(VTC News) – TS. Nguyễn Minh Phong - Phó ban tuyên truyền lý luận của báo Nhân Dân vừa chia sẻ quan điểm việc ăn tết ta theo dương lịchcủa GS. Võ Tòng Xuân.
Ở Việt Nam, khác với các quốc gia khác trên thế giới, tết lại là dịp để làm ăn. Đó là dịp tạo ra rất nhiều cơ hội, đặc biệt là phát triển dịch vụ cũng như phát triển sản xuất cho tiêu dùng.
Cho nên nếu nghĩ chúng ta bỏ qua các cơ hội làm giàu vì mải mê ăn tết Nguyên Đán, tôi cho rằng đó là quan điểm của nhà nông. Với tư cách một chuyên gia kinh tế tổng hợp tôi cho rằng, tết chính là dịp để thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển mạnh hơn.
Bằng chứng cho thấy điều đó chính là mỗi dịp tết đến, xuân về, người dân, các doanh nghiệp đều náo nức mua bán nhiều hơn, sản xuất nhiều hơn để phục vụ thị trường tốt hơn. Mà như thế sẽ thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển hơn nữa.
Văn hóa mỗi một nước, một dân tộc, một địa phương có một nét riêng nên nếu hội nhập theo kiểu tất cả các nước đều đón năm mới cùng một ngày, một giờ, cùng một cách thức là điều không cần thiết. Sự đa dạng văn hóa bao giờ cũng nhận được sự ủng hộ từ Liên Hợp Quốc.
Nếu ai bảo do ăn một cái tết mà nền kinh tế của các nước như Nhật Bản phát triển mạnh hơn rất nhiều là không đúng vì tốc độ phát triển của Nhật Bản có nguyên nhân khác hẳn chứ không phải do cái chuyện ăn tết theo dương lịch. Tư duy kiểu đó là đang cố ép vấn đề vào logic chứ sự thật đâu có phải vậy.
Chưa có nghiên cứu nào cho thấy do Nhật ăn tết cùng với phương Tây mà nền kinh tế của họ phát triển hơn. Nguyên nhân dẫn tới tốc độ phát triển kinh tế thần kì của Nhật cũng đã được Viện kinh tế thế giới nghiên cứu từ cách đây vài chục năm. Gần đây, nền kinh tế của quốc gia này cũng bị sụt giảm nhiều.
Nếu nói nhờ ăn tết theo dương lịch mà kinh tế của nước họ phát triển mạnh mẽ vậy thì tại sao trong 10 năm trở lại đây nền kinh tế của họ lại tụt dốc đến thế?
Tôi xin khẳng định một lần nữa tại Việt Nam, tết Nguyên Đán là dịp để phát triển kinh tế tốt hơn nữa.
Tết cổ truyền ở Việt Nam cũng là dịp tốt để bộc lộ các nét đẹp thuộc bản sắc văn hóa dân tộc cũng như để làm tăng vọt lượng cầu của thị trường. Khi cầu tăng sẽ là cơ hội tốt cho cung phát triển.
Để khai thác tốt thế mạnh này, trước tiên người dân cần ăn tết làm sao cho lành mạnh, tiết kiệm, nhưng vẫn vui và đảm bảo sự đa dạng của văn hóa tùy theo khả năng kinh tế của mỗi gia đình để từ đó tạo ra bản sắc, lượng cầu tốt hơn bình thường.
Thứ hai là các sản phẩm cung cấp cũng phải sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh tình trạng vì cầu nhiều mà làm ẩu, không lành mạnh, gây ảnh hưởng tới sức khỏe cho người khác. Khi người ta không ăn được, phải bỏ đi sẽ rất tốn kém, phung phí.
Một số thú vui không lành mạnh như đốt pháo, uống rượu quá mức… nên bỏ.
Nếu ai bảo nghỉ Tết là giảm thời gian làm giàu cho đất nước là không đúng vì các ca kíp người ta vẫn làm việc vào kì nghỉ tết Nguyên Đán đó thôi. Trên thực tế, tại Việt Nam, người ta lao động nhiều chứ, các nước khác họ làm việc ít thời gian hơn chúng ta nhiều.
Tóm lại, hội nhập thì vẫn cần học hỏi những cái tiến bộ hơn của nước bạn, nhưng riêng chuyện ăn tết ta theo dương lịch thì không nên.
