(VTC News) - Tết âm lịch và những hệ lụy khủng khiếp - độc giả Chung Sơn bày tỏ quan điểm trước những con số thống kê đau lòng sau Tết Nguyên đán 2016.
Sau bài viết của TS Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế từng có nhiều năm làm việc tại Mỹ về quan điểm cần bỏ Tết âm lịch để thúc đẩy kinh tế phát triển, một giảng viên đại học có gửi đến tòa soạn bài viết bày tỏ quan điểm quanh vấn đề này. Chúng tôi xin đăng nguyên văn.
Đợt nghỉ Tết Bính Thân vừa mới đây theo quy định của nhà nước, đối với tất cả mọi đối tượng là 9 ngày. Với riêng tôi, một người giảng dạy đại học, được ăn theo ngày nghỉ của sinh viên, nên còn dài hơn thế nữa. Tôi biết có trường, đợt nghỉ Tết còn kéo dài đến sau rằm tháng Giêng.
Ai cũng biết nghỉ Tết là cần thiết và là nhu cầu chính đáng của mọi người. Nhưng nghỉ Tết liệu có cần phải quá dài không, khi mà biết bao hệ lụy sinh ra từ đó?
Xét về phương diện kinh tế, chắc chắn là thiệt đơn thiệt kép. Nước ta là một nước đang phát triển, và phát triển không đồng đều, còn nhiều vùng dân cư nghèo và rất nghèo, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Việc nghỉ dài ngày quá chắc chắn sẽ sụt giảm năng suất lao động trong từng nhà máy, doanh nghiệp, xí nghiệp, nông trường…Riêng về chuyện này, bà con nông dân lại khác.
Do họ bám ruộng nhiều đời nay, phải chạy đua với thời vụ, nên họ nghỉ Tết rất muộn (khoảng chừng 28-29 Tết), và sang mùng 4 Tết (thậm chí có gia đình mùng 3 Tết), tất cả bà con đã nhất loạt xuống đồng.
Họ xuống đồng để lấy nước, cày bừa, làm đất, cấy lúa vụ xuân, gieo trồng hoa mầu. Sau Tết, với người nông dân là thời vụ vô cùng bận rộn, không ‘nhênh nhang” như cánh công chức nhà nước.
Tôi là anh công chức ăn lương sinh ra ở nông thôn. Năm nào cũng vậy, về quê với bố mẹ ăn Tết hết ngày mùng 2 (hoặc mùng 3) là lên đường ra phố. Ở lại quê nhà thì vốn dĩ lười lại vụng không tham gia công việc nhà nông.
Chả lẽ cứ hai tay đút túi quần đi lại lăng nhăng trong xóm, chỉ tổ bà con nhìn mà ghét, trong khi bà con chân ngập trong bùn đang cày bừa gieo cấy.
Ra ngoài phố cũng lại nhênh nhang, la cà hết nhà ông bạn này đến ông bạn khác, lấy chén rượu làm vui. Đi mãi cũng chán, định bụng nằm khoèo ở nhà đọc sách, nhưng cái tâm trạng Tết nhất thế nào đó, nên đọc cũng không vào.
Thế là mấy ngày sau Tết, trong lúc chờ đến ngày cơ quan làm việc, trông như kẻ vô công rồi nghề, vừa lười nhác vừa trì trệ…
Tôi có hỏi một ông bạn làm Giám đốc doanh nghiệp trong tay có trên 30 nhân viên, xem ông ấy có ý kiến gì về việc nghỉ Tết dài ngày như vừa qua, ông cho biết: “Nếu tôi được phép, tôi sẽ chỉ cho cơ quan nghỉ 5 ngày là cùng.
Bởi vì, bao nhiêu công việc dở dang, lại còn tâm lý sau Tết, bắt tay vào công việc uể oải, vẫn thích đàn đúm vui chơi hơn thích làm…Năng suất lao động vì thế giảm đi rất nhiều”.
