Các nhà máy "đóng băng"
Các nhà máy tại Trung Quốc đều đóng cửa nghỉ Tết và hàng trăm triệu người lao động làm việc tại các nhà máy này cũng "khăn gói" trở về quê hương để đón Tết cùng với gia đình, trong khi đó lao động Trung Quốc đang chiếm phần lớn nguồn lực lao động trên thế giới hiện nay.
Trước khi nghỉ Tết, các nhà máy đều phải hoạt động hết công suất để hoàn thành các đơn đặt hàng của các đối tác trên thế giới. Tết Nguyên đán năm mới Ất Mùi theo lịch dương là từ 18 - 24/2/2015. Tuy nhiên trước đó 2 tuần, công nhân đã bắt đầu "rục rịch" chuẩn bị hành lý và bắt xe về nhà.
Sau kỳ nghỉ Tết này, họ còn có thể mất thêm một khoảng thời gian nữa để có thể quay trở lại nhịp độ sản xuất như trong năm.
Đây chính là những "cơn đau đầu" hàng năm của các nhà bán lẻ và các nhà nhập khẩu ở nước ngoài đang dựa vào Trung Quốc.
Các công ty vận tải biển cảnh báo khách hàng rằng các mạng lưới vận tải và logistic của Trung Quốc đều đang bị quá tải và tất cả lô hàng của họ đều phải ở cảng vào hai tuần trước kỳ nghỉ Tết để có mặt trên chuyến tàu cuối cùng.
Thị trường trở nên yên ắng
Vào Tết Nguyên đán, thị trường chứng khoán của Trung Quốc đóng cửa trong suốt một tuần, các trung tâm tài chính khác như Hồng Kông và Singapore cũng đều "nghỉ Tết" trong những ngày lễ chính. Nhiều nước khác như Hàn Quốc, Việt Nam, Malaysia và Indonesia cũng trở nên yên ắng hơn hẳn vào dịp lễ này.
Khối lượng giao dịch giảm đáng kể vào khoảng ba ngày làm việc trước khi bắt đầu kỳ nghỉ, ông Andrew Sullivan, Giám đốc quản lý chứng khoán Haitong tại Hồng Kông cho biết.
Năm nay, thứ sáu 13/2 là "ngày cuối cùng mà bạn có thể bán ra tại Hồng Kông và nhận được tiền của mình trước khi bước sang năm mới" theo quy tắc giải quyết giao dịch.
Ông Sullivan cho biết thêm rằng hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều có xu hướng giảm bớt giao dịch trong khu vực châu Á vào những ngày giáp Tết.
Sức mua sắm toàn cầu tăng
Tết Nguyên đán là thời gian quan trọng nhất của năm để các thành viên trong gia đình đoàn tụ với nhau. Tuy nhiên một vài năm gần đây, Trung Quốc đã trở nên thịnh vượng hơn, một số gia đình giàu có lại chọn cách đón Tết bằng cách đi du lịch ở nước ngoài.
Điều này đã trở thành niềm vui lớn cho các công ty mang thương hiệu xa xỉ trên toàn cầu bởi người Trung Quốc sẽ tranh thủ mua sắm mặt hàng này ở các nước họ đến du lịch thay vì mua trong nước.
Túi xách thiết kế, đồng hồ và đồ trang sức ở châu Âu có thể rẻ hơn đến 30% so với ở Trung Quốc vì thuế cho đồ cao cấp ở Trung Quốc khá cao. Chưa kể nhiều nhãn hàng ở Anh còn đang áp dụng rất nhiều hình thức bán hàng đặc biệt dành cho người Trung Quốc nhân dịp Tết.
Như hãng Harrods có chương trình tặng cho khách hàng phong bao tiền lì xì, hãng Selfridges hay Burberry tặng thẻ cá nhân và phong bì có chữ thư pháp may mắn hay như nhãn hàng thiết kế Vivienne Westwood đã cho ra một bộ sưu tập vòng cổ với mặt dây chuyền hình con cừu.
