(VTC News) – Tổng công ty vận tải Hà Nội đưa ra kế hoạch vận hành xe buýt phục vụ tết Nguyên Đán Quý Tỵ
Theo đánh giá của Tổng công ty vận tải Hà Nội, những ngày trước Tết (từ 1/2 - 6/2/2013, tức 21 – 26 tháng Chạp), học sinh, sinh viên các trường Đại học, cao đẳng và cán bộ công nhân viên về nghỉ tết Nguyên đán, do vậy khách sẽ tập trung đông trên các tuyến buýt có đầu bến là các bến xe liên tỉnh, Ga Hà Nội, điểm trung chuyển Long Biên, Cầu Giấy…các tuyến có lộ trình đi qua các trường đại học, cao đẳng và các tuyến có lộ trình ra các khu vực ngoại thành.
Những ngày nghỉ trong tết (từ 7/2 – 14/2/2013 tức từ ngày 27 tháng Chạp đến 5 tháng Giêng), do tháng Chạp năm nay chỉ có 29 ngày nên lượng học sinh, sinh viên nghỉ chủ yếu trong tuần từ 26 – 28 tháng Chạp.
Từ ngày 27 tháng Chạp đến 5 tháng Giêng, lượng hành khách chủ yếu là nhân dân thủ đô và các vùng lân cận có nhu cầu sử dụng xe buýt để đi du xuân, thăm hỏi, chúc Tết đặc biết là trên các tuyến buýt từ các huyện ngoại thành vào trung tâm thành phố.
Những ngày sau nghỉ Tết (từ ngày 14 – 18/2/2013, tức từ ngày 6 – 9 tháng Giêng), cán bộ công nhân viên, học sinh sinh viên trở lại Hà Nội để làm việc, học tập sau những ngày nghỉ tết Nguyên Đán, luồng khách tập trung trên các tuyến xe buýt xuất phát, thông qua các bến xe liên tỉnh, ga Hà Nội và các tuyến ngoại thành vào thành phố, đặc biệt trong ngày 6, 7, 8 tháng Giêng.
Dự kiến sản lượng hành khách tập trung ở các đầu bến xe và trên các tuyến ngoại thành sẽ tăng mạnh.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho nhân dân đi lại, Tổng công ty vận tải Hà Nội đã sẵn sàng tăng cường giải tỏa hành khách trước và sau Tết.
Cụ thể, trong ngày 1 – 6/2/2013 sẽ có 9219 lượt xe/ngày. Từ 7 – 8/2/2013 sẽ có 8.106 lượt xe/ngày. Trong ngày 9/2 sẽ có 4.887 lượt xe. Riêng mồng 1 Tết (10/2/2013) sẽ có 2.910 lượt xe.
Mồng 2 Tết sẽ có 4.659 lượt xe. Mồng 3 Tết có 5.696 lượt xe. Mồng 4 Tết sẽ có 6.588 lượt xe. Mồng 5 Tết sẽ có 6.746 lượt xe. Từ 15 – 16/2/2013 sẽ có trên 9.000 lượt xe/ngày.
Các xe buýt sẽ hoạt động từ 4h35 phút sáng tới 21h hàng ngày từ 1 – 8/2/2013. Vào ngày 29/12 âm lịch, xe sẽ chạy từ 5h sáng tới 17h30 chiều. Trong mồng 1 Tết, xe chạy từ 10h sáng tới 19h.
Mồng 2 tết, xe chạy từ 8h30 tới 20h. Các ngày còn lại, xe chạy từ khoảng 5h tới tối đa 22h35 phút hàng ngày.
Đáng chú ý, Tổng công ty vận tải Hà Nội đã bố trị dự phòng 68 xe/ngày/ 40 tuyến buýt có điểm đầu cuối là các bến xe, và lộ trình tuyến đi qua các trục chính, nhà ga, trường học, hướng xuyên tâm, ra ngoại thành…để sẵn sàng tăng cường giải tỏa khi lượng hành khách tăng đột biến tại các nhà ga, bến xe và điểm trung chuyển lớn.
Thách thức đối với hoạt động xe buýt 2012
Trong năm qua, dù điều kiện giao thông của Hà Nội đã có nhiều cải thiện, nhưng với tốc độ tăng trưởng nhanh các loại hình phương tiện tham gia giao thông (đặc biệt là xe máy và ô tô con), và các công trình giao thông đang trong quá trình thi công, hoàn thiện thì tình hình ùn tắc giao thông vẫn còn tái diễn ở một số tuyến đường vào giờ cao điểm.
