Xu hướng quốc tế hóa, hội nhập giữa các nước trên thế giới đang ngày càng phát triển và mở rộng. Vì vậy, nếu ăn Tết cổ truyền theo Tết Tây, chúng ta cũng sẽ tận dụng được rất nhiều cơ hội trong quan hệ hợp tác đầu tư, kinh doanh. Theo bạn, có nên đón Tết cổ truyền theo dương lịch?
Chúng ta không nên để mất cơ hội có được một hợp đồng lớn chỉ vì lý do là “đang nghỉ Tết cổ truyền”. Ngược lại, khi chúng ta muốn sang giao dịch với đối tác thì họ từ chối với lý do “đang nghỉ Tết dương lịch”.
Sự lệch pha về thời gian không chỉ gây “ức chế” cho đối tác mà chúng ta cũng bị thiệt thòi rất nhiều. Thí dụ, họ đang muốn ký hợp đồng với chúng ta, nhưng phải đợi tới 9 ngày sau, tức là hết ngày nghỉ lễ mới ký được, thì bản thân họ cũng thấy rất “mất hứng”. GS Đặng Hùng Võ: "Nhật Bản ăn Tết âm lịch theo Dương lịch từ lâu rồi"
Người nước ngoài họ làm việc rất chuyên nghiệp, không mấy khi có hiện tượng giờ cao su như chúng ta, nên việc phải chờ đợi như vậy, chắc chắn sẽ là một tiêu chí để họ lựa chọn một đối tác khác. Và như vậy, chúng ta sẽ mất đi một cơ hội làm ăn tốt.
Nói như vậy để thấy rằng tính hội nhập quốc tế sẽ kém nếu để hai cái Tết riêng biệt như thế này. Tuy về nguyên tắc việc ăn Tết cổ truyền theo Tết dương lịch là đúng, nhưng việc thực hiện trong hoàn cảnh hiện nay, tôi cho rằng vẫn chưa thể làm được.
Ngoài ra, việc ăn Tết cổ truyền theo Tết dương, chúng ta cũng được hưởng rất nhiều lợi ích. Thứ nhất, chúng ta tiết kiệm được thời gian. Chưa tính đến khoảng thời gian nghỉ của 2 Tết này, thì tính riêng việc chạy tới chạy lui, chuẩn bị cho mỗi kỳ nghỉ lễ đã là rất phức tạp.
Tết dương lịch thì mọi người lên kế hoạch đi du lịch, về quê. Tết cổ truyền thì tất bật sửa sang lại nhà cửa, mua sắm đủ thứ trên đời. Thời gian này mới gọi là mất nhiều.
Chúng ta có thể thấy, cứ mỗi khi đến gần dịp Tết là các công sở, ai nấy cũng chỉ xôn xao Tết này đi đâu, làm gì, thậm chí ở nhiều công ty nghỉ Tết muộn, nhân viên còn phải “trốn” giờ làm để tranh thủ đi sắm Tết cho gia đình. Như vậy, chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến công việc trước mỗi kỳ nghỉ lễ.
Cái lợi ích thứ hai là đỡ tốn kém tiền của của người dân. Điều này thì quá rõ rồi. Kinh phí cho hai cái Tết bao giờ cũng nhiều hơn một cái Tết. Đơn giản nhất là tiền tàu xe, rồi sự vất vả bon chen mỗi dịp mua vé tàu, xe Tết khiến cho hàng triệu người phải “oải” rồi.
Ngoài ra, khi tiết kiệm thời gian nghỉ lễ, sẽ có nhiều thời để tập trung vào công việc hơn và vì thế lượng sản phẩm sẽ được làm ra nhiều hơn.
Tuy về nguyên tắc việc ăn Tết cổ truyền theo Tết dương lịch là đúng, nhưng việc thực hiện trong hoàn cảnh hiện nay, tôi cho rằng vẫn chưa thể làm được.
Trước đây, khi Nhật Bản chuyển sang ăn hai cái Tết làm một, họ đã trở thành nước công nghiệp hiện đại, văn minh, trình độ dân trí cao. Còn với nước ta hiện nay thì tôi cho rằng chưa thể làm ngay được. Chúng ta phải chờ văn hóa thay đổi. Theo đó, văn hóa phải được công nghiệp hóa.
Chúng ta hiện nay các phong tục tập quán truyền thống gắn với Tết cổ truyền vẫn quá mạnh, nên việc chuyển sang một cái Tết ngay sẽ rất khó.
Bên cạnh đó, mức độ dân trí của chúng ta vẫn chưa cao nên chưa đẩy được một số truyền thống gây tác hại như: Cờ bạc, rượu chè,… ra khỏi đầu con người.
Thời điểm thích hợp để chuyển hai cái Tết này làm một là phụ thuộc vào mức độ dân trí của người dân và sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế.
Tóm lại, tôi cho rằng việc ăn Tết cổ truyền theo Tết dương lịch, hay nhưng chưa làm ngay được.
GS. Đặng Hùng Võ
Tết ta theo dương lịch: Rất có lợi, nhưng chưa phải lúc
(VTC News) – GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng việc ăn Tết cổ truyền theo Tết dương lịch, hay nhưng chưa làm ngay được.
(VTC News) – Sau khi bài viết Đón Tết cổ truyền theo dương lịch của GS-TS Võ Tòng Xuân được đăng tải, tôi nghĩ đó là một quan điểm hợp lý vì Nhật Bản, một nước châu Á và rất chú trọng tới những giá trị văn hóa truyền thống như nước chúng ta, nhưng cũng đã ăn Tết cổ truyền theo Tết Tây từ rất lâu rồi.
Bình luận