Tàu sân bay 'chào thua' lỗi chết người của F-35

Thế giớiThứ Ba, 17/01/2012 02:52:00 +07:00

(VTC News) - Phiên bản tiêm kích F-35C đã gặp phải một lỗi 'chết người' trong thiết kế khi không thể hạ cánh lên tàu sân bay.

(VTC News) - Phiên bản F-35 dành cho Lực lượng lính thủy đánh bộ đã gặp phải lỗi 'chết người' trong thiết kế khi không thể hạ cánh lên tàu sân bay.

F-35C là biến thể của máy bay chiến đấu F-35 Joint Strike Fighter nguyên bản, một trong số các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 trong chương trình JSF của Mỹ. Các tài liệu mới công bố cho biết nó đã mắc phải một lỗi lớn trong thiết kế khi không có khả năng hạ cánh xuống tàu sân bay.

Theo một đánh giá nhanh của Lầu Năm Góc trong tháng 11/2011, tất cả 8 lần thử nghiệm hồi tháng 8/2011 về việc hạ cánh bằng dây móc trên tàu sân bay F-35C đều không thành công. Bình thường một máy bay phản lực khi hạ cánh trên tàu sân bay sẽ thả một móc ở đuôi móc vào 3 dây chịu tải lớn được giăng sẵn trên boong tàu để giảm tốc.

Lỗi thiết kế nằm ở chỗ móc đuôi quá gần cánh chính, vì thế khi máy bay hạ thấp độ cao để móc thì các lò xo hỗ trợ của dây giữ không có đủ thời gian nâng lên cho móc có thể làm việc. Cũng theo báo cáo của Lầu Năm Góc, F-35C cũng là máy bay có khoảng cách giữa móc đuôi đến cánh chính và bánh xe ngắn nhất trong tất cả các loại máy bay trong 1 thập kỉ qua.

Phiên bản F-35C dùng cho tàu sân bay đã mắc phải lỗi thiết kế nghiêm trọng khi không thể hạ cánh bằng dây móc trên boong. 

Các chuyên gia cho rằng sai lầm thiết kế này có thể là hậu quả cửa việc cắt giảm chi phí quân sự dẫn đến việc rút ngắn dây móc. Ngoài ra, trách nhiệm cũng được quy cho hãng sản xuất Lockheed Martin khi họ khẳng định thiết kế đã sẵn sàng cho sản xuất quá sớm vào năm 2007.

Bên cạnh đó, F-35C cũng gặp phải rất nhiều vấn đề khác liên quan đến kỹ thuật như độ trễ quá cao của màn hình gắn trên mũ phi công, nguy cơ cháy cao trong các trường hợp khẩn cấp do dùng nguyên liệu giá rẻ và các vấn đề liên quan đến hoạt động của các bộ linh kiện điện tích hợp.


Việc liên tục chậm trễ và ngốn ngày càng nhiều tiền làm cho các chuyên gia đánh giá dự án F-35 như một cái thùng không đáy về chi phí đối với quân sự Mỹ. Hiện nay dự án này đã ngốn 40 tỷ USD và dự kiến con số sẽ lên đến 56 tỷ USD vào năm 2016.

Ông Robert Gates, cựu Bộ trưởng Quốc phòng đã lên tiếng với Lầu Năm Góc về sự chán nản của mình với dự án khổng lồ này và đã có lúc nêu ý kiến hủy bỏ. Tính đến thời điểm hiện tại, mỗi máy bay F-35 đã có giá khoảng 156 triệu USD/chiếc và nếu đúng như dự kiến thì Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ phải chi 382 tỉ USD cho 2443 chiếc máy bay họ định mua.

Mỹ là nước phát triển và khách hàng chính của dự án, nhưng bên cạnh đó cũng có các đồng minh khác là Anh, Italy, Hà Lan, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Na Uy và Đan Mạch đã đóng góp 4 tỉ USD vào dự án.

Năm 2011 sau tuyên bố không có quân đội nước nào kể các thành viên liên minh tham gia vào dự án có quyền truy cập các mã nguồn thiết kế của F-35, Mỹ đã vấp phải sự phản đối của các nước tham gia. Khi đó Anh đã tuyên bố họ có thể cho phá sản dự án mà không cần đến các mã truy cập do Mỹ cung cấp.

Theo thiết kế, F-35 được phát triển với 3 phiên bản: F-35A là loại cất hạ cánh thông thường với các đường băng trên mặt đất, F-35B là loại cất hạ cánh trên đường băng ngắn và F-35C là loại dùng trên tàu sân bay với đặc điểm đầu cánh có thể gập lại để tiết kiệm diện tích.

Ngoài ra còn có 1 phiên bản khác là F-35I được thiết kế riêng cho quân đội Israel với những tích hợp riêng biệt phù hợp với hệ thống tên lửa và điều khiển của nước này.

Tùng Đinh

Bình luận
vtcnews.vn