Tổng công ty vận tải Hà Nội thừa nhận đây là khó khăn, thách thức cho công tác tổ chức giao thông nói chung và công tác điều hành hoạt động mạng lưới xe buýt của Hà Nội nói riêng.
“Hơn nữa, yêu cầu ngày càng cao của nhân dân về nâng cao năng lực cung ứng, chất lượng dịch vụ và mở rộng vùng phục vụ của mạng lưới xe buýt đến các khu vực trắng xe buýt cũng là một thách thức lớn với chúng tôi”, ông Nguyễn Trọng Thông, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội nói.
Lượng hành khách đi xe buýt ngày càng tăng nên tình trạng quá tải ở các tuyến buýt và các điểm trung chuyển, bến xe là môi trường cho tội phạm xe buýt (móc túi, trộm cắp…) trỗi dậy, gây bức xúc cho người dân trong khi yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ của hành khách ngày càng cao là thách thức lớn thứ 2 đối với ngành.
Không chỉ thế, ý thức tham gia giao thông, chấp hành luật giao thông đường bộ của một bộ phận người dân, hành khách đi xe và người lao động lái xe chưa cao cũng gây khó khăn không nhỏ trong việc đảm bảo an toàn cho xe buýt vận hành trên đường.
Tuy vậy, ông Nguyễn Thủy, trưởng Trung tâm điều hành xe buýt (Tổng công ty vận tải Hà Nội - Transerco) thừa nhận: “Thái độ phục vụ cũng như ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ và đạo đức nghề nghiệp của một số ít công nhân lái xe, nhân viên phục vụ vẫn cần tiếp tục được quan tâm, khắc phục.
Hệ thống điểm dừng đỗ, nhà chờ xe buýt còn có những điểm chưa hợp lý”.
“Những tồn tại, thách thức trên đã được lãnh đạo Transerco nhìn nhận và có những chương trình, giải pháp nhằm hạn chế cũng như từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ để hình ảnh xe buýt Hà Nội ngày càng gần gũi với nhân dân”, ông Thủy khẳng định.
Minh Quân
Ngay từ ngày 5/12, Tổng công ty vận tải Hà Nội đã có kế hoạch phục vụ và đảm bảo an ninh chính trị trong dịp tết Dương lịch và tết Nguyên Đán Quý Tỵ
Theo đánh giá của Tổng công ty vận tải Hà Nội, những ngày trước Tết (từ 1/2 - 6/2/2013, tức 21 – 26 tháng Chạp), học sinh, sinh viên các trường Đại học, cao đẳng và cán bộ công nhân viên về nghỉ tết Nguyên đán, do vậy khách sẽ tập trung đông trên các tuyến buýt có đầu bến là các bến xe liên tỉnh, Ga Hà Nội, điểm trung chuyển Long Biên, Cầu Giấy…các tuyến có lộ trình đi qua các trường đại học, cao đẳng và các tuyến có lộ trình ra các khu vực ngoại thành.
Những ngày nghỉ trong tết (từ 7/2 – 14/2/2013 tức từ ngày 27 tháng Chạp đến 5 tháng Giêng), do tháng Chạp năm nay chỉ có 29 ngày nên lượng học sinh, sinh viên nghỉ chủ yếu trong tuần từ 26 – 28 tháng Chạp.
Từ ngày 27 tháng Chạp đến 5 tháng Giêng, lượng hành khách chủ yếu là nhân dân thủ đô và các vùng lân cận có nhu cầu sử dụng xe buýt để đi du xuân, thăm hỏi, chúc Tết đặc biết là trên các tuyến buýt từ các huyện ngoại thành vào trung tâm thành phố.
Những ngày sau nghỉ Tết (từ ngày 14 – 18/2/2013, tức từ ngày 6 – 9 tháng Giêng), cán bộ công nhân viên, học sinh sinh viên trở lại Hà Nội để làm việc, học tập sau những ngày nghỉ tết Nguyên Đán, luồng khách tập trung trên các tuyến xe buýt xuất phát, thông qua các bến xe liên tỉnh, ga Hà Nội và các tuyến ngoại thành vào thành phố, đặc biệt trong ngày 6, 7, 8 tháng Giêng.