Ấy là chưa kể các tổ chức và cá nhân hoạt động giao dịch với các đối tác nước ngoài, việc nghỉ Tết quá dài thường là có sự thương thảo từ trước, mà đa phần phải nói khó với đối tác, hoặc về phía mình phải nhượng bộ một số điều khoản, nên mình từ thế “thượng phong” lại bị chuyển sang thế phụ thuộc. Chắc chắn cái thiệt đơn thiệt kép cũng từ đấy mà ra cả.
Nhìn từ phương diện xã hội, quả là bao nhiêu chuyện nan giải. Các con số thông kê cho biết: trong 9 ngày nghỉ Tết hơn 400 vụ tai nạn giao thông, trong đó có 300 người chết, đa phần do rượu bia quá mức; có đến hàng nghìn vụ đánh nhau làm hơn 5000 người phải nhập viện, mà đa phần là thanh niên. Đã có người phải kêu lên rằng phải chăng người Việt ngày càng hung hãn?...
Càng nghỉ dài ngày, càng hẹn hò nhiều, gặp gỡ nhiều, tham gia giao thông nhiều, liên hoan nhiều, bia rượu nhiều, và thế là càng gia tăng va chạm, đánh nhau, tai nạn giao thông, số người nhập viện, bị thương, và chết cứ thế mà tăng theo từng ngày.
Không có một cuộc chiến tranh nào hiện nay lại ngốn số mạng người nhiều như ở Việt Nam.
Mấy năm gần đây, bình quân mỗi tháng khoảng từ 900 đến trên 1000 người chết do tai nạn giao thông. Một con số khủng khiếp và đau đớn!
Làm một anh dạy học như tôi, buổi đầu tiên lên lớp sau Tết, sau câu chuyện thăm hỏi Tết nhất của sinh viên, tôi hỏi bài tập đã giao từ trước Tết thế nào, phần lớn các em nhất loạt trả lời chưa làm, có em còn táo tợn hơn: “bánh chưng thịt mỡ quên hết rồi thầy ơi”.
Hỏi các đồng nghiệp của mình ở trong trường hoặc trường bạn, tất cả đều cho biết tình hình cũng y như vậy. Thế đấy. Đây cũng là một kiểu “năng suất” học tập bị giảm sút nghiêm trọng thuộc thế giới học đường.
Dân ta tự nhiều đời vẫn tồn tại câu ca: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi/Tháng hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè”. Không ít người vẫn vin vào đó để biện minh cho thói thích ăn chơi lười làm của mình.
Có lẽ bây giờ chúng ta không nên hiểu theo nghĩa nghiêm túc của câu ca này, mà nên hiểu theo cái khía cạnh trào phúng, nhất là đối chiếu với đời sống hiện đại. Còn ăn chơi, còn cờ bạc rượu chè, xã hội còn sinh ra tiêu cực, tệ nạn, tai nạn, dẫn đến chết người, suy giảm sức khỏe, nhân lực, trí tuệ, thuần phong mỹ tục.
Trong Hội thảo về lễ hội tại Hải Dương do Bộ VH,TT và DL tổ chức tháng 10-2010 (cách đây 5 năm) cho biết hiện cả nước có 7.966 lễ hội; bình quân mỗi ngày có tới trên 20 lễ hội.
Con số này mới chỉ thống kê lễ hội truyền thống, chưa tính đến lễ hội hiện đại như lễ hội khai trương biển, lễ hội cà phê, hội thơ, hội chợ…
Chưa có phép thống kê so sánh chính xác nào, nhưng nhiều người cho rằng nước ta có số lượng lễ hội đứng vào hàng cao nhất thế giới. Liệu có phải dân mình thích ăn chơi? Làm thế nào giảm bớt lễ hội theo hướng tích cực, được người dân chấp nhận?
