(VTC News) – “Phương Tây đón cả Noel lẫn tết dương lịch cùng một đợt thường trong tiết trời giá rét, ở Việt Nam lại hoàn toàn khác”.
Theo tôi nhớ không nhầm nếu tính theo mặt trăng thì một tháng chỉ có 26 – 27 ngày. Do đó, cứ 4 năm một lần chúng ta sẽ có một tháng nhuận.
Việc tính toán theo lịch âm của mặt trăng đã thành truyền thống, xảy ra từ rất nhiều đời nay. Thêm vào đó, trong tâm trí nhiều người dân Việt Nam tết Nguyên Đán là tết truyền thống. Do vậy, tôi cho rằng không nên gộp hai cái Tết lại thành một.
Ngay cả Nhật Bản – một nước phát triển của châu Á tuy là họ cũng đã hội nhập, chỉ ăn tết dương lịch, nhưng họ vẫn có những cái tết riêng tính theo năm Vua, đặc trưng của họ chứ không phải là không có.
Đó chỉ là một trong những ví dụ cho thấy những nước tiến bộ hơn mình ở châu Á vẫn có những cái tết riêng. Do vậy, chúng ta chẳng việc gì phải gộp hai cái tết lại thành một cả. Suy cho cùng, đó cũng chỉ là một luồng dư luận.
Với ý kiến nên rút ngắn thời gian nghỉ tết Nguyên Đán lại, tôi cho rằng để đưa ra được một quyết định cho người lao động nghỉ bao nhiêu ngày dịp Tết, các bộ ban ngành như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hay các đại biểu quốc hội đã phải ngồi lại với nhau rất nhiều lần.
Đó đâu phải là quyết định của một người, mà không thể do một người quyết được. Do vậy, tôi nghĩ quyết định đó ít nhiều cũng rất hợp lý và theo số đông. Người ta cũng đã tính toán kĩ sao cho vẹn toàn cả rồi. Chính phủ đã quy định như thế nào thì cứ làm theo như thế.
Ngoài ra, theo tôi cứ nên để thời gian nghỉ tết kéo dài như thế để những người công tác ở xa có đủ thời gian về sum họp với gia đình.
Ở phương Tây, người ta đón cả Noel lẫn tết dương lịch cùng một đợt thường trong tiết trời giá rét. Còn ở Việt Nam hoàn toàn khác.
Về lĩnh vực thời tiết, ở nước ta chia làm hai miền khí hậu. Miền Bắc có mùa đông lạnh, nhưng không có tuyết. Trong khi đó, miền Nam tại thời điểm này thì nắng nóng, khô ráo, ít mưa, thậm chí nhiệt độ lên đến 33 – 35 độ C.
Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm trên toàn quốc rất ít mưa. Trong tháng 1, tháng 2, tháng 3, lượng mưa trung bình trên cả nước nhỏ nhất trong năm ngay cả ở Trung Bộ. Nếu một năm nào đó vào dịp tết Nguyên Đán mà miền Bắc tiết trời nắng nóng, không se lạnh thì theo tôi cảm nhận nó cũng làm mất đi không khí tết.
Nếu đặt lên bàn cân để so sánh tết âm lịch của chúng ta với những cái tết khác của các nước trên thế giới sẽ thấy chúng ta có nhiều cái hay hơn ở phương Tây.
Thứ nhất, vào dịp tết âm lịch, mọi người có thể sum họp bên gia đình. Ngay cả những người công tác xa nhà cũng có đủ thời gian về quê sum vầy.
Thứ hai, các nước phương Tây làm gì có bánh chưng, dưa hành muối…như ở Việt Nam?
Thứ ba, ở nhiều vùng quê tại Việt Nam hiện giờ vẫn còn tổ chức các lễ hội dân gian dù có ý kiến cho rằng chúng làm tốn thời gian và tiền của của người dân.
Đó là 3 trong số những nét đặc sắc chỉ có ở văn hóa Việt vào dịp tết Nguyên Đán. Vậy thì chúng ta gộp tết cổ truyền theo dương lịch làm gì?!