Dự kiến sản lượng hành khách tập trung ở các đầu bến xe và trên các tuyến ngoại thành sẽ tăng mạnh. |
Dự kiến sản lượng hành khách tập trung ở các đầu bến xe và trên các tuyến ngoại thành sẽ tăng mạnh.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho nhân dân đi lại, Tổng công ty vận tải Hà Nội đã sẵn sàng tăng cường giải tỏa hành khách trước và sau Tết.
Cụ thể, trong ngày 1 – 6/2/2013 sẽ có 9219 lượt xe/ngày. Từ 7 – 8/2/2013 sẽ có 8.106 lượt xe/ngày. Trong ngày 9/2 sẽ có 4.887 lượt xe. Riêng mồng 1 Tết (10/2/2013) sẽ có 2.910 lượt xe.
Mồng 2 Tết sẽ có 4.659 lượt xe. Mồng 3 Tết có 5.696 lượt xe. Mồng 4 Tết sẽ có 6.588 lượt xe. Mồng 5 Tết sẽ có 6.746 lượt xe. Từ 15 – 16/2/2013 sẽ có trên 9.000 lượt xe/ngày.
Các xe buýt sẽ hoạt động từ 4h35 phút sáng tới 21h hàng ngày từ 1 – 8/2/2013. Vào ngày 29/12 âm lịch, xe sẽ chạy từ 5h sáng tới 17h30 chiều. Trong mồng 1 Tết, xe chạy từ 10h sáng tới 19h.
Mồng 2 tết, xe chạy từ 8h30 tới 20h. Các ngày còn lại, xe chạy từ khoảng 5h tới tối đa 22h35 phút hàng ngày.
Đáng chú ý, Tổng công ty vận tải Hà Nội đã bố trị dự phòng 68 xe/ngày/ 40 tuyến buýt có điểm đầu cuối là các bến xe, và lộ trình tuyến đi qua các trục chính, nhà ga, trường học, hướng xuyên tâm, ra ngoại thành…để sẵn sàng tăng cường giải tỏa khi lượng hành khách tăng đột biến tại các nhà ga, bến xe và điểm trung chuyển lớn.
Thách thức đối với hoạt động xe buýt 2012
Trong năm qua, dù điều kiện giao thông của Hà Nội đã có nhiều cải thiện, nhưng với tốc độ tăng trưởng nhanh các loại hình phương tiện tham gia giao thông (đặc biệt là xe máy và ô tô con), và các công trình giao thông đang trong quá trình thi công, hoàn thiện thì tình hình ùn tắc giao thông vẫn còn tái diễn ở một số tuyến đường vào giờ cao điểm.
Tổng công ty vận tải Hà Nội thừa nhận đây là khó khăn, thách thức cho công tác tổ chức giao thông nói chung và công tác điều hành hoạt động mạng lưới xe buýt của Hà Nội nói riêng.
|
Lượng hành khách đi xe buýt ngày càng tăng nên tình trạng quá tải ở các tuyến buýt và các điểm trung chuyển, bến xe là môi trường cho tội phạm xe buýt (móc túi, trộm cắp…) trỗi dậy, gây bức xúc cho người dân trong khi yêu cầu nâng cao chất lượng phục vụ của hành khách ngày càng cao là thách thức lớn thứ 2 đối với ngành.
Không chỉ thế, ý thức tham gia giao thông, chấp hành luật giao thông đường bộ của một bộ phận người dân, hành khách đi xe và người lao động lái xe chưa cao cũng gây khó khăn không nhỏ trong việc đảm bảo an toàn cho xe buýt vận hành trên đường.
Tuy vậy, ông Nguyễn Thủy, trưởng Trung tâm điều hành xe buýt (Tổng công ty vận tải Hà Nội - Transerco) thừa nhận: “Thái độ phục vụ cũng như ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ và đạo đức nghề nghiệp của một số ít công nhân lái xe, nhân viên phục vụ vẫn cần tiếp tục được quan tâm, khắc phục.
Hệ thống điểm dừng đỗ, nhà chờ xe buýt còn có những điểm chưa hợp lý”.
“Những tồn tại, thách thức trên đã được lãnh đạo Transerco nhìn nhận và có những chương trình, giải pháp nhằm hạn chế cũng như từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ để hình ảnh xe buýt Hà Nội ngày càng gần gũi với nhân dân”, ông Thủy khẳng định.
Minh Quân
Bình luận