Ngoài ra những khách hàng mua sắm tại Fortnum & Mason nếu thanh toán bằng thẻ UnionPay - mạng lưới thanh toán của Trung Quốc - sẽ được nhận thêm quà tặng khuyến mại.
Chi tiêu của người Trung Quốc ở Anh trong tháng 2 đã tăng khoảng 23% so với cùng tháng của năm 2012, theo đánh giá của Gordon Clark, quản lý công ty Global Blue ở Thụy Sĩ dựa trên theo dõi chi tiêu bán lẻ cao cấp trên toàn thế giới.
Trung bình mỗi người Trung Quốc tiêu khoảng 739 bảng Anh (tức gần 25 triệu đồng) cho mỗi giao dịch ở Anh vào tháng 2 này, chủ yếu là về đồ trang sức sang trọng, đồng hồ cao cấp và quần áo thời trang thiết kế.
Có thể tạo ra những xu hướng kinh tế "ảo"
Tết Nguyên đán không phải là dịp lễ chỉ diễn ra trong vòng một ngày, vì vậy nó có thể "làm lệch" mọi dữ liệu về kinh tế của Trung Quốc trong quãng thời gian đầu năm.
Các nhà kinh tế thường phải thận trọng trong việc dùng những số liệu kinh doanh, sản xuất của Trung Quốc từ tháng một hoặc tháng hai để phân tích, đánh giá về xu hướng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Điều này được lý giải là do trước khi nghỉ Tết khoảng 2 tuần, các nhà máy sẽ tập trung hoạt động để hoàn thành hết mọi công việc nên các chỉ số tăng lên có thể chỉ là những con số "ảo".
Chuyên gia Julian Evans - Pritchard đến từ Capital Economics cho biết: "Điều này ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia khác ví dụ như Hàn Quốc trong việc đánh giá tiềm năng để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường chính của mình là Trung Quốc vào thời điểm tháng một và tháng hai." Vì vậy họ thường phải chờ tới tháng ba mới có được số liệu đánh giá chính xác hơn.
Về người Trung Quốc ở nước ngoài
Ngoài ở Trung Quốc, Tết Nguyên đán còn được tổ chức ở nhiều nơi bởi cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới.
Tại San Francisco, nơi có khoảng một phần năm dân số là người gốc Trung Quốc, các chương trình mừng Tết Nguyên đán được tổ chức trong vòng một vài tuần với những hội chợ, những cuộc thi sắc đẹp hay các hoạt động như múa lân và đốt pháo nổ ở Chinatown (nơi quần cư của những di dân Trung Quốc từ những năm 1850 tại San Francisco - PV).
Một trong những hoạt động tuyệt vời nhất tại đây chính là màn trình diễn múa lân với con rồng dài tới 82 m. Ngoài ra các trường học cũng được nghỉ trong suốt dịp lễ này.
Piô Lee, chủ tịch của Hiệp hội Cộng đồng Chinatown của San Francisco cho biết, lễ kỷ niệm năm mới của người Trung Quốc tại đây giống như cách mà họ ăn tết ở Hồng Kông và Thượng Hải bởi cũng có những cuộc diễu hành, những món ăn phong phú hay những cuộc đoàn tụ gia đình và cả những phong bao màu đỏ chứa đầy tiền lì xì may mắn.
Tuy nhiên công nhân ở San Francisco chỉ được nghỉ hai hoặc ba ngày. Ông Lee cho biết thêm: "Chúng tôi không thể làm theo cách của Trung Quốc bởi mức thất thu do đóng cửa nhiều ngày tại đây cao hơn rất nhiều so với ở Trung Quốc".
Nhiều cửa hàng sẽ chỉ đóng cửa trong khoảng hai hoặc ba ngày lễ chính, còn một số ít khác vẫn mở cửa để phục vụ khách du lịch đến các khu trung tâm để thăm thú và tìm hiểu về Tết của Trung Quốc.
Lễ hội tết cổ truyền này cũng đã bắt đầu có thêm những nét văn hóa của nước ngoài như phong bao lì xì màu đỏ truyền thống vốn thường được trang trí với chữ vàng Trung Quốc thì nay được các tiểu thương ở Chinatown thay bằng hình ảnh của Pokemon và các nhân vật của Disney.
