(VTC News) – Trong khi mọi người nô nức về quê đón Tết cùng gia đình thì những bệnh nhân trong “xóm chạy thận” vẫn phải bám trụ lại Hà Nội để lọc máu, duy trì sự sống.
Từ hơn 10 năm nay, ở bên kia đường tàu đối diện với Bệnh viện Nông Nghiệp, thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội đã tồn tại một “xóm chạy thận”.
Đây là nơi tập chung của những bệnh nhân thận từ khắp nơi trên cả nước. Họ cùng cùng mắc bệnh, cùng hoàn cảnh khó khăn nên họ đã tập hợp tại nơi gần bệnh viện để thuận tiện cho việc điều trị và coi đây như là ngôi nhà thứ 2 của mình.
Tết Nguyên đán năm nay, rất nhiều thành viên trong “xóm chạy thận” phải bám trụ lại Hà Nội, chờ tới đợt vào viện lọc máu để duy trì sự sống.
Ông Tấn (74 tuổi, quê ở Bắc Giang) cho biết, trong xóm này, người già có, trẻ có. Nhưng tất cả họ đều có điểm giống nhau là đều nghèo khó và bệnh nặng.
Bản thân ông Tấn cũng đã mấy chục năm bị căn bệnh thận quái ác hành hạ. Không biết đã bao nhiêu lần ông Tấn không được hưởng một cái Tết trọn vẹn bên con cháu.
Cùng hoàn cảnh, cô gái tên Hà (24 tuổi, quê Ninh Bình) cũng đã gắn bó với xóm chạy thận từ lâu. Đã 3 năm nay Hà không được về quê ăn Tết cùng gia đình.
Hà chia sẻ, từ ngày còn nhỏ, cô đã bị những cơn đau đầu, mỏi lưng bất chợt. Cuộc sống bộn bề lo toan nên bố mẹ không chú ý.
Năm 17 tuổi, sức ép học hành lớn nên Hà bị đau đầu thường xuyên hơn, uống các loại thuốc nam mà không thuyên giảm. Trước đợt thi học kỳ một, em phải vào viện cấp cứu. Lúc này, Hà cùng gia đình choáng váng khi bác sỹ cho biết cô bị suy thận độ 3B, bắt buộc phải chạy thận một tuần 3 lần.
“Em đăng ký chạy thận ở Bệnh viện Nông nghiệp rồi thuê trọ tại đây. Đã 3 cái Tết em xa nhà phải ở lại, em buồn lắm nhưng có các anh chị cô chú trong xóm cùng hoàn cảnh chia sẻ tình cảm nên em cũng tự tin hơn,” Hà nói.
Được biết, mỗi lần chạy thận, những người như ông Tấn, chị Hà cũng được hỗ trợ kinh phí từ 80 – 95%. Tính cả tiền thuê trọ, thuốc thang và chi phí lọc máu, mỗi người mất trên dưới 4 triệu đồng/tháng.
Với những gia đình nghèo khó, phần chi phí này với họ vẫn là quá lớn. Đó là chưa kể tới việc, họ còn phải bỏ tiền mua thêm thuốc và bồi dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi sau mỗi lần chạy thận mới mong kéo dài thêm sự sống.
Cũng chính vì vậy, căn bệnh quái ác đã khiến những cư dân "xóm thận" vốn đã nghèo khó lại càng thêm túng quẫn, cùng cực.
Hiện nay, dù sức khỏe yếu, nhưng nhiều thành viên trong xóm chạy thận vẫn cố gắng làm những công việc phù hợp để kiểm thêm thu nhập. Người cao tuổi thì tranh thủ những khoảng đất trống để trồng rau sạch, nuôi một vài con gà để sinh hoạt, tiết kiệm chi phí. Trong khi đó, người trẻ lại tranh thủ may vá, đi đánh giày thuê, chạy xe ôm…
“Hàng tuần, việc chạy thận được thực hiện theo từng ca, có ca vào thứ 3-5-7, có ca vào 2-4-6. Những ngày nào không phải đi chạy thận thì tôi đều tranh thủ cầm đồ nghề đi đánh giày.
Nếu không ra phố được thì nhận giày của khách quen về xóm để đánh. Tết thì ai lại không muốn về nhà. Nhưng lỡ vướng phải căn bệnh này thì đành phải chấp nhận chứ biết làm sao,” anh Lê Văn Khương, 27 tuổi, quê Hà Nam, người đã sống 4 năm ở xóm chạy thận chia sẻ.
