Người Tày Pọong ở bản Phồng (thuộc xã biên giới Tam Hợp, huyện Tương Dương, Nghệ An) nghèo nhưng bù lại họ hiền lành, thật thà và yêu thương nhau, trước vụ thảm sát man rợ, bản làng đang bình yên bỗng hoang mang cửa đóng then cài.
Cú sốc động mường
Trong cái đói, cái nghèo, thiếu thốn đủ bề, nhưng người Tày Pọong ở bản Phồng nổi tiếng đoàn kết, chưa bao giờ xảy ra xích mích chuyện này, chuyện kia và chưa bao giờ mất trộm cắp.
Ông Vang Văn Phi cho biết, nếu có kẻ trộm cắp thì nhà ông mất hết đồ đạc lâu rồi. Nhà nghèo đến nỗi không có tiền mua nổi cửa để đóng. Đồ đạc, xe cộ ngày đêm vứt ngoài vườn, ngoài sân chẳng bao giờ mất.
Nhưng từ khi bản làng xảy ra vụ thảm sát làm cho đêm ngủ ở nhà vẫn nơm nớp lo sợ. Đã hơn nửa tháng trôi qua, bản làng vẫn chưa biết được nguyên nhân của vụ trọng án và kẻ thủ ác là ai thì không sợ sao được.
Tại ngôi nhà cũ của ông Lo Văn Bình, cháu Viêng Thị Diệp (con gái trưởng bản Viêng Văn Độ) cho biết, từ khi gia đình ông Bình xảy ra án mạng làm 4 người chết, bà con không ai dám đi theo con đường cũ về qua nhà này nữa, vì sợ “ma”. Bé Diệp còn cho biết thêm, mỗi lần lùa trâu bò trên đồi xuống nhà là phải đi qua đây, nhưng mỗi khi nhìn vào nền đất cũ cháu rất sợ hãi, cố đi cho thật nhanh.
Trở lại ngôi nhà mới của ông Lo Văn Bình, mấy ngày qua bà con bản Phồng đã dựng lại ngôi nhà trên kín, dưới bền. Đồ đạc trong nhà bắt đầu được sắp lại gọn gàng. Nhưng khuôn mặt ông Bình hốc hác đi nhiều.
“Từ khi người trong nhà bị giết sạch, không đêm nào tôi ngủ được, một phần vì đau xót, thương nhớ vợ, con và cháu nội. Đêm nào cũng gần như đều thức trắng mắt nhìn lên trần nhà suy nghĩ. Cả đời tôi có làm gì ai đâu mà bị quả báo thế này chú ơi”, ông Bình lại bật khóc.
Một số người dân xung quanh cho biết, mặc dù sống sót trong vụ thảm án, nhưng bản làng đang lo tính mạng của ông ấy. Vì khi chưa biết kẻ thủ ác là ai, nếu không có người bảo vệ cũng rất lo. Một chiến sỹ biên phòng, Đồn 551 tỏ ra lo lắng cho sự an nguy của ông Bình, vì đến nay kẻ ác vẫn chưa rõ chân tướng...
Theo tìm hiểu được biết, trước đây người dân bản Phồng đêm đêm đi ngủ không nhà nào phải đóng cửa. Nhưng hơn nửa tháng nay, kể từ ngày nhà ông Lo Văn Bình bị thảm sát, nhà nào cũng cửa đóng then cài.
Cách không xa nhà ông Bình, nhà ông Viêng Văn Phê, Viêng Văn Tới... trước đây vì cho là mình nghèo nên không cần phải đóng cửa, nay thấy ông Bình còn nghèo hơn mà cũng bị giết cả nhà nên đêm đến, các gia đình nói trên đã cửa đóng then cài rất cẩn trọng.
Từ hôm đó đến giờ, đêm trong bản làng liên tục có công an, dân phòng đi tuần để giữ an ninh, nhiều gia đình mắc bóng điện thắp sáng trước cửa nhà. Dẫu thế, nhưng giấc ngủ của nhiều người không ngon, vì vẫn còn hoang mang lo sợ.
Đừng bới đời tư người đã khuất
Vào tới bản Phồng, gặp một thanh niên khoảng chừng 20 tuổi, tôi hỏi thăm và tìm hiểu sự việc nhà ông Bình, lập tức chàng thanh niên này chối khéo: nhà ông ấy thì em biết, nhưng sự việc thì không rõ, vì em cũng chỉ là người nơi khác đến đây ở rể nhà vợ.