Huyền Trân (theo Global News)
Các nhà máy tại Trung Quốc đều đóng cửa nghỉ Tết và hàng trăm triệu người lao động làm việc tại các nhà máy này cũng "khăn gói" trở về quê hương để đón Tết cùng với gia đình, trong khi đó lao động Trung Quốc đang chiếm phần lớn nguồn lực lao động trên thế giới hiện nay.
Trước khi nghỉ Tết, các nhà máy đều phải hoạt động hết công suất để hoàn thành các đơn đặt hàng của các đối tác trên thế giới. Tết Nguyên đán năm mới Ất Mùi theo lịch dương là từ 18 - 24/2/2015. Tuy nhiên trước đó 2 tuần, công nhân đã bắt đầu "rục rịch" chuẩn bị hành lý và bắt xe về nhà.
Lao động nhập cư tại Trung Quốc lên chuyến tàu Tết đầu tiên để về quê vào ngày 13/2/2015 tại Bắc Kinh |
Đây chính là những "cơn đau đầu" hàng năm của các nhà bán lẻ và các nhà nhập khẩu ở nước ngoài đang dựa vào Trung Quốc.
Các công ty vận tải biển cảnh báo khách hàng rằng các mạng lưới vận tải và logistic của Trung Quốc đều đang bị quá tải và tất cả lô hàng của họ đều phải ở cảng vào hai tuần trước kỳ nghỉ Tết để có mặt trên chuyến tàu cuối cùng.
Thị trường trở nên yên ắng
Vào Tết Nguyên đán, thị trường chứng khoán của Trung Quốc đóng cửa trong suốt một tuần, các trung tâm tài chính khác như Hồng Kông và Singapore cũng đều "nghỉ Tết" trong những ngày lễ chính. Nhiều nước khác như Hàn Quốc, Việt Nam, Malaysia và Indonesia cũng trở nên yên ắng hơn hẳn vào dịp lễ này.
Một nhân viên tại sàn chứng khoán ở Philippine đang đưa lì xì may mắn cho chú lân sư múa biểu diễn nhân dịp Tết Ất Mùi ở Manila ngày 18/2/2015. |
Năm nay, thứ sáu 13/2 là "ngày cuối cùng mà bạn có thể bán ra tại Hồng Kông và nhận được tiền của mình trước khi bước sang năm mới" theo quy tắc giải quyết giao dịch.
Ông Sullivan cho biết thêm rằng hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều có xu hướng giảm bớt giao dịch trong khu vực châu Á vào những ngày giáp Tết.
Sức mua sắm toàn cầu tăng
Tết Nguyên đán là thời gian quan trọng nhất của năm để các thành viên trong gia đình đoàn tụ với nhau. Tuy nhiên một vài năm gần đây, Trung Quốc đã trở nên thịnh vượng hơn, một số gia đình giàu có lại chọn cách đón Tết bằng cách đi du lịch ở nước ngoài.
Điều này đã trở thành niềm vui lớn cho các công ty mang thương hiệu xa xỉ trên toàn cầu bởi người Trung Quốc sẽ tranh thủ mua sắm mặt hàng này ở các nước họ đến du lịch thay vì mua trong nước.
Túi xách thiết kế, đồng hồ và đồ trang sức ở châu Âu có thể rẻ hơn đến 30% so với ở Trung Quốc vì thuế cho đồ cao cấp ở Trung Quốc khá cao. Chưa kể nhiều nhãn hàng ở Anh còn đang áp dụng rất nhiều hình thức bán hàng đặc biệt dành cho người Trung Quốc nhân dịp Tết.
Một người mua sắm đang kiểm tra điện thoại khi ra khỏi cửa hàng BHS của tập đoàn Arcadia, London, Anh vào thứ Hai 26 Tháng một, 2015. |
Ngoài ra những khách hàng mua sắm tại Fortnum & Mason nếu thanh toán bằng thẻ UnionPay - mạng lưới thanh toán của Trung Quốc - sẽ được nhận thêm quà tặng khuyến mại.
