Không cam chịu làm “Iraq thứ hai”, Iran sẵn sàng quân sự hóa “cuộc chiến tranh kinh tế” mà phương Tây đã phát động.
Phô diễn sức mạnh quân sự
Đối phó với lệnh cấm vận dầu lửa của Liên minh châu Âu bằng phô diễn sức mạnh quân sự và đe dọa phong tỏa Eo biển Hormuz, Tehran đã cảnh báo phương Tây rằng nước này sẽ không chịu trở thành một nạn nhân thụ động nữa của một cuộc chiến tranh kinh tế.
Trong tuần này, các quan chức Iran đã đưa ra nhiều tuyên bố thách thức các lực lượng Mỹ ở Vịnh Ba Tư, sau cuộc diễn tập tên lửa ba ngày kết thúc vào ngày 4/7.
Tư lệnh lực lượng tên lửa của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng, chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh, nói rằng tất cả các căn cứ Mỹ ở khu vực nằm trong tầm với của tên lửa Iran.
Cuộc tập trận “Nhà tiên tri vĩ đại 7” đã diễn ra một ngày sau khi cuộc họp kỹ thuật giữa Iran và nhóm P 5 +1 không mang lại một kết quả có ý nghĩa nào.
Đe dọa đóng cửa Eo biển Hormuz
Lo ngại trước khả năng Quốc hội Iran (Majlis) thông qua việc đóng cửa Eo biển Hormuz - ít nhất đối với là tàu chở dầu của các nước chấp thuận lệnh trừng phạt của Mỹ, Hải quân Mỹ đã tăng cường sự hiện diện trong vùng Vịnh Ba Tư.
Trong mấy tuần gần đây, Mỹ đã tăng gấp đôi số lượng tàu quét mìn ở vùng Vịnh Ba Tư lên 8 chiếc và các phi đội F-22, F-15 đã chuyển đến căn cứ Mỹ gần đó.
Những lực lượng này được giao nhiệm vụ khai thông Eo biển Hormuz, trong trường hợp Iran phong tỏa eo biển này hoặc can thiệp vào việc vận chuyển dầu lửa.
Đạo luật về đóng cửa Eo biển Hormuz, do Ủy ban An ninh và Đối ngoại chuẩn bị, đã nhận được 100 chữ ký trên tổng số 290 nghị sĩ Iran và sắp sửa được đưa ra bỏ phiếu tại Majlis (Quốc hội Iran).
Nếu được thông qua, luật này sẽ thúc đẩy các chỉ huy quân sự Iran sử dụng “sức mạnh cứng” để giáng trả các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Khả năng quân sự hóa cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran dường như sắp xảy ra hơn bao giờ hết, báo trước kịch bản bất ổn sẽ ảnh hưởng đến giá dầu và sức khỏe của kinh tế thế giới.
Mỹ và các đồng minh vẫn đánh cược rằng Iran sẽ kiềm chế, không gây rối ở vùng biển Vịnh Ba Tư do chênh lệch lực lượng quá lớn. Tuy nhiên, điều này dựa trên giả định sai lầm rằng Iran sẽ cam chịu các biện pháp trừng phạt mà không giáng trả.
Điều này đã xảy ra đối với Iraq dưới thời Saddam Hussein. Đất nước Iraq đã bị suy yếu nghiêm trọng sau một thập kỷ rưỡi “chiến tranh kinh tế” và cuối cùng đã sụp đổ trong một cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo, bất hợp pháp của Mỹ.
Nhiều chuyên gia Iran nói rằng Mỹ và các đồng minh đã tuyên bố "chiến tranh kinh tế" với Iran và do đó sẽ phải đối mặt với những phản ứng quyết liệt.
Những phản ứng này có thể nhắm vào những lợi ích của phương Tây trong khu vực, làm cho vùng Vịnh Ba Tư trở nên bất ổn hoặc hỗ trợ Taliban chống lại liên quân NATO ở Afghanistan.
Tehran có thể quyết định nhắm vào các tàu chở dầu nước ngoài trong một chiến tranh du kích trên biển do sức mạnh vượt trội của Hải quân Mỹ.
Các biện pháp khác sẽ là thúc đẩy chương trình làm giàu urani của Iran vượt quá giới hạn 20% để đạt tới cấp độ vũ khí, cắt giảm hợp tác với IAEA và thậm chí ra khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Phía Iran tính toán rằng Mỹ, vốn bị chảy máu kinh tế do các cuộc can thiệp quân sự ở Iraq và Afghanistan, sẽ không sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh vốn đụng chạm đến người tiêu dùng Mỹ do giá dầu leo cao và trong năm bầu cử đặc biệt nhạy cảm này.
Một giáo sư khoa học chính trị của Đại học tổng hợp Tehran, yêu cầu giấu tên, nói: “Thông điệp của Iran gửi cho Tổng thống Mỹ Barack Obama là rất rõ ràng: Chúng tôi không phải là một Iraq thứ hai và đã học được những bài học từ cuộc xâm lược Mỹ ở Iraq, sau khi nước này đã chảy máu hàng thập kỷ”.
Vị giáo sư này nói thêm rằng hầu hết người Iran là có tinh thần dân tộc và sẽ hậu thuẫn chính phủ trong trường hợp đối đầu quân sự “với Chú Sam”.
