen” có thời điểm vọt lên sát 23.000 đồng/USD.
Chỉ nửa tháng sau khi tỷ giá biến động mạnh, nhiều doanh nghiệp lớn đã than thở lỗ vì tỷ giá. Chênh lệch tỷ giá khiến Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) lỗ 1.200 tỷ đồng, khiến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ảnh hưởng nặng. Còn Tập đoàn Điện lực Việt Nam đối mặt với khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá có thể cao gấp 10 lần khoản lỗ của TKV.
Đại gia Việt mất hàng trăm tỷ
Một số doanh nghiệp niêm yết được dự báo sẽ hứng chịu khoản lỗ khủng từ chênh lệch tỷ giá. Nhưng đó mới chỉ là dự đoán. Khi “mùa” báo cáo tài chính quý 3 đang đến, những khoản lỗ này mới chính thức lộ diện.
Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC) tiếp tục là đơn vị bị ảnh hưởng nặng nề do chênh lệch tỷ giá. Trước đó chia sẻ với báo chí, ông Lê Thế Sơn, Kế toán trưởng PPC cho biết trong quý 3/2015, lợi nhuận của Công ty đạt thấp hơn so với hai quý đầu năm. Tỷ giá JPY/VND đã tăng hơn 5% trong quý 3 khiến chênh lệch tỷ giá tại công ty đạt hơn 200 tỷ đồng.
Tới khi có số liệu chính thức, khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá tại PPC còn lớn hơn. PPC cho biết trong kỳ công ty mẹ chịu lỗ chênh lệch tỷ giá sau khi đánh giá lại tỷ giá của khoản nợ vay có nguồn gốc ngoại tệ cuối kỳ là 213,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi tỷ giá 422,13 tỷ đồng.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả lãi ròng trong quý 3/2015 chỉ đạt 73,3 tỷ đồng giảm mạnh so với con số lãi ròng 338,36 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) cũng chịu ảnh hưởng tương tự. Lợi nhuận sau thế quý 3 của công ty chỉ đạt 69,09 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 475,46 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh doanh thu giảm tới 43%, chi phí tài chính, chênh lệch tỷ giá cũng là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của NT2 giảm tới 405,56 tỷ đồng, tương ứng 85,3%.
NT2 cho biết: “Chi phí tài chính tăng chủ yếu do trong quý 3 năm 2015, công ty chịu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá từ việc đánh giá lại các khoản vay dài hạn có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo”.
Theo báo cáo tài chính quý 3/2015 của NT2, chi phí tài chính trong kỳ là 269,15 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lãi vay chỉ là 43,42 tỷ đồng. Như vậy, lỗ chênh lệch tỷ giá tại NT2 là 225,73 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ cũng thấm đòn vì biến động tỷ giá. Lợi nhuận sau thuế quý 3 của công ty giảm tới 76%. Chi phí tài chính trong kỳ tăng mạnh, xấp xỉ 21,33 tỷ đồng, gấp 9,7 lần cùng kỳ năm ngoái là một trong những yếu tố “nhấn chìm” lợi nhuận.
Nguyên nhân là do công ty hạch toán 20 tỷ đồng lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện. Được biết, phần lớn các khoản vay của Sợi Thế kỷ đều bằng ngoại tệ (USD).
Bảo Linh
Bình luận