Trở lại với hai vợ chồng nạn nhân Lo Văn Thọ (27 tuổi) và Lê Thị Yến (25 tuổi). Sau khi bị sát hại, một số dư luận đồn đại, vội vàng khai thác đời tư và kết tội chị Yến (nạn nhân trong vụ thảm án) có quan hệ phức tạp thế này, thế kia... nhằm hướng dư luận đồn đoán, hiểu sai lệch quá trình điều tra của cơ quan chức năng.
Một cán bộ địa phương bảo, xin các nhà báo đừng bới đời tư người đã khuất, đồng bào các dân tộc ít người thường có cuộc sống khó khăn, bà con chưa hiểu biết nhiều về luật pháp nên việc đăng ký kết hôn hay không, ấy là chuyện bình thường nơi các bản làng hẻo lánh. Riêng trường hợp nạn nhân Yến, trước đây đã từng có gia đình rồi và đã chia tay, nay đi lấy chồng khác cũng là chuyện bình thường, luật pháp đâu có ngăn cấm.
Anh Vang Văn Hà, một người thân gia đình anh Thọ kể, tuy chưa có điều kiện đi đăng ký kết hôn nhưng trong mắt người dân của bản làng này anh chị đã là vợ chồng. Vì gia đình anh Thọ rất nghèo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc thì lấy đâu ra tiền để cưới vợ. Chính trong cái nghèo đó, hai anh chị đã về cùng một nhà nương tựa nhau để có được cuộc sống hạnh phúc là may lắm rồi, anh Hà nói.
Bà con bản Phồng cho biết, từ khi chị Yến về sống với anh Thọ, cả hai người rất yêu thương nhau. Trong ngôi nhà nhỏ ấy trông thật hạnh phúc, khi ông Bình (81 tuổi) và bà Chương (67 tuổi) lấy nhau đã hiếm muộn mới có được duy nhất một người con trai đó là anh Lo Văn Thọ nên chị Yến về làm dâu và sinh cho dòng họ một cháu đích tôn cả nhà mừng khôn xiết. Nhưng tiếc thay, niềm vui hạnh phúc đó đến với gia đình họ chỉ ngắn ngủi trong tày gang.
Nguồn: Tiền Phong
Cú sốc động mường
Trong cái đói, cái nghèo, thiếu thốn đủ bề, nhưng người Tày Pọong ở bản Phồng nổi tiếng đoàn kết, chưa bao giờ xảy ra xích mích chuyện này, chuyện kia và chưa bao giờ mất trộm cắp.
Ông Vang Văn Phi cho biết, nếu có kẻ trộm cắp thì nhà ông mất hết đồ đạc lâu rồi. Nhà nghèo đến nỗi không có tiền mua nổi cửa để đóng. Đồ đạc, xe cộ ngày đêm vứt ngoài vườn, ngoài sân chẳng bao giờ mất.
Nhưng từ khi bản làng xảy ra vụ thảm sát làm cho đêm ngủ ở nhà vẫn nơm nớp lo sợ. Đã hơn nửa tháng trôi qua, bản làng vẫn chưa biết được nguyên nhân của vụ trọng án và kẻ thủ ác là ai thì không sợ sao được.
Người dân chưa hết bàng hoàng mỗi khi đi qua nhà ông Bình |
Tại ngôi nhà cũ của ông Lo Văn Bình, cháu Viêng Thị Diệp (con gái trưởng bản Viêng Văn Độ) cho biết, từ khi gia đình ông Bình xảy ra án mạng làm 4 người chết, bà con không ai dám đi theo con đường cũ về qua nhà này nữa, vì sợ “ma”. Bé Diệp còn cho biết thêm, mỗi lần lùa trâu bò trên đồi xuống nhà là phải đi qua đây, nhưng mỗi khi nhìn vào nền đất cũ cháu rất sợ hãi, cố đi cho thật nhanh.
Trở lại ngôi nhà mới của ông Lo Văn Bình, mấy ngày qua bà con bản Phồng đã dựng lại ngôi nhà trên kín, dưới bền. Đồ đạc trong nhà bắt đầu được sắp lại gọn gàng. Nhưng khuôn mặt ông Bình hốc hác đi nhiều.
