Nhãn hiệu, logo Công ty TNHH Long Hải dùng bản đồ hình chữ “S” mà không có hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa.
Điều đáng nói là, Công ty TNHH Long Hải đã sử dụng hình ảnh mô phỏng bản đồ quốc gia không đầy đủ, thiếu hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của đất nước.
Khi PV phản ánh sự việc nói trên với Công ty TNHH Long Hải, ông Phạm Hữu Tuấn – phụ trách truyền thông của Công ty nghiễm nhiên cho rằng, không phải đến bây giờ mới biết điều đó mà đã có lần bị “sờ gáy”. Sau đó Công ty cũng tìm hiểu các quy định nhưng không tìm thấy quy định nào nói bắt buộc khi dùng bảo đồ quốc gia phải có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nên nhãn hiệu đó vẫn sử dụng nhiều năm nay.
"Nước ta cũng có tới hơn ngàn đảo chìm, đảo nổi các loại sao không quy định bắt buộc sử dụng tất cả mà chỉ là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Logo, nhãn hiệu đó cũng đã được đăng ký bảo hộ và vẫn sử dụng bình thường từ trước tới nay”, ông Phạm Hữu Tuấn biện giải.
Theo một đại diện khác của Công ty TNHH Long Hải, hàng ngày có tới hàng triệu sản phẩm thạch của Công ty được sản xuất và đưa ra thị trường. Điều đó cũng có nghĩa, nhãn hiệu, logo như nói trên cũng được in kèm ngoài bao bì, nhãn mác.
Điều lạ là, vấn đề “lưu ý” khi sử dụng hình ảnh, bản đồ mô phỏng, hình ảnh dải đất hình chữ “S” trên các sản phẩm, ấn phẩm… đã được nhắc tới rất nhiều và đã có những bài học đáng nhớ. Một doanh nghiệp có bề dày hoạt động như Công ty TNHH Long Hải chắc chắn phải biết rõ, chủ quyền đất nước là thiêng liêng và phải tôn trọng như thế nào.
Tuy nhiên, từ cách giải thích của đại diện Công ty cho thấy, có những suy nghĩ và tính toán chưa hợp lý của Công ty TNHH Long Hải khi sử dụng hình ảnh bản đồ quốc gia mô phỏng như vậy.
Đối chiếu trên thực tế, cũng là sử dụng dải đất hình chữ “S”, hình quả địa cầu, diện tích lô gô, nhãn hiệu cũng “na ná” như Công ty TNHH Long Hải, tuy nhiên, cả hai cơ quan là Viện Khoa học đo đạc và bản đồ và Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) lại điền đầy đủ, thậm chí phần của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam hiện lên rất rõ nét.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao Công ty TNHH Long Hải lại không điền mô phỏng đầy đủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên lô gô của mình? Tại sao cơ quan chức năng nhà nước đã có quy định về bản đồ chuẩn quốc gia Việt Nam mà phía Công ty TNHH Long Hải lại nói là không tìm được văn bản, quy định nào? Nếu đã có những bài học về việc sử dụng mô phỏng bản đồ quốc gia không đầy đủ và bị xử lý, tại sao Công ty TNHH Long Hải vẫn không sửa chữa những thiếu sót của mình. Trong khi đó, logo, nhãn hiệu đó vẫn nằm “chình ình” trên website: thachlonghai.com.vn?
Trả lời câu hỏi của PV liên quan đến vấn đề cấp nhãn hiệu cho doanh nghiệp, một lãnh đạo của Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, việc thiếu sót nói trên của doanh nghiệp cần phải chỉnh sửa lại, đảm bảo quyền và chủ quyền của đất nước. Cục sẽ hỗ trợ tối đa để doanh nghiệp sửa chữa những thiếu sót trong thời giam sớm nhất.
Theo Nguyễn Nam - Nguyễn Duyên/Vietq
Trên nhãn hiệu, logo của Công ty TNHH Long Hải hình ảnh dải đất hình chữ “S” được khai thác, nằm trong quả địa cầu và chữ LONGHAI (tức là Long Hải) nằm ngang. Kèm theo đó là 3 dải mầu: Đỏ, vàng, xanh nước biển, nâng đỡ quả địa cầu.