Theo nghiên cứu của tôi, đúng là nước ta số lượng lễ hội tương đối nhiều, nhưng ngày xưa các cụ chia ra làm hai loại lễ hội: hội chính và hội lệ.
Hội chính là hội được tổ chức vào năm chính do dân làng quy định, thường là 3 hoặc 5 năm tổ chức một lần với quy mô lớn, có phần lễ (tế, rước) và phần hội (vui chơi), có khi kéo dài 1-3 ngày.
Còn hội lệ được tiến hành đúng thủ tục cho phải phép, các cụ bô lão đại diện cho dân làng biện một mâm lễ lên kính cáo Thành hoàng cầu cho dân làng được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống yên bình, chứ không tiến hành phần hội.
Như vậy là hội lệ vẫn diễn ra một cách trang trọng, giản dị, không dềnh dang, không hề tốn kém tiền bạc và lãng phí thì giờ. Họ chờ đợi đến hội chính để được hoan hỉ, sắm lễ, vui chơi một thể…
Như vậy, tuy số lượng lễ hội có vẻ nhiều, nhưng thực chất lại không gây phiền hà, tốn kém cho dân, và lại được dân đồng lòng hưởng ứng.
Không như bây giờ, lễ hội mở ra bạt mạng, năm nào cũng mở hội, năm nào cũng “hoành tráng”, thậm chí năm sau làm to hơn năm trước, nơi này đua làm to hơn nơi khác. Trong khi đó lễ hội nào cũng na ná giống nhau: tế lễ giống nhau, trò chơi giống nhau, ẩm thực giống nhau, vật phẩm lưu niệm giống nhau… Như thế còn đâu sức hấp dẫn văn hóa riêng biệt của từng lễ hội?
Cuối cùng chỉ còn lại là những tập hợp người ô hợp, chen chúc, xô đẩy, và mọi tệ nạn cũng sinh ra từ đó. Không đi thì không biết, đi thì thật ngán ngẩm và mệt mỏi. Đã mươi năm nay tôi vô cùng sợ đi các lễ hội.
Thường là muốn tìm về một địa điểm văn hóa nào đó, tôi thường đi vào dịp không phải mùa lễ hội, mới hy vọng tìm được một dịp để di dưỡng tinh thần, cảm nhận vẻ đẹp của nước non xứ sở…
Liệu có cách nào không khi mà cứ nghỉ Tết quá dài thế này để rồi lợi thì ít mà hại thì nhiều?
Chung Sơn
Sau bài viết của TS Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế từng có nhiều năm làm việc tại Mỹ về quan điểm cần bỏ Tết âm lịch để thúc đẩy kinh tế phát triển, một giảng viên đại học có gửi đến tòa soạn bài viết bày tỏ quan điểm quanh vấn đề này. Chúng tôi xin đăng nguyên văn.
Đợt nghỉ Tết Bính Thân vừa mới đây theo quy định của nhà nước, đối với tất cả mọi đối tượng là 9 ngày. Với riêng tôi, một người giảng dạy đại học, được ăn theo ngày nghỉ của sinh viên, nên còn dài hơn thế nữa. Tôi biết có trường, đợt nghỉ Tết còn kéo dài đến sau rằm tháng Giêng.
Ai cũng biết nghỉ Tết là cần thiết và là nhu cầu chính đáng của mọi người. Nhưng nghỉ Tết liệu có cần phải quá dài không, khi mà biết bao hệ lụy sinh ra từ đó?
Xét về phương diện kinh tế, chắc chắn là thiệt đơn thiệt kép. Nước ta là một nước đang phát triển, và phát triển không đồng đều, còn nhiều vùng dân cư nghèo và rất nghèo, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Việc nghỉ dài ngày quá chắc chắn sẽ sụt giảm năng suất lao động trong từng nhà máy, doanh nghiệp, xí nghiệp, nông trường…Riêng về chuyện này, bà con nông dân lại khác.