Chi tiêu của người Trung Quốc ở Anh trong tháng 2 đã tăng khoảng 23% so với cùng tháng của năm 2012, theo đánh giá của Gordon Clark, quản lý công ty Global Blue ở Thụy Sĩ dựa trên theo dõi chi tiêu bán lẻ cao cấp trên toàn thế giới.
Trung bình mỗi người Trung Quốc tiêu khoảng 739 bảng Anh (tức gần 25 triệu đồng) cho mỗi giao dịch ở Anh vào tháng 2 này, chủ yếu là về đồ trang sức sang trọng, đồng hồ cao cấp và quần áo thời trang thiết kế.
Có thể tạo ra những xu hướng kinh tế "ảo"
Tết Nguyên đán không phải là dịp lễ chỉ diễn ra trong vòng một ngày, vì vậy nó có thể "làm lệch" mọi dữ liệu về kinh tế của Trung Quốc trong quãng thời gian đầu năm.
Một tấm biển quảng cáo cho Ngân hàng Trung Quốc trên đỉnh của một tòa nhà ở trung tâm thành phố Budapest, Hungary ngày 16/2/2015. |
Điều này được lý giải là do trước khi nghỉ Tết khoảng 2 tuần, các nhà máy sẽ tập trung hoạt động để hoàn thành hết mọi công việc nên các chỉ số tăng lên có thể chỉ là những con số "ảo".
Chuyên gia Julian Evans - Pritchard đến từ Capital Economics cho biết: "Điều này ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia khác ví dụ như Hàn Quốc trong việc đánh giá tiềm năng để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường chính của mình là Trung Quốc vào thời điểm tháng một và tháng hai." Vì vậy họ thường phải chờ tới tháng ba mới có được số liệu đánh giá chính xác hơn.
Về người Trung Quốc ở nước ngoài
Ngoài ở Trung Quốc, Tết Nguyên đán còn được tổ chức ở nhiều nơi bởi cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới.
Tại San Francisco, nơi có khoảng một phần năm dân số là người gốc Trung Quốc, các chương trình mừng Tết Nguyên đán được tổ chức trong vòng một vài tuần với những hội chợ, những cuộc thi sắc đẹp hay các hoạt động như múa lân và đốt pháo nổ ở Chinatown (nơi quần cư của những di dân Trung Quốc từ những năm 1850 tại San Francisco - PV).
Hội chợ hoa Tết Nguyên đán được tổ chức hàng năm tại Chinatown của San Francisco |
Piô Lee, chủ tịch của Hiệp hội Cộng đồng Chinatown của San Francisco cho biết, lễ kỷ niệm năm mới của người Trung Quốc tại đây giống như cách mà họ ăn tết ở Hồng Kông và Thượng Hải bởi cũng có những cuộc diễu hành, những món ăn phong phú hay những cuộc đoàn tụ gia đình và cả những phong bao màu đỏ chứa đầy tiền lì xì may mắn.
Tuy nhiên công nhân ở San Francisco chỉ được nghỉ hai hoặc ba ngày. Ông Lee cho biết thêm: "Chúng tôi không thể làm theo cách của Trung Quốc bởi mức thất thu do đóng cửa nhiều ngày tại đây cao hơn rất nhiều so với ở Trung Quốc".
Nhiều cửa hàng sẽ chỉ đóng cửa trong khoảng hai hoặc ba ngày lễ chính, còn một số ít khác vẫn mở cửa để phục vụ khách du lịch đến các khu trung tâm để thăm thú và tìm hiểu về Tết của Trung Quốc.
Lễ hội tết cổ truyền này cũng đã bắt đầu có thêm những nét văn hóa của nước ngoài như phong bao lì xì màu đỏ truyền thống vốn thường được trang trí với chữ vàng Trung Quốc thì nay được các tiểu thương ở Chinatown thay bằng hình ảnh của Pokemon và các nhân vật của Disney.
Huyền Trân (theo Global News)
Bình luận