Nhìn nhận ban đầu, logo, nhãn hiệu của thạch Long Hải được coi là bắt mắt, thậm chí là “đắt” hơn hẳn so với các logo, nhãn hiệu của các doanh nghiệp cùng sản xuất sản phẩm thạch khác ở Việt Nam.
Hình ảnh này vẫn xuất hiện thường xuyên, liên tục trong website của Công ty TNHH Long Hải. Ảnh: Nguyễn Nam |
Khi PV phản ánh sự việc nói trên với Công ty TNHH Long Hải, ông Phạm Hữu Tuấn – phụ trách truyền thông của Công ty nghiễm nhiên cho rằng, không phải đến bây giờ mới biết điều đó mà đã có lần bị “sờ gáy”. Sau đó Công ty cũng tìm hiểu các quy định nhưng không tìm thấy quy định nào nói bắt buộc khi dùng bảo đồ quốc gia phải có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nên nhãn hiệu đó vẫn sử dụng nhiều năm nay.
"Nước ta cũng có tới hơn ngàn đảo chìm, đảo nổi các loại sao không quy định bắt buộc sử dụng tất cả mà chỉ là hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Logo, nhãn hiệu đó cũng đã được đăng ký bảo hộ và vẫn sử dụng bình thường từ trước tới nay”, ông Phạm Hữu Tuấn biện giải.
Theo một đại diện khác của Công ty TNHH Long Hải, hàng ngày có tới hàng triệu sản phẩm thạch của Công ty được sản xuất và đưa ra thị trường. Điều đó cũng có nghĩa, nhãn hiệu, logo như nói trên cũng được in kèm ngoài bao bì, nhãn mác.
Điều lạ là, vấn đề “lưu ý” khi sử dụng hình ảnh, bản đồ mô phỏng, hình ảnh dải đất hình chữ “S” trên các sản phẩm, ấn phẩm… đã được nhắc tới rất nhiều và đã có những bài học đáng nhớ. Một doanh nghiệp có bề dày hoạt động như Công ty TNHH Long Hải chắc chắn phải biết rõ, chủ quyền đất nước là thiêng liêng và phải tôn trọng như thế nào.
Tuy nhiên, từ cách giải thích của đại diện Công ty cho thấy, có những suy nghĩ và tính toán chưa hợp lý của Công ty TNHH Long Hải khi sử dụng hình ảnh bản đồ quốc gia mô phỏng như vậy.
Lô gô in không đầy đủ chủ quyền đất nước của Công ty TNHH Long Hải được gắn trên nhiều sản phẩm của công ty. |
Câu hỏi đặt ra là, tại sao Công ty TNHH Long Hải lại không điền mô phỏng đầy đủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên lô gô của mình? Tại sao cơ quan chức năng nhà nước đã có quy định về bản đồ chuẩn quốc gia Việt Nam mà phía Công ty TNHH Long Hải lại nói là không tìm được văn bản, quy định nào? Nếu đã có những bài học về việc sử dụng mô phỏng bản đồ quốc gia không đầy đủ và bị xử lý, tại sao Công ty TNHH Long Hải vẫn không sửa chữa những thiếu sót của mình. Trong khi đó, logo, nhãn hiệu đó vẫn nằm “chình ình” trên website: thachlonghai.com.vn?
Trả lời câu hỏi của PV liên quan đến vấn đề cấp nhãn hiệu cho doanh nghiệp, một lãnh đạo của Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, việc thiếu sót nói trên của doanh nghiệp cần phải chỉnh sửa lại, đảm bảo quyền và chủ quyền của đất nước. Cục sẽ hỗ trợ tối đa để doanh nghiệp sửa chữa những thiếu sót trong thời giam sớm nhất.
Theo Nguyễn Nam - Nguyễn Duyên/Vietq
Bình luận