Phô diễn sức mạnh quân sự
Đối phó với lệnh cấm vận dầu lửa của Liên minh châu Âu bằng phô diễn sức mạnh quân sự và đe dọa phong tỏa Eo biển Hormuz, Tehran đã cảnh báo phương Tây rằng nước này sẽ không chịu trở thành một nạn nhân thụ động nữa của một cuộc chiến tranh kinh tế.
Tàu chiến Iran phóng tên lửa. Ảnh UPI |
Tư lệnh lực lượng tên lửa của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng, chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh, nói rằng tất cả các căn cứ Mỹ ở khu vực nằm trong tầm với của tên lửa Iran.
Cuộc tập trận “Nhà tiên tri vĩ đại 7” đã diễn ra một ngày sau khi cuộc họp kỹ thuật giữa Iran và nhóm P 5 +1 không mang lại một kết quả có ý nghĩa nào.
Đe dọa đóng cửa Eo biển Hormuz
Lo ngại trước khả năng Quốc hội Iran (Majlis) thông qua việc đóng cửa Eo biển Hormuz - ít nhất đối với là tàu chở dầu của các nước chấp thuận lệnh trừng phạt của Mỹ, Hải quân Mỹ đã tăng cường sự hiện diện trong vùng Vịnh Ba Tư.
Trong mấy tuần gần đây, Mỹ đã tăng gấp đôi số lượng tàu quét mìn ở vùng Vịnh Ba Tư lên 8 chiếc và các phi đội F-22, F-15 đã chuyển đến căn cứ Mỹ gần đó.
Những lực lượng này được giao nhiệm vụ khai thông Eo biển Hormuz, trong trường hợp Iran phong tỏa eo biển này hoặc can thiệp vào việc vận chuyển dầu lửa.
Đạo luật về đóng cửa Eo biển Hormuz, do Ủy ban An ninh và Đối ngoại chuẩn bị, đã nhận được 100 chữ ký trên tổng số 290 nghị sĩ Iran và sắp sửa được đưa ra bỏ phiếu tại Majlis (Quốc hội Iran).
Nếu được thông qua, luật này sẽ thúc đẩy các chỉ huy quân sự Iran sử dụng “sức mạnh cứng” để giáng trả các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Khả năng quân sự hóa cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran dường như sắp xảy ra hơn bao giờ hết, báo trước kịch bản bất ổn sẽ ảnh hưởng đến giá dầu và sức khỏe của kinh tế thế giới.
Mỹ và các đồng minh vẫn đánh cược rằng Iran sẽ kiềm chế, không gây rối ở vùng biển Vịnh Ba Tư do chênh lệch lực lượng quá lớn. Tuy nhiên, điều này dựa trên giả định sai lầm rằng Iran sẽ cam chịu các biện pháp trừng phạt mà không giáng trả.
Điều này đã xảy ra đối với Iraq dưới thời Saddam Hussein. Đất nước Iraq đã bị suy yếu nghiêm trọng sau một thập kỷ rưỡi “chiến tranh kinh tế” và cuối cùng đã sụp đổ trong một cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo, bất hợp pháp của Mỹ.
Nhiều chuyên gia Iran nói rằng Mỹ và các đồng minh đã tuyên bố "chiến tranh kinh tế" với Iran và do đó sẽ phải đối mặt với những phản ứng quyết liệt.
Những phản ứng này có thể nhắm vào những lợi ích của phương Tây trong khu vực, làm cho vùng Vịnh Ba Tư trở nên bất ổn hoặc hỗ trợ Taliban chống lại liên quân NATO ở Afghanistan.
Iran có thể tiến hành chiến tranh du kích trên biển. Ảnh dalije.com |
Tehran có thể quyết định nhắm vào các tàu chở dầu nước ngoài trong một chiến tranh du kích trên biển do sức mạnh vượt trội của Hải quân Mỹ.
Các biện pháp khác sẽ là thúc đẩy chương trình làm giàu urani của Iran vượt quá giới hạn 20% để đạt tới cấp độ vũ khí, cắt giảm hợp tác với IAEA và thậm chí ra khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Phía Iran tính toán rằng Mỹ, vốn bị chảy máu kinh tế do các cuộc can thiệp quân sự ở Iraq và Afghanistan, sẽ không sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh vốn đụng chạm đến người tiêu dùng Mỹ do giá dầu leo cao và trong năm bầu cử đặc biệt nhạy cảm này.
Một giáo sư khoa học chính trị của Đại học tổng hợp Tehran, yêu cầu giấu tên, nói: “Thông điệp của Iran gửi cho Tổng thống Mỹ Barack Obama là rất rõ ràng: Chúng tôi không phải là một Iraq thứ hai và đã học được những bài học từ cuộc xâm lược Mỹ ở Iraq, sau khi nước này đã chảy máu hàng thập kỷ”.
Vị giáo sư này nói thêm rằng hầu hết người Iran là có tinh thần dân tộc và sẽ hậu thuẫn chính phủ trong trường hợp đối đầu quân sự “với Chú Sam”.
TheoMinh Bích/ Đất Việt
Bình luận