(VTC News) – PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã chỉ ra nhiều thách thức đối với giáo dục Việt Nam năm 2015.
- Nhìn lại năm 2014, ngành giáo dục đã có những điểm sáng nào, thưa ông?
Năm 2014, ngành giáo dục đã bắt đầu thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Việc thực hiện Nghị quyết 29 cũng đã bước đầu thu được một số thành công nhất định.
Bộ GD-ĐT cũng bắt đầu làm chương trình, sách giáo khoa mới. Tôi cho rằng vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa rất quan trọng đối với giáo dục Việt Nam.
Khi làm sách giáo khoa, chúng ta cần tận dụng kiến thức chung của nhân loại để giảm chi phí và phù hợp với trình độ của thế giới.
Bên cạnh đó, tôi cho rằng việc Bộ GD-ĐT cho ra đời Thông tư 30 về đánh giá, xếp loại học sinh là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, tôi cho rằng, giáo viên không cần đánh giá học sinh ở tất cả các môn. Phải đánh giá hết học sinh ở tất cả các môn thì rõ ràng người giáo viên không làm được. Ở nước ngoài, một lớp chỉ có ít học sinh nên giáo viên có thể đánh giá được toàn bộ. Bên cạnh đó, ở nhiều nước, những môn học có thể lượng hóa được thì giáo viên cũng vẫn cho điểm.
Tôi ví dụ ở Singapo, nhà trường vẫn lượng hóa một số môn. Ví dụ môn Toán, Ngoại ngữ vẫn có đánh giá, cho điểm.
Vì vậy, trong quá trình vận hành cần rút kinh nghiệm trở lại cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng đã tập trung đổi mới thi cử với việc chỉ còn duy trì một kỳ thi THPT quốc gia duy nhất làm 2 nhiệm vụ là xét công nhận tốt nghiệp và lấy căn cứ để các trường đại học, cao đẳng xét tuyển. Xung quanh vấn đề này, dù còn những ý kiến khác nhau nhưng theo tôi, bước đi ban đầu của Bộ GD-ĐT là rất tốt.
Việc ra đời điều lệ các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cũng là một bước tiến mới đáng ghi nhận. Đối với trường đại học, chúng ta đã thí điểm tự chủ đại học. Gần đây nhất, việc trường ĐH Tôn Đức Thắng được giao thí điểm tự chủ toàn diện cũng là một tín hiệu vui. Mô hình tự chủ của ĐH Tôn Đức Thắng rất tốt và cần được triển khai mạnh mẽ.
Tại buổi làm việc ngày 8/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã và đang có được mô hình đào tạo đại học đúng đắn và phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; cần không ngừng củng cố, phát huy và nhân rộng ra toàn quốc.
PGS Trần Xuân Nhĩ, Chủ tịch Hiệp hội giáo dục Vì mọi người |
Năm 2014, ngành giáo dục đã bắt đầu thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Việc thực hiện Nghị quyết 29 cũng đã bước đầu thu được một số thành công nhất định.
Bộ GD-ĐT cũng bắt đầu làm chương trình, sách giáo khoa mới. Tôi cho rằng vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa rất quan trọng đối với giáo dục Việt Nam.
Khi làm sách giáo khoa, chúng ta cần tận dụng kiến thức chung của nhân loại để giảm chi phí và phù hợp với trình độ của thế giới.
Bên cạnh đó, tôi cho rằng việc Bộ GD-ĐT cho ra đời Thông tư 30 về đánh giá, xếp loại học sinh là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, tôi cho rằng, giáo viên không cần đánh giá học sinh ở tất cả các môn. Phải đánh giá hết học sinh ở tất cả các môn thì rõ ràng người giáo viên không làm được. Ở nước ngoài, một lớp chỉ có ít học sinh nên giáo viên có thể đánh giá được toàn bộ. Bên cạnh đó, ở nhiều nước, những môn học có thể lượng hóa được thì giáo viên cũng vẫn cho điểm.
Tôi ví dụ ở Singapo, nhà trường vẫn lượng hóa một số môn. Ví dụ môn Toán, Ngoại ngữ vẫn có đánh giá, cho điểm.