Do họ bám ruộng nhiều đời nay, phải chạy đua với thời vụ, nên họ nghỉ Tết rất muộn (khoảng chừng 28-29 Tết), và sang mùng 4 Tết (thậm chí có gia đình mùng 3 Tết), tất cả bà con đã nhất loạt xuống đồng.
Họ xuống đồng để lấy nước, cày bừa, làm đất, cấy lúa vụ xuân, gieo trồng hoa mầu. Sau Tết, với người nông dân là thời vụ vô cùng bận rộn, không ‘nhênh nhang” như cánh công chức nhà nước.
Tôi là anh công chức ăn lương sinh ra ở nông thôn. Năm nào cũng vậy, về quê với bố mẹ ăn Tết hết ngày mùng 2 (hoặc mùng 3) là lên đường ra phố. Ở lại quê nhà thì vốn dĩ lười lại vụng không tham gia công việc nhà nông.
Chả lẽ cứ hai tay đút túi quần đi lại lăng nhăng trong xóm, chỉ tổ bà con nhìn mà ghét, trong khi bà con chân ngập trong bùn đang cày bừa gieo cấy.
Ra ngoài phố cũng lại nhênh nhang, la cà hết nhà ông bạn này đến ông bạn khác, lấy chén rượu làm vui. Đi mãi cũng chán, định bụng nằm khoèo ở nhà đọc sách, nhưng cái tâm trạng Tết nhất thế nào đó, nên đọc cũng không vào.
Thế là mấy ngày sau Tết, trong lúc chờ đến ngày cơ quan làm việc, trông như kẻ vô công rồi nghề, vừa lười nhác vừa trì trệ…
Tôi có hỏi một ông bạn làm Giám đốc doanh nghiệp trong tay có trên 30 nhân viên, xem ông ấy có ý kiến gì về việc nghỉ Tết dài ngày như vừa qua, ông cho biết: “Nếu tôi được phép, tôi sẽ chỉ cho cơ quan nghỉ 5 ngày là cùng.
Bởi vì, bao nhiêu công việc dở dang, lại còn tâm lý sau Tết, bắt tay vào công việc uể oải, vẫn thích đàn đúm vui chơi hơn thích làm…Năng suất lao động vì thế giảm đi rất nhiều”.
Ấy là chưa kể các tổ chức và cá nhân hoạt động giao dịch với các đối tác nước ngoài, việc nghỉ Tết quá dài thường là có sự thương thảo từ trước, mà đa phần phải nói khó với đối tác, hoặc về phía mình phải nhượng bộ một số điều khoản, nên mình từ thế “thượng phong” lại bị chuyển sang thế phụ thuộc. Chắc chắn cái thiệt đơn thiệt kép cũng từ đấy mà ra cả.
Những kỳ nghỉ Tết có cần quá dài không? |
Càng nghỉ dài ngày, càng hẹn hò nhiều, gặp gỡ nhiều, tham gia giao thông nhiều, liên hoan nhiều, bia rượu nhiều, và thế là càng gia tăng va chạm, đánh nhau, tai nạn giao thông, số người nhập viện, bị thương, và chết cứ thế mà tăng theo từng ngày.
Không có một cuộc chiến tranh nào hiện nay lại ngốn số mạng người nhiều như ở Việt Nam.
Mấy năm gần đây, bình quân mỗi tháng khoảng từ 900 đến trên 1000 người chết do tai nạn giao thông. Một con số khủng khiếp và đau đớn!
Làm một anh dạy học như tôi, buổi đầu tiên lên lớp sau Tết, sau câu chuyện thăm hỏi Tết nhất của sinh viên, tôi hỏi bài tập đã giao từ trước Tết thế nào, phần lớn các em nhất loạt trả lời chưa làm, có em còn táo tợn hơn: “bánh chưng thịt mỡ quên hết rồi thầy ơi”.