TS. Nguyễn Minh Phong viết:Cá nhân tôi không ủng hộ chuyện ăn tết ta theo dương lịch vì thứ nhất nó đã thuộc về truyền thống. Thứ hai, nó là cái tâm thức mà người ta không thể chuyển theo kiểu đó được và tôi cũng cho rằng đó là việc không cần thiết.
TS. Nguyễn Minh Phong |
Cho nên nếu nghĩ chúng ta bỏ qua các cơ hội làm giàu vì mải mê ăn tết Nguyên Đán, tôi cho rằng đó là quan điểm của nhà nông. Với tư cách một chuyên gia kinh tế tổng hợp tôi cho rằng, tết chính là dịp để thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển mạnh hơn.
Bằng chứng cho thấy điều đó chính là mỗi dịp tết đến, xuân về, người dân, các doanh nghiệp đều náo nức mua bán nhiều hơn, sản xuất nhiều hơn để phục vụ thị trường tốt hơn. Mà như thế sẽ thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển hơn nữa.
Văn hóa mỗi một nước, một dân tộc, một địa phương có một nét riêng nên nếu hội nhập theo kiểu tất cả các nước đều đón năm mới cùng một ngày, một giờ, cùng một cách thức là điều không cần thiết. Sự đa dạng văn hóa bao giờ cũng nhận được sự ủng hộ từ Liên Hợp Quốc.
Nếu ai bảo do ăn một cái tết mà nền kinh tế của các nước như Nhật Bản phát triển mạnh hơn rất nhiều là không đúng vì tốc độ phát triển của Nhật Bản có nguyên nhân khác hẳn chứ không phải do cái chuyện ăn tết theo dương lịch. Tư duy kiểu đó là đang cố ép vấn đề vào logic chứ sự thật đâu có phải vậy.
Chưa có nghiên cứu nào cho thấy do Nhật ăn tết cùng với phương Tây mà nền kinh tế của họ phát triển hơn. Nguyên nhân dẫn tới tốc độ phát triển kinh tế thần kì của Nhật cũng đã được Viện kinh tế thế giới nghiên cứu từ cách đây vài chục năm. Gần đây, nền kinh tế của quốc gia này cũng bị sụt giảm nhiều.
Nếu nói nhờ ăn tết theo dương lịch mà kinh tế của nước họ phát triển mạnh mẽ vậy thì tại sao trong 10 năm trở lại đây nền kinh tế của họ lại tụt dốc đến thế?
Tôi xin khẳng định một lần nữa tại Việt Nam, tết Nguyên Đán là dịp để phát triển kinh tế tốt hơn nữa.
Tết cổ truyền ở Việt Nam cũng là dịp tốt để bộc lộ các nét đẹp thuộc bản sắc văn hóa dân tộc cũng như để làm tăng vọt lượng cầu của thị trường |
Tết cổ truyền ở Việt Nam cũng là dịp tốt để bộc lộ các nét đẹp thuộc bản sắc văn hóa dân tộc cũng như để làm tăng vọt lượng cầu của thị trường. Khi cầu tăng sẽ là cơ hội tốt cho cung phát triển.
Để khai thác tốt thế mạnh này, trước tiên người dân cần ăn tết làm sao cho lành mạnh, tiết kiệm, nhưng vẫn vui và đảm bảo sự đa dạng của văn hóa tùy theo khả năng kinh tế của mỗi gia đình để từ đó tạo ra bản sắc, lượng cầu tốt hơn bình thường.
|
Một số thú vui không lành mạnh như đốt pháo, uống rượu quá mức… nên bỏ.
Nếu ai bảo nghỉ Tết là giảm thời gian làm giàu cho đất nước là không đúng vì các ca kíp người ta vẫn làm việc vào kì nghỉ tết Nguyên Đán đó thôi. Trên thực tế, tại Việt Nam, người ta lao động nhiều chứ, các nước khác họ làm việc ít thời gian hơn chúng ta nhiều.
Tóm lại, hội nhập thì vẫn cần học hỏi những cái tiến bộ hơn của nước bạn, nhưng riêng chuyện ăn tết ta theo dương lịch thì không nên.
TS.Nguyễn Minh Phong
Quý độc giả có đồng tình với quan điểm trên? Xin hãy gửi ý kiến của mình vào ô thảo luận bên dưới đây.
Bình luận