Vì vậy, trong quá trình vận hành cần rút kinh nghiệm trở lại cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng đã tập trung đổi mới thi cử với việc chỉ còn duy trì một kỳ thi THPT quốc gia duy nhất làm 2 nhiệm vụ là xét công nhận tốt nghiệp và lấy căn cứ để các trường đại học, cao đẳng xét tuyển. Xung quanh vấn đề này, dù còn những ý kiến khác nhau nhưng theo tôi, bước đi ban đầu của Bộ GD-ĐT là rất tốt.
Việc ra đời điều lệ các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cũng là một bước tiến mới đáng ghi nhận. Đối với trường đại học, chúng ta đã thí điểm tự chủ đại học. Gần đây nhất, việc trường ĐH Tôn Đức Thắng được giao thí điểm tự chủ toàn diện cũng là một tín hiệu vui. Mô hình tự chủ của ĐH Tôn Đức Thắng rất tốt và cần được triển khai mạnh mẽ.
Tại buổi làm việc ngày 8/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã và đang có được mô hình đào tạo đại học đúng đắn và phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; cần không ngừng củng cố, phát huy và nhân rộng ra toàn quốc.
Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa được người dân chú ý trong năm qua |
- Năm vừa qua cũng đánh dấu sự ra đời của hàng loạt các hiệp hội giáo dục?
Năm vừa qua cũng ghi nhận sự ra đời của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Hiệp hội có nhiệm vụ tổ chức hoạt động liên kết, phối hợp một cách bình đẳng trên cơ sở các bên đều có lợi giữa các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu quả và hiệu suất đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học cho mỗi trường thành viên tự nguyện tham gia, vì một nền đại học Việt Nam tiên tiến đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Vừa qua, Hiệp hội giáo dục cho mọi người cũng ra đời đánh dấu những bước phát triển mới trong giáo dục Việt Nam. Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam sẽ là tổ chức phi Chính phủ thứ 5 song hành cùng Bộ GD-ĐT thực hiện mục tiêu giáo dục cho mọi người Việt Nam.
Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam (VAEFA) ra đời nhằm tập hợp các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân người Việt Nam cùng hoạt động vì mục tiêu giáo dục cho mọi người Việt Nam; thực hiện kế hoạch hành động quốc gia dành cho bốn nhóm đối tượng: Trẻ em trong độ tuổi giáo dục mầm non (GDMN), học sinh tiểu học, trung học cơ sở và người chưa biết chữ, chưa hoàn thành giáo dục cơ bản.
- Những khó khăn lớn nhất trong năm qua đối với ngành giáo dục là gì, thưa ông?
Trong năm vừa qua, nền kinh tế của Việt Nam gặp nhiều khó khăn nên giáo dục cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, Bộ GD-ĐT phải có sự điều hành một cách khéo léo và cần có sự đồng tâm của toàn bộ các lực lượng. Nếu ngành giáo dục có quyết tâm đều có sự khắc phục, giải quyết được.
Năm vừa qua cũng ghi nhận sự ra đời của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Hiệp hội có nhiệm vụ tổ chức hoạt động liên kết, phối hợp một cách bình đẳng trên cơ sở các bên đều có lợi giữa các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu quả và hiệu suất đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học cho mỗi trường thành viên tự nguyện tham gia, vì một nền đại học Việt Nam tiên tiến đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Vừa qua, Hiệp hội giáo dục cho mọi người cũng ra đời đánh dấu những bước phát triển mới trong giáo dục Việt Nam. Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam sẽ là tổ chức phi Chính phủ thứ 5 song hành cùng Bộ GD-ĐT thực hiện mục tiêu giáo dục cho mọi người Việt Nam.
Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam (VAEFA) ra đời nhằm tập hợp các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân người Việt Nam cùng hoạt động vì mục tiêu giáo dục cho mọi người Việt Nam; thực hiện kế hoạch hành động quốc gia dành cho bốn nhóm đối tượng: Trẻ em trong độ tuổi giáo dục mầm non (GDMN), học sinh tiểu học, trung học cơ sở và người chưa biết chữ, chưa hoàn thành giáo dục cơ bản.
- Những khó khăn lớn nhất trong năm qua đối với ngành giáo dục là gì, thưa ông?