Dù nghèo khó, nhưng hàng năm, xóm chạy thận Những ngày giáp Tết, xóm chạy thận đã gom góp chút tiền còm cõi để đón Tết tập thể. Họ cố gắng sắm cho được một mâm ngũ quả tươm tất, thêm một vài đào nhỏ, cũng có bánh chưng, rau xanh…
Dù chỉ là một cái Tết nhỏ, giản dị, nhưng cũng khiến cho những thành viên trong xóm vơi bớt nỗi nhớ quê. Đây cũng là dịp để họ quây quần, động viên lẫn nhau đấu tranh với bệnh tật.
Minh Quyết
Đây là nơi tập chung của những bệnh nhân thận từ khắp nơi trên cả nước. Họ cùng cùng mắc bệnh, cùng hoàn cảnh khó khăn nên họ đã tập hợp tại nơi gần bệnh viện để thuận tiện cho việc điều trị và coi đây như là ngôi nhà thứ 2 của mình.
Tết Nguyên đán năm nay, rất nhiều thành viên trong “xóm chạy thận” phải bám trụ lại Hà Nội, chờ tới đợt vào viện lọc máu để duy trì sự sống.
Tết Nguyên đán năm nay nhiều thành viên trong xóm 'chạy thận' ở lại Hà Nội |
Bản thân ông Tấn cũng đã mấy chục năm bị căn bệnh thận quái ác hành hạ. Không biết đã bao nhiêu lần ông Tấn không được hưởng một cái Tết trọn vẹn bên con cháu.
Cùng hoàn cảnh, cô gái tên Hà (24 tuổi, quê Ninh Bình) cũng đã gắn bó với xóm chạy thận từ lâu. Đã 3 năm nay Hà không được về quê ăn Tết cùng gia đình.
Nhiều người vẫn tranh thủ làm thêm để có thu nhập trang trải cuộc sống |
Năm 17 tuổi, sức ép học hành lớn nên Hà bị đau đầu thường xuyên hơn, uống các loại thuốc nam mà không thuyên giảm. Trước đợt thi học kỳ một, em phải vào viện cấp cứu. Lúc này, Hà cùng gia đình choáng váng khi bác sỹ cho biết cô bị suy thận độ 3B, bắt buộc phải chạy thận một tuần 3 lần.
“Em đăng ký chạy thận ở Bệnh viện Nông nghiệp rồi thuê trọ tại đây. Đã 3 cái Tết em xa nhà phải ở lại, em buồn lắm nhưng có các anh chị cô chú trong xóm cùng hoàn cảnh chia sẻ tình cảm nên em cũng tự tin hơn,” Hà nói.
Được biết, mỗi lần chạy thận, những người như ông Tấn, chị Hà cũng được hỗ trợ kinh phí từ 80 – 95%. Tính cả tiền thuê trọ, thuốc thang và chi phí lọc máu, mỗi người mất trên dưới 4 triệu đồng/tháng.
Với những gia đình nghèo khó, phần chi phí này với họ vẫn là quá lớn. Đó là chưa kể tới việc, họ còn phải bỏ tiền mua thêm thuốc và bồi dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi sau mỗi lần chạy thận mới mong kéo dài thêm sự sống.
Cũng chính vì vậy, căn bệnh quái ác đã khiến những cư dân "xóm thận" vốn đã nghèo khó lại càng thêm túng quẫn, cùng cực.
Hiện nay, dù sức khỏe yếu, nhưng nhiều thành viên trong xóm chạy thận vẫn cố gắng làm những công việc phù hợp để kiểm thêm thu nhập. Người cao tuổi thì tranh thủ những khoảng đất trống để trồng rau sạch, nuôi một vài con gà để sinh hoạt, tiết kiệm chi phí. Trong khi đó, người trẻ lại tranh thủ may vá, đi đánh giày thuê, chạy xe ôm…
Chuẩn bị đón tết ở xóm chạy thận giản dị với nồi bánh chưng, mâm ngũ quả |
Nếu không ra phố được thì nhận giày của khách quen về xóm để đánh. Tết thì ai lại không muốn về nhà. Nhưng lỡ vướng phải căn bệnh này thì đành phải chấp nhận chứ biết làm sao,” anh Lê Văn Khương, 27 tuổi, quê Hà Nam, người đã sống 4 năm ở xóm chạy thận chia sẻ.
Dù nghèo khó, nhưng hàng năm, xóm chạy thận Những ngày giáp Tết, xóm chạy thận đã gom góp chút tiền còm cõi để đón Tết tập thể. Họ cố gắng sắm cho được một mâm ngũ quả tươm tất, thêm một vài đào nhỏ, cũng có bánh chưng, rau xanh…
Dù chỉ là một cái Tết nhỏ, giản dị, nhưng cũng khiến cho những thành viên trong xóm vơi bớt nỗi nhớ quê. Đây cũng là dịp để họ quây quần, động viên lẫn nhau đấu tranh với bệnh tật.
Minh Quyết
Bình luận