Ông Nguyễn Đức Hòa
Ông Nguyễn Đức Hòa - Phó trưởng phòng Dự báo khí tượng Hạn vừa – Hạn dài của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương lên tiếng trước quan điểm của GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng Tết cổ truyền Việt Nam nên tổ chức theo dương lịch cùng thế giới.
Về việc gộp tết cổ truyền theo dương lịch, theo quan điểm của cá nhân tôi là khôn
Ông Nguyễn Đức Hòa |
Việc tính toán theo lịch âm của mặt trăng đã thành truyền thống, xảy ra từ rất nhiều đời nay. Thêm vào đó, trong tâm trí nhiều người dân Việt Nam tết Nguyên Đán là tết truyền thống. Do vậy, tôi cho rằng không nên gộp hai cái Tết lại thành một.
Ngay cả Nhật Bản – một nước phát triển của châu Á tuy là họ cũng đã hội nhập, chỉ ăn tết dương lịch, nhưng họ vẫn có những cái tết riêng tính theo năm Vua, đặc trưng của họ chứ không phải là không có.
Đó chỉ là một trong những ví dụ cho thấy những nước tiến bộ hơn mình ở châu Á vẫn có những cái tết riêng. Do vậy, chúng ta chẳng việc gì phải gộp hai cái tết lại thành một cả. Suy cho cùng, đó cũng chỉ là một luồng dư luận.
Với ý kiến nên rút ngắn thời gian nghỉ tết Nguyên Đán lại, tôi cho rằng để đưa ra được một quyết định cho người lao động nghỉ bao nhiêu ngày dịp Tết, các bộ ban ngành như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hay các đại biểu quốc hội đã phải ngồi lại với nhau rất nhiều lần.
Đó đâu phải là quyết định của một người, mà không thể do một người quyết được. Do vậy, tôi nghĩ quyết định đó ít nhiều cũng rất hợp lý và theo số đông. Người ta cũng đã tính toán kĩ sao cho vẹn toàn cả rồi. Chính phủ đã quy định như thế nào thì cứ làm theo như thế.
Ngoài ra, theo tôi cứ nên để thời gian nghỉ tết kéo dài như thế để những người công tác ở xa có đủ thời gian về sum họp với gia đình.
Tết Nguyên đán là dịp lễ thiêng liêng nhất của người Việt |
Ở phương Tây, người ta đón cả Noel lẫn tết dương lịch cùng một đợt thường trong tiết trời giá rét. Còn ở Việt Nam hoàn toàn khác.
Về lĩnh vực thời tiết, ở nước ta chia làm hai miền khí hậu. Miền Bắc có mùa đông lạnh, nhưng không có tuyết. Trong khi đó, miền Nam tại thời điểm này thì nắng nóng, khô ráo, ít mưa, thậm chí nhiệt độ lên đến 33 – 35 độ C.
Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm trên toàn quốc rất ít mưa. Trong tháng 1, tháng 2, tháng 3, lượng mưa trung bình trên cả nước nhỏ nhất trong năm ngay cả ở Trung Bộ. Nếu một năm nào đó vào dịp tết Nguyên Đán mà miền Bắc tiết trời nắng nóng, không se lạnh thì theo tôi cảm nhận nó cũng làm mất đi không khí tết.
|
Thứ nhất, vào dịp tết âm lịch, mọi người có thể sum họp bên gia đình. Ngay cả những người công tác xa nhà cũng có đủ thời gian về quê sum vầy.
Thứ hai, các nước phương Tây làm gì có bánh chưng, dưa hành muối…như ở Việt Nam?
Thứ ba, ở nhiều vùng quê tại Việt Nam hiện giờ vẫn còn tổ chức các lễ hội dân gian dù có ý kiến cho rằng chúng làm tốn thời gian và tiền của của người dân.
Đó là 3 trong số những nét đặc sắc chỉ có ở văn hóa Việt vào dịp tết Nguyên Đán. Vậy thì chúng ta gộp tết cổ truyền theo dương lịch làm gì?!
Ông Nguyễn Đức Hòa
Quý độc giả có đồng tình với quan điểm trên? Xin hãy gửi ý kiến của mình vào ô thảo luận bên dưới đây.
Bình luận