Trong năm vừa qua, nền kinh tế của Việt Nam gặp nhiều khó khăn nên giáo dục cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, Bộ GD-ĐT phải có sự điều hành một cách khéo léo và cần có sự đồng tâm của toàn bộ các lực lượng. Nếu ngành giáo dục có quyết tâm đều có sự khắc phục, giải quyết được.
Năm 2015 chỉ còn một kỳ thi THPT quốc gia duy nhất |
- Số lượng 162.000 cử nhân, thạc sỹ ra trường không có việc làm được công bố trong năm 2014 có khiến ông phải suy nghĩ?
Những số liệu đó thực sự khiến chúng ta phải suy nghĩ. Thực trạng đó đã báo động trong cách làm của chúng ta hiện nay không phù hợp. Ngành giáo dục đã không có định hướng nghiệp một cách kịp thời cho học sinh. Vì vậy, trong thời gian dài học sinh tưởng lầm cứ vào quản trị kinh doanh, ngân hàng…
Vì vậy, trong năm mới 2015, ngành giáo dục cũng cần xem lại công tác hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Đối với trường đại học ngoài công lập, vừa qua nhà nước khoán trắng và ít có sự quan tâm đến các trường này. Trong năm mới, ngành giáo dục cần tiến tới hướng đến sự công bằng. Nhà nước phải tạo điều kiện nhất định như hỗ trợ đất đai, miễn thuế, cho vay vốn.. đầu tư ngành cần trang thiết bị để các trường này có điều kiện phát triển.
- Năm vừa qua, việc nâng cao quyền tự chủ các các trường đại học, cao đẳng đã được chú trọng như thế nào?
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cũng khuyến khích các trường đại học tiến tới tự chủ. Khi đó, ngân sách nhà nước chỉ dành cho một số trường đặc thù như trường quân sự, công an, chính trị hoặc trường đào tạo những ngành khoa học cơ bản.
Chúng ta phải đặt câu hỏi vì sao các trường đại học công lập được nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất mà không phát triển được. Vì vậy, Bộ GD-ĐT nên cổ vũ việc tất cả các trường phải tự chủ để huy động nguồn lực xã hội. Đây cũng là cách làm và hướng đi tiệm cận với quốc tế.
Nếu lãnh đạo các trường không dám tự chủ thì có thể cho thi tuyển để tìm người làm được. Đó là cuộc cách mạng trong giáo dục và tập trung nâng cao chất lượng giáo dục.
- Nhưng khi các trường tự chủ, liệu cơ hội học tập của những sinh viên nghèo, gia đình chính sách có bị ảnh hưởng không, thưa ông?
Nhà nước sẽ nghiên cứu chuyển một phần kinh phí sang quỹ vì giáo dục để hỗ trợ sinh viên nghèo, sinh viên gia đình chính sách để cho vay không có lãi. Việc này có thể đổi mới ngay trong năm 2015 và là việc có thể làm trong tầm tay.
- Trong năm mới ông kỳ vọng gì từ phía Bộ GD-ĐT để các chuyên gia được đóng góp nhiều hơn nữa?
Trong năm vừa qua, rất nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng Bộ GD-ĐT chưa thật cầu thị trong việc tiếp nhận các góp ý của các chuyên gia, các tổ chức nghiên cứu giáo dục, đào tạo. Trong năm mới 2015, Bộ cần đối thoại thẳng thắn trên quan điểm tất cả vì chất lượng giáo dục.
- Mỗi khi Tết đến xuân về, khi các ngành liên tục công bố các mức thưởng Tết từ vài triệu lên tới vài trăm triệu/ người. Nhưng khi được hỏi, các giáo viên đều cảm thấy rất buồn khi không có tiền thưởng Tết. Vấn đề này liệu có phương pháp để giải quyết?
Đây là vấn đề vô cùng khó khăn bởi ngân sách của Việt Nam rất khó khăn. Nhà nước đầu tư 20% ngân sách cho giáo dục nhưng con số cụ thể vẫn còn quá ít so với nhiều quốc gia trong khu vực.
Vì vậy, năm mới 2015, nhà nước cần đẩy mạnh xã hội hóa. Cần đẩy mạnh cơ chế tự chủ ở cấp đại học, cấp THPT. Chúng ta chỉ nên tập trung đầu tư vào cấp tiểu học và THCS. Khi đó, ngân sách nhà nhà nước sẽ có kinh phí để lo cho đời sống của giáo viên.
Phạm Thịnh
Những số liệu đó thực sự khiến chúng ta phải suy nghĩ. Thực trạng đó đã báo động trong cách làm của chúng ta hiện nay không phù hợp. Ngành giáo dục đã không có định hướng nghiệp một cách kịp thời cho học sinh. Vì vậy, trong thời gian dài học sinh tưởng lầm cứ vào quản trị kinh doanh, ngân hàng…
Vì vậy, trong năm mới 2015, ngành giáo dục cũng cần xem lại công tác hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Đối với trường đại học ngoài công lập, vừa qua nhà nước khoán trắng và ít có sự quan tâm đến các trường này. Trong năm mới, ngành giáo dục cần tiến tới hướng đến sự công bằng. Nhà nước phải tạo điều kiện nhất định như hỗ trợ đất đai, miễn thuế, cho vay vốn.. đầu tư ngành cần trang thiết bị để các trường này có điều kiện phát triển.
- Năm vừa qua, việc nâng cao quyền tự chủ các các trường đại học, cao đẳng đã được chú trọng như thế nào?
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cũng khuyến khích các trường đại học tiến tới tự chủ. Khi đó, ngân sách nhà nước chỉ dành cho một số trường đặc thù như trường quân sự, công an, chính trị hoặc trường đào tạo những ngành khoa học cơ bản.
Chúng ta phải đặt câu hỏi vì sao các trường đại học công lập được nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất mà không phát triển được. Vì vậy, Bộ GD-ĐT nên cổ vũ việc tất cả các trường phải tự chủ để huy động nguồn lực xã hội. Đây cũng là cách làm và hướng đi tiệm cận với quốc tế.
Nếu lãnh đạo các trường không dám tự chủ thì có thể cho thi tuyển để tìm người làm được. Đó là cuộc cách mạng trong giáo dục và tập trung nâng cao chất lượng giáo dục.
- Nhưng khi các trường tự chủ, liệu cơ hội học tập của những sinh viên nghèo, gia đình chính sách có bị ảnh hưởng không, thưa ông?
Nhà nước sẽ nghiên cứu chuyển một phần kinh phí sang quỹ vì giáo dục để hỗ trợ sinh viên nghèo, sinh viên gia đình chính sách để cho vay không có lãi. Việc này có thể đổi mới ngay trong năm 2015 và là việc có thể làm trong tầm tay.
- Trong năm mới ông kỳ vọng gì từ phía Bộ GD-ĐT để các chuyên gia được đóng góp nhiều hơn nữa?
Trong năm vừa qua, rất nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng Bộ GD-ĐT chưa thật cầu thị trong việc tiếp nhận các góp ý của các chuyên gia, các tổ chức nghiên cứu giáo dục, đào tạo. Trong năm mới 2015, Bộ cần đối thoại thẳng thắn trên quan điểm tất cả vì chất lượng giáo dục.
- Mỗi khi Tết đến xuân về, khi các ngành liên tục công bố các mức thưởng Tết từ vài triệu lên tới vài trăm triệu/ người. Nhưng khi được hỏi, các giáo viên đều cảm thấy rất buồn khi không có tiền thưởng Tết. Vấn đề này liệu có phương pháp để giải quyết?
Đây là vấn đề vô cùng khó khăn bởi ngân sách của Việt Nam rất khó khăn. Nhà nước đầu tư 20% ngân sách cho giáo dục nhưng con số cụ thể vẫn còn quá ít so với nhiều quốc gia trong khu vực.
Vì vậy, năm mới 2015, nhà nước cần đẩy mạnh xã hội hóa. Cần đẩy mạnh cơ chế tự chủ ở cấp đại học, cấp THPT. Chúng ta chỉ nên tập trung đầu tư vào cấp tiểu học và THCS. Khi đó, ngân sách nhà nhà nước sẽ có kinh phí để lo cho đời sống của giáo viên.
Phạm Thịnh
Bình luận