“Từ khi người trong nhà bị giết sạch, không đêm nào tôi ngủ được, một phần vì đau xót, thương nhớ vợ, con và cháu nội. Đêm nào cũng gần như đều thức trắng mắt nhìn lên trần nhà suy nghĩ. Cả đời tôi có làm gì ai đâu mà bị quả báo thế này chú ơi”, ông Bình lại bật khóc.
Video: Thảm sát kinh hoàng trong căn biệt thự ở Bình Phước
Một số người dân xung quanh cho biết, mặc dù sống sót trong vụ thảm án, nhưng bản làng đang lo tính mạng của ông ấy. Vì khi chưa biết kẻ thủ ác là ai, nếu không có người bảo vệ cũng rất lo. Một chiến sỹ biên phòng, Đồn 551 tỏ ra lo lắng cho sự an nguy của ông Bình, vì đến nay kẻ ác vẫn chưa rõ chân tướng...
Theo tìm hiểu được biết, trước đây người dân bản Phồng đêm đêm đi ngủ không nhà nào phải đóng cửa. Nhưng hơn nửa tháng nay, kể từ ngày nhà ông Lo Văn Bình bị thảm sát, nhà nào cũng cửa đóng then cài.
Cách không xa nhà ông Bình, nhà ông Viêng Văn Phê, Viêng Văn Tới... trước đây vì cho là mình nghèo nên không cần phải đóng cửa, nay thấy ông Bình còn nghèo hơn mà cũng bị giết cả nhà nên đêm đến, các gia đình nói trên đã cửa đóng then cài rất cẩn trọng.
Từ hôm đó đến giờ, đêm trong bản làng liên tục có công an, dân phòng đi tuần để giữ an ninh, nhiều gia đình mắc bóng điện thắp sáng trước cửa nhà. Dẫu thế, nhưng giấc ngủ của nhiều người không ngon, vì vẫn còn hoang mang lo sợ.
Đừng bới đời tư người đã khuất
Vào tới bản Phồng, gặp một thanh niên khoảng chừng 20 tuổi, tôi hỏi thăm và tìm hiểu sự việc nhà ông Bình, lập tức chàng thanh niên này chối khéo: nhà ông ấy thì em biết, nhưng sự việc thì không rõ, vì em cũng chỉ là người nơi khác đến đây ở rể nhà vợ.
Trở lại với hai vợ chồng nạn nhân Lo Văn Thọ (27 tuổi) và Lê Thị Yến (25 tuổi). Sau khi bị sát hại, một số dư luận đồn đại, vội vàng khai thác đời tư và kết tội chị Yến (nạn nhân trong vụ thảm án) có quan hệ phức tạp thế này, thế kia... nhằm hướng dư luận đồn đoán, hiểu sai lệch quá trình điều tra của cơ quan chức năng.
Một cán bộ địa phương bảo, xin các nhà báo đừng bới đời tư người đã khuất, đồng bào các dân tộc ít người thường có cuộc sống khó khăn, bà con chưa hiểu biết nhiều về luật pháp nên việc đăng ký kết hôn hay không, ấy là chuyện bình thường nơi các bản làng hẻo lánh. Riêng trường hợp nạn nhân Yến, trước đây đã từng có gia đình rồi và đã chia tay, nay đi lấy chồng khác cũng là chuyện bình thường, luật pháp đâu có ngăn cấm.
Anh Vang Văn Hà, một người thân gia đình anh Thọ kể, tuy chưa có điều kiện đi đăng ký kết hôn nhưng trong mắt người dân của bản làng này anh chị đã là vợ chồng. Vì gia đình anh Thọ rất nghèo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc thì lấy đâu ra tiền để cưới vợ. Chính trong cái nghèo đó, hai anh chị đã về cùng một nhà nương tựa nhau để có được cuộc sống hạnh phúc là may lắm rồi, anh Hà nói.
Bà con bản Phồng cho biết, từ khi chị Yến về sống với anh Thọ, cả hai người rất yêu thương nhau. Trong ngôi nhà nhỏ ấy trông thật hạnh phúc, khi ông Bình (81 tuổi) và bà Chương (67 tuổi) lấy nhau đã hiếm muộn mới có được duy nhất một người con trai đó là anh Lo Văn Thọ nên chị Yến về làm dâu và sinh cho dòng họ một cháu đích tôn cả nhà mừng khôn xiết. Nhưng tiếc thay, niềm vui hạnh phúc đó đến với gia đình họ chỉ ngắn ngủi trong tày gang.
Nguồn: Tiền Phong
Bình luận