Hỏi các đồng nghiệp của mình ở trong trường hoặc trường bạn, tất cả đều cho biết tình hình cũng y như vậy. Thế đấy. Đây cũng là một kiểu “năng suất” học tập bị giảm sút nghiêm trọng thuộc thế giới học đường.
Dân ta tự nhiều đời vẫn tồn tại câu ca: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi/Tháng hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè”. Không ít người vẫn vin vào đó để biện minh cho thói thích ăn chơi lười làm của mình.
Có lẽ bây giờ chúng ta không nên hiểu theo nghĩa nghiêm túc của câu ca này, mà nên hiểu theo cái khía cạnh trào phúng, nhất là đối chiếu với đời sống hiện đại. Còn ăn chơi, còn cờ bạc rượu chè, xã hội còn sinh ra tiêu cực, tệ nạn, tai nạn, dẫn đến chết người, suy giảm sức khỏe, nhân lực, trí tuệ, thuần phong mỹ tục.
Trong Hội thảo về lễ hội tại Hải Dương do Bộ VH,TT và DL tổ chức tháng 10-2010 (cách đây 5 năm) cho biết hiện cả nước có 7.966 lễ hội; bình quân mỗi ngày có tới trên 20 lễ hội.
Con số này mới chỉ thống kê lễ hội truyền thống, chưa tính đến lễ hội hiện đại như lễ hội khai trương biển, lễ hội cà phê, hội thơ, hội chợ…
Chưa có phép thống kê so sánh chính xác nào, nhưng nhiều người cho rằng nước ta có số lượng lễ hội đứng vào hàng cao nhất thế giới. Liệu có phải dân mình thích ăn chơi? Làm thế nào giảm bớt lễ hội theo hướng tích cực, được người dân chấp nhận?
Theo nghiên cứu của tôi, đúng là nước ta số lượng lễ hội tương đối nhiều, nhưng ngày xưa các cụ chia ra làm hai loại lễ hội: hội chính và hội lệ.
Hội chính là hội được tổ chức vào năm chính do dân làng quy định, thường là 3 hoặc 5 năm tổ chức một lần với quy mô lớn, có phần lễ (tế, rước) và phần hội (vui chơi), có khi kéo dài 1-3 ngày.
Còn hội lệ được tiến hành đúng thủ tục cho phải phép, các cụ bô lão đại diện cho dân làng biện một mâm lễ lên kính cáo Thành hoàng cầu cho dân làng được mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống yên bình, chứ không tiến hành phần hội.
Lễ hội trở thành nơi đánh nhau của các thanh niên |
Như vậy, tuy số lượng lễ hội có vẻ nhiều, nhưng thực chất lại không gây phiền hà, tốn kém cho dân, và lại được dân đồng lòng hưởng ứng.
Không như bây giờ, lễ hội mở ra bạt mạng, năm nào cũng mở hội, năm nào cũng “hoành tráng”, thậm chí năm sau làm to hơn năm trước, nơi này đua làm to hơn nơi khác. Trong khi đó lễ hội nào cũng na ná giống nhau: tế lễ giống nhau, trò chơi giống nhau, ẩm thực giống nhau, vật phẩm lưu niệm giống nhau… Như thế còn đâu sức hấp dẫn văn hóa riêng biệt của từng lễ hội?
Cuối cùng chỉ còn lại là những tập hợp người ô hợp, chen chúc, xô đẩy, và mọi tệ nạn cũng sinh ra từ đó. Không đi thì không biết, đi thì thật ngán ngẩm và mệt mỏi. Đã mươi năm nay tôi vô cùng sợ đi các lễ hội.
Thường là muốn tìm về một địa điểm văn hóa nào đó, tôi thường đi vào dịp không phải mùa lễ hội, mới hy vọng tìm được một dịp để di dưỡng tinh thần, cảm nhận vẻ đẹp của nước non xứ sở…
Liệu có cách nào không khi mà cứ nghỉ Tết quá dài thế này để rồi lợi thì ít mà hại thì nhiều?
Chung